Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

rôm sảy

Cách phòng chống bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện nay tỷ lệ trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị rôm sảy và các bệnh ngoài da có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên nếu chú ý thì cha mẹ hoàn toàn có thể ngăn chặn được bệnh xảy ra với bé. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cha mẹ cần biết để chủ động hơn trong việc điều trị cho trẻ.

1. Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh không nên chủ quan

Rất nhiều bà mẹ tỏ ra chủ quan khi con bị rôm sảy, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kéo dài không xử lý tốt sẽ dẫn đến nhiễm trùng da, các vết thương do rôm sảy gây ra có thể bội nhiễm tạo ra mụn mủ, gây đau đớn và ngứa ngáy nhiều. Đặc biệt nếu kéo dài thì trẻ còn dễ bị sốc do nóng hay còn gọi là bị choáng do nhiệt với các biểu hiện như đau đầu, mạch đập nhanh, nôn và hạ huyết áp… thậm chí nguy hiểm hơn còn có thể dẫn đến tình trạng bị đột quỵ.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh không nên chủ quan

2. Cách phòng chống bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

2.1. Chú ý về quần áo cho bé

Mẹ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nên chọn quần áo được làm bằng loại vải mềm, nhẹ, chọn các loại sợi tự nhiên, có thể hút ẩm và thấm hút mồ hôi vào mùa hè. Tuyệt đối không nên cho bé mặc quần áo dày bằng vài nilong hay vải dày vào mùa hè bởi sẽ gây bí mồ hôi, mồ hôi không thoát được nên dễ bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Còn vào mùa đông thì bạn cũng không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc quá chật.

2.2. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày cho bé yêu

– Vào những ngày mùa hè thời tiết nóng bức da bé sẽ thường xuyên tiết ra mồ hôi, cộng thêm bụi bẩn nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Chính vì thế để phòng rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các mẹ cần tắm hàng ngày cho bé nhằm làm sạch da, giúp mồ hôi bài tiết dễ dàng.

– Trong khi tắm cho bé, các mẹ có thể dùng nước mát để tắm hoặc là cho con tắm bằng các loại sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, giúp da mịn màng và phòng tránh rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Không nên dùng các loại sữa tắm có độ kiềm lớn bởi sẽ gây khô da. Ngoài ra khi tắm mẹ có thể vắt thêm ít nước chanh tươi vào tắm cùng giúp phòng ngừa rôm sảy hiệu quả.

rôm sảy ử trẻ sơ sinh

Vệ sinh sạch sẽ cho bé tránh rôm sảy

2.3. Chú ý thay đổi một số thói quen sinh hoạt

– Không nên cho bé ra ngoài trước 4h chiều (vào thời tiết mùa hè), đặc biệt khi ra ngoài thì cần cho bé mặc áo chống nắng, đeo kính và đội mũ rộng vành, kèm theo đeo khẩu trang, hoặc có thể thoa kem chống nắng để ngăn ngừa rôm sảy.

– Để phòng bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh, các mẹ không được cho con tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không nên cho bé hoạt động quá mạnh bởi dễ gây tiết nhiều mồ hôi.

– Nên hạn chế sử dụng các loại sữa tắm hoặc dầu gội đầu cho trẻ sơ sinh. Hoặc nếu có dùng thì nên chọn sản phẩm chuyên dụng, được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất và chất bảo quản, chất tạo màu tạo mùi, tạo hương…

2.4. Chú ý đến cách ăn uống của bé

Cần chú ý cho bé ăn uống điều độ và đúng cách, cụ thể nên hạn chế hoặc không nên cho bé ăn những đồ ăn nóng, thay vào đó nên ăn nhiều đồ có tính mát, cho bé uống nhiều nước nếu đang cho con bú, đó cũng là một trong những cách phòng chống bệnh rôm sảy cực kỳ hiệu quả mà không phải bà mẹ nào cũng biết.

2.5. Không nên lạm dụng phấn rôm

Nhiều bà mẹ có thói quen sau khi tắm gội xong thường thoa phấn rôm cho bé nhằm mục đích phòng bệnh ngoài da rôm sảy hăm. Tuy nhiên chính vì thế mà vô tình khiến cho lỗ chân lông của trẻ bị bít tắc, là thủ phạm dẫn tới bệnh.

