Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

cách chữa rôm sảy bằng gừng tươi

Cách chữa rôm sảy cho bé bằng gừng tươi hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách chữa rôm sảy khác nhau cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trong số đó dùng gừng trị rôm sảy là phương pháp được khá đông các bà mẹ bỉm sữa lựa chọn bởi cách này vừa đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả tốt.

1. Rôm sảy là bệnh lý trẻ rất hay gặp phải

Bệnh rôm sảy dễ bắt gặp ở mùa hè và thường xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như cổ, mặt, lưng, trán và ngực hoặc cũng có thể xuất hiện ở những vùng kẽ nách, háng hay bẹn. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các đám mụn nước dưới da, các sẩn đỏ hay nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu, khiến bé thường xuyên quấy khóc.

cách chữa rôm sảy

Rôm sảy ở trẻ là hiện tượng phổ biến nhiều trẻ gặp phải

2. Cách chữa rôm sảy bằng gừng tươi hiệu quả

2.1. Công dụng gừng tươi trong cách chữa rôm sảy

Như chúng ta đã biết thì gừng là loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong chế biến món ăn hàng ngày, tạo ra hương vị thơm ngon cho món ăn, thậm chí gừng còn được dùng để làm món mứt Tết truyền thống đặc trưng. Đặc biệt gừng còn là vị thuốc quý đối với sức khỏe con người, có khả năng trị được nhiều căn bệnh khác nhau.

Theo y học cổ truyền thì gừng là vị thuốc có vị cay, có tính ấm, có tác dụng trị phong hàn và các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra gừng có chứa chất chống oxy hóa cao, giúp ức chế hình thành các chất viêm, và là cách chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả và an toàn. Do đó nếu như bé nhà bạn không may mắc phải bệnh lý rôm sảy thì có thể dùng gừng trị rôm sảy.

2.2. Cách chữa rôm sảy bằng gừng tươi như thế nào?

Để bé nhanh hết rôm sảy thì các mẹ có thể thực hiện cách chữa rôm sảy theo 3 cách đơn giản sau:

– Cách chữa rôm sảy bằng gừng tươi thứ nhất: bạn cần phải chuẩn bị khoảng 80g gừng củ tươi, đem rửa sạch, để nguyên cả vỏ cho vào cối giã nát. Sau đó mẹ dùng bông để thấm vào nước cốt gừng và bôi trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy của bé. Để nguyên như vậy tầm 10-25 phút rồi dùng khăn sạch thấm nước lau khô vùng da đó, mẹ nên thực hiện hàng ngày để có kết quả rõ rệt.

– Cách thứ 2: ở cách này thì mẹ cũng làm tương tự như trên, sau khi giã nát gừng tươi thì mẹ lọc lấy nước gừng rồi hòa với 2 lít nước rồi đun sôi. Để nước nguội rồi cho bé tắm mỗi ngày, chú ý tắm vào buổi sáng để phát huy hiệu quả cao nhất.

– Cách thứ 3: Các mẹ đem gừng tươi rửa sạch, để nguyên cả vỏ rồi thái thành từng lát mỏng, đem đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa ngáy và rôm sảy của bé, thực hiện như vậy tầm 3-4 lần/ngày là các triệu chứng sẽ biến mất. Cách chữa rôm sảy này khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian của bạn nên có thể dễ dàng thực hiện.

cách chữa rôm sảy

Cách chữa rôm sảy bằng gừng tươi đơn giản và hiệu quả

3. Một số lưu ý khi sử dụng cách chữa rôm sảy bằng gừng tươi

– Khi sử dụng gừng trị rôm sảy, các mẹ cần chọn loại gừng tươi, được trồng trong vườn nhà là tốt nhất, bởi khi mua gừng ngoài chợ thường là gừng của Trung Quốc nên dễ có chứa chất bảo quản, không mang lại hiệu quả mà còn gây kích ứng cho da của bé.

– Trước khi đắp lát gừng hay thấm nước cốt gừng lên vùng bệnh thì các mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ và lau khô khu vực bị rôm sảy trước khi thực hiện.

– Khi sử dụng thì dùng đúng liều lượng vừa đủ, không nên quá lạm dụng bởi gừng có vị cay nên rất dễ gây kích ứng tổn thương, khiến trẻ bị sót da.

– Các mẹ nên lưu ý việc cách chữa rôm sảy bằng gừng tươi có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Đối với những bé có cơ địa đáp ứng chỉ cần thực hiện vài lần là bệnh sẽ khỏi, tuy nhiên có nhiều bé thì không đỡ. Vì thế nếu áp dụng nhiều lần không có hiệu quả các mẹ cần chuyển sang biện pháp khác hoặc đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám và tư vấn kỹ càng hơn.

– Ngoài ra bạn cũng cần kết hợp giữ mát cho cơ thể trẻ, mặc quần áo thoáng mát rộng rãi, thấm hút mồ hôi để góp phần cải thiện bệnh hiệu quả hơn.

4. Lựa chọn sản phẩm kem chống rôm sảy cho bé

Kem EmBé là lựa chọn hoàn hảo trong việc phòng bệnh rôm sảy cho trẻ. Với chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như: tinh chất cúc la mã, dầu hạnh nhân… đặc hiệu trong việc trị rôm sảy, mẩn ngứa trên da bé, kem EmBé là sản phẩm được nhiều bà mẹ trẻ tin dùng trong việc chăm sóc da cho con yêu.

Đặc biệt, với sự kết hợp của bộ đôi Nano Curcumin cùng tinh chất Cúc La Mã đều có khả năng chống viêm ức chế vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, giảm ngừa thâm sẹo hiệu quả. Sản phẩm hoàn toàn không chứa Corticoid và Paraben, đảm bảo an toàn và dịu nhẹ cho làn da mỏng manh của trẻ nhỏ, giúp mẹ hoàn toàn an tâm khi sử dụng.

cách trị hăm tã

Cách trị hăm tã cho trẻ không cần dùng thuốc

Việc lạm dụng thuốc trong cách trị hăm tã cho trẻ nhỏ, nhất là với trẻ sơ sinh đôi khi lại gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí còn khiến cho tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế các mẹ nên tham khảo một số cách trị hăm tã cho bé mà không cần dùng thuốc ngay sau đây, đảm bảo vừa hiệu quả mà lại rất an toàn.

1