3. Dùng sản phẩm thiên nhiên khi bé bị rôm sảy

Kem EmBé được bào chế từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như: tinh chất cúc la mã, tinh dầu hạnh nhân… kết hợp với các thành phần tự nhiên khác mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, với cơ chế tác động của Kem EmBé được bào chế bằng công nghệ Nano hiện đại dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy. Ngoài ra, với các hoạt chất thiên nhiên sẵn có trong Kem EmBé, làn da của trẻ không chỉ hết thâm sẹo mà còn được nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ tối ưu, tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.

Khi trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ phải làm thế nào?

Khi trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ thường sẽ xuất hiện những nốt đỏ, sưng tấy và có thể bị ngứa trên da. Vậy làm thế nào để trị những vết đốt này? Mẹ hãy áp dụng các bước trị những vết côn trùng cắn ở bé an toàn và hiệu quả này nhé!

Xem thêm:

1. Bảo vệ vết thương sau khi trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ

Khi phát hiện bé bị côn trùng đốt sưng đỏ thì bước đầu tiên chính là vệ sinh vết thương để tránh viêm nhiễm, sưng tấy hay nổi mụn rộp đỏ. Nếu vết thương do côn trùng có ngòi đốt thì nên lấy ngòi của nó ra trước rồi hãy bắt đầu vệ sinh vết thương cho bé.

Mẹ cần rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn bằng xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập cũng như làm dịu da và giảm ngứa cho bé.

côn trùng đốt sưng đỏ

Bước đầu tiên khi trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ là vệ sinh vết thương

2. Làm dịu cơn ngứa

Có rất nhiều phương án khác nhau để có thể làm giảm cơn ngứa cho bé sau khi bị côn trùng đốt sưng đỏ, nhưng cách an toàn và dễ thực thi nhất vẫn là sử dụng ngay những nguyên vật liệu có sẵn trong bếp nhà bạn như:

Hành & tỏi

Mẹ hãy cắt đôi tép tỏi thoa lên vết đốt vài lần trong ngày, nếu phát hiện sớm và thoa lên ngay thì da bé sẽ không bị phồng đỏ do độc từ côn trùng. Bên cạnh đó mẹ có thể dùng các lát hành tây để thoa lên vết côn trùng đốt sưng đỏ, nó có tác dụng tương tự như tỏi.

Chanh

Trong chanh có axit giúp diệt vi khuẩn và phòng tránh nhiễm trùng, tuy lúc sử dụng có hơi rát nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Chất axit có trong chanh làm trung hòa các độc tố tại vết thương khi bé bị côn trùng cắn. Mẹ chỉ cần dùng một vài lát chanh mỏng và cọ xát trực tiếp lên vết cắn sẽ giảm ngứa cho bé hiệu quả.

côn trùng đốt sưng đỏ

Trong chanh chứa axit giúp diệt vi khuẩn tránh nhiễm trùng vết thương

Đá viên

Nhiệt độ thấp của đá viên có tác dụng gây tê, giúp giảm đau rát hoặc ngứa ngáy cho bé. Ngoài ra nước đá còn làm hạn chế tình trạng sưng phồng ở vết côn trùng đốt sưng đỏ. Đặc biệt, nó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn vào vết cắn, bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn. Khi mẹ phát hiện con bị côn trùng cắn thì hãy dùng một viên đá thoa xung quanh vết cắn khoảng 3 phút sẽ thấy ngay kết quả.

3. Sử dụng kem trị côn trùng cắn, đốt

Sau khi thực hiện xong 2 bước trên, cuối cùng là sử dụng kem trị vết côn trùng cắn, ngứa và viêm da để kháng viêm, chống ngứa, kháng khuẩn, mau chóng phục hồi da như ban đầu hiệu quả cho bé. Kem EmBé là sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và bào chế với 100% thành phần thiên nhiên, không paraben, không corticoid nên đặc biệt an toàn cho làn da trẻ. Việc sử dụng Kem EmBé không chỉ giảm nhanh các triệu chứng sưng ngứa mà còn ngăn ngừa không để lại sẹo, thâm trên da bé. Bộ đôi thảo dược tinh nghệ Nano cùng tinh chất Cúc La Mã là giải pháp thiên nhiên an toàn đẩy lùi và bảo vệ làn da bé khỏi những tác nhân gây hại.

Hãy hết sức lưu ý nếu bé bị cắn ở gần miệng hoặc côn trùng đã cắn bé là loại có nọc độc hoặc là bé đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các vết cắn, đốt tương tự trong quá khứ. Nếu thấy những triệu chứng sau bạn nên gọi điện hoặc đưa bé đi khám càng sớm càng tốt :

– Phát ban nổi mụn nước hoặc mụn thâm đỏ khắp da – dấu hiệu của dị ứng.

– Sưng mặt, khó thở.

– Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

– Vết cắn chảy máu, càng lúc càng sưng tấy đỏ – đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.

– Hầu hết các trường hợp bị côn trùng cắn là không nghiêm trọng, hiếm khi gây nguy hiểm trừ trường hợp trẻ bị dị ứng hoặc côn trùng có nọc độc mạnh mà thôi.

Nếu có dấu hiệu bất thường như kể ở trên, bạn nên cho bé đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Hi vọng rằng, qua bài viết này bạn đã biết cách xử lý thích hợp nhất khi bé bị côn trùng cắn sưng đỏ.

bị côn trùng đốt

Cách xử lý nhanh nhất khi trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ

Các vết cắn của côn trùng luôn khiến con người khó chịu nhất là với trẻ vì nó gây ra tình trạng ngứa ngáy dữ dội, nổi ban, sưng phù, nổi bọng nước… Nếu bé bị côn trùng cắn sưng phù mẹ cần đặc biệt chú ý tìm cách chữa trị không để vết cắn ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.

Xem thêm:

1. Biểu hiện khi bị côn trùng đốt bé

Những loại côn trùng thường gặp như muỗi, bọ chét, ong, ve, kiến… gây ra thường sẽ rất ngứa, thậm chí gây ra sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng.

Các loại côn trùng khác nhau sẽ có những vị trí cắn khác nhau như rệp thường ở cổ, ve thường ở cẳng chân, muỗi ở tứ chi… Những loại côn trùng như bọ cạp, nhện, rết… chứa những chất độc thần kinh nên gây ra các tình trạng nguy hiểm như sốt, nôn, nhiễm khuẩn…

Khi trẻ bị côn trùng đốt mẹ nên để ý kĩ những dấu hiệu, phản ứng trên da để xác định rõ xem là của loại côn trùng nào. Mỗi loại vết côn trùng cắn, đốt trên da đều có những đặc điểm riêng.

Đặc biệt, các loại côn trùng là vật trung gian mang mầm bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét… Vết đốt trẻ ban đầu nhỏ nhưng sau sẽ sưng to và gây ra dị ứng, sau 48 giờ độc tố đi vào máu dẫn tới tình trạng nguy kịch.

bé bị côn trùng đốt

Trẻ bị côn trùng đốt vô cùng khó chịu và ngứa ngáy

2. Các loại côn trùng đốt bé vô cùng nguy hiểm

2.1. Ong

Vết ong đốt thường sưng tấy đỏ, trẻ bị đốt có cảm giác đau dữ dội, nóng rát trên da. Thông thường, nếu trẻ bị ong đốt không có dấu hiệu dị ứng sẽ không có vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên nếu da trẻ bị dị ứng chắc chắn sẽ gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Với loại ong bắp cày, vết đốt có thể gây sưng phù nề và phồng rộp. Nọc ông bắt cầy rất độc, chứa acetylcholine và histamine.  Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ gặp vấn đề liên quan đến hô hấp, cơ thể lạnh toát và môi tím tái, lúc này cần đưa đi cấp cứu ngay.

2.2. Muỗi

Trẻ là đối tượng mà muỗi dễ cắn nhất. Quá trình xảy ra, muỗi sẽ bơm nước bọt vào vết đốt, trong nước bọt chứa chất chống đông máu làm máu loãng. Đa số vết muỗi đốt đều có thể khỏi sau vài ngày. Với những vết muỗi đốt sưng to, tấy đỏ mẹ cần chú ý điều trị để tránh để lại sẹo thâm nhé.

Mách nhỏ: Nếu trẻ là người hay bị muỗi đốt hoặc môi trường xung quanh có nhiều muỗi,  hãy dùng 1 thìa dầu cây oải hương, cây hương thảo trộn lẫn với nhau và thoa lên da mỗi khi đi ra ngoài.

2.3. Bọ chét

Vết bọ chét đốt bé có màu đỏ, sưng lên rất giống với muỗi đốt hoặc trong trường hợp da bị dị ứng. Tuy nhiên, vết bọ chét đốt thường đau và ngứa hơn rất nhiều so với muỗi đốt.

Một con bọ chét có thể cắn nhiều lần và thường cắn vào chân khi nạn nhân đang say giấc ngủ. Bọ chét là loại côn trùng trung gian lây nhiễm nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nên nếu bé bị đốt, có dấu hiệu bất thường hãy đi đến gặp bác sĩ.

2.4. Kiến

Vết kiến cắn cũng khá giống với vết muỗi đốt. Đa số vết kiến đốt đều vô hại, tuy nhiên nếu kiến lửa đỏ đốt có thể gây ra một số vấn đề, khiến người bị đốt bị sốc phản vệ.

Vết kiến cắn thường gây ngứa trong 1 khoảng thời gian, chỗ lồi của vết cắn thường nổi mụn nước, về sau thường trở thành sẹo.

bị côn trùng đốt

3. Cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt sưng phù

–  Nhận diện chính xác được loại côn trùng đã cắn mình để báo cho bác sĩ khi có chỉ định sử dụng kháng sinh.

– Loại bỏ côn trùng ra khỏi da, với những lại côn trùng hút máu nhỏ chúng có hàm răng rất cứng, chắc, bám vào da thịt cho nên khi có trường hợp bứt thân chúng ra nhưng vẫn còn hàm răng gây ra nhiễm khuẩn.

– Nếu bé bị côn trùng đốt sưng phù hãy cố gắng gắp răng, nọc độc ra khỏi da của bé

– Để trẻ tránh bị côn trùng cắn, đốt sưng phù mẹ cần rửa sạch vết đốt bằng nước, dùng vòi xịt nước có áp lực cao để loại bỏ các chất tiết của chúng. Lưu ý rửa vết thương càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng.

– Phải mắc màn ngủ kể cả ban ngày, trong mùa đông cho trẻ em.

– Để điều trị các vết côn trùng đốt sưng tấy và không để lại sẹo hoặc vết thâm trên da bé, các mẹ có thể sử dụng kem EmBé – sản phẩm chống viêm thảo dược, được bào chế dành riêng trong việc chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh. Việc sử dụng Kem EmBé không chỉ giảm nhanh các triệu chứng sưng ngứa mà còn ngăn ngừa không để lại sẹo, thâm trên da bé. Bộ đôi thảo dược tinh nghệ Nano cùng tinh chất Cúc La Mã là giải pháp thiên nhiên an toàn đẩy lùi và bảo vệ làn da bé khỏi những tác nhân gây hại.

– Dọn dẹp sạch sẽ môi trường sinh sống ngăn ngừa tình trạng bị côn trùng cắn sưng phù nguy hiểm cho bé.

 

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Giải đáp thắc mắc: trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì?

Làn da của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau trong quá trình khôn lớn. Một trong những triệu chứng da liễu thường gặp là trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khiến các bé thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu và hay la khóc. Vậy nguyên nhân cũng như cách điều trị khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ như thế nào, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, nhìn chung là những lý do sau đây:

– Cơ thể dị ứng với sự thay đổi của môi trường, không khí, mùi hương trong phòng.

– Làn da của trẻ nhạy cảm với các loại vải quần áo, chăn mền.

– Sự thay đổi thời tiết, chuyển đổi khí hậu và nhiệt độ khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng. Cụ thể là khi thời tiết quá khô, hanh khiến da của bé bị kích ứng.

– Bẩm sinh cơ thể có các biểu hiện viêm da do di truyền.

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Trẻ nổi mẩn đỏ do rất nhiều nguyên nhân

2. Những biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

– Triệu chứng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ đều có thể gặp ở hầu hết các bé, thường gặp nhiều nhất ở giai đoạn trẻ từ 1-2 tháng tuổi.

– Những vết mẩn đó sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều ở 2 má, khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, thường đưa 2 tay lên gãi hoặc ngọ nguậy đầu nếu được đeo bao tay. Sau một thời gian, các vết đỏ bắt đầu trở thành những vết mẩn nổi như hạt gạo, nặng hơn những hạt gạo này sẽ hình thành mọng nước bên trong, sau vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy.

– Quá trình xuất hiện các vết mẩn đỏ thường kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc trong vài tháng trở lên và cần điều trị lâu dài để tránh gây những tổn thương về sau cho bé.

3. Nên làm gì khi thấy trẻ khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ?

Mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc sau để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, giúp bé phục hồi nhanh chóng hơn:

3.1. Tắm cho bé

– Làn da của bé thời kì này đang rất nhạy cảm, do vậy mẹ cần lưu ý thật kĩ càng phương pháp tắm đúng cách nhất.

– Dùng những loại sữa tắm an toàn cho làn da của trẻ, nếu da quá nhạy cảm có thể tắm bằng nước muối sinh lý hoặc những loại sữa tắm chuyên dụng.

– Tắm nhanh với nhiệt độ nước ấm ở mức 33 độ C, thời gian không quá 10 phút. Tuyệt đối không dùng vòi xịt trực tiếp lên da có thể gây tổn thương hoặc bị bỏng.

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Tắm sạch sẽ cho bé mỗi ngày 

3.2. Sử dụng các loại kem dưỡng chăm sóc da

Dựa theo lời khuyên của bác sĩ, thoa kem loại kem dưỡng an toàn, không có các thành phần gây kích ứng với làn da của bé để cung cấp đủ độ ẩm cho bé trong những ngày hanh khô. Thoa đều và xoa nhẹ để lớp dưỡng của kem thẩm thấu vào da.

Gần đây có rất nhiều mẹ rỉ tai nhau về sản phẩm Kem EmBé có thể giúp da con mềm mịn hơn. Nguyên nhân bởi Kem Em Bé chứa thành phần hoàn toàn thiên nhiên an toàn như Nano Curcumin, tinh chất Cúc La Mã, vitamin E,… giúp nuôi dưỡng độ ẩm sâu bên trong da bé để da bé luôn mịn màng, chắc khỏe. Ngoài ra, với cơ chế tác động của Kem EmBé được bào chế bằng công nghệ Nano hiện đại dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy mang đến làn da mịn màng cho bé.

3.3. Chất liệu vải của quần áo và chăn mềm

– Thường xuyên giặt sạch chăn mềm cho bé, chọn những chất liệu thoáng mát, cotton… không ảnh hưởng đến làn da của bé.

– Trang phục cho trẻ nhỏ trong giai đoạn có mẩn đỏ cũng cần thông thoáng, nhẹ, chất liệu vải mềm mịn như cotton, sa-tanh… nếu thời tiết lạnh, sử dụng điều hòa chế độ truyền nhiệt nóng chứ không cho bé mặc quá nhiều lớp áo quần.

3.4. Thực phẩm cho bé

– Thời kì bé bị mẩn ngứa, mẹ nên chọn những loại thực phẩm an toàn, lành tính, có khả năng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Không nên chọn những loại rau củ nếu thấy bé từng có tiền sử dị ứng.

– Một số loại thực phẩm mẹ có áp thể áp dụng cho thực đơn hằng ngày của bé như các loại rau củ: mướp, cà rốt, cải bó xôi, cải xanh, cà chua, dưa leo, bí đỏ, đậu xanh… không cho bé ăn rau muống hoặc thực phẩm đạm: cá tươi, lươn, thịt gà, thịt heo… nếu bé có các biểu hiện dị ứng với hải sản thì nên hạn chế các loại đạm như tôm, cua, mực…

– Tùy theo tình trạng da liễu của bé mà mẹ có thể tìm hiểu một số phương pháp chăm sóc da cho bé hiệu quả hơn, đồng thời đưa bé đến với bác sĩ để được khám và nhận giải pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ nghiêm trọng hơn như nổi mụn nước, nổi mẩn đỏ kèm theo sốt cao, nổi mẫn đỏ kéo dài… cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến với bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được khám và chuẩn đoán một cách chính xác nhất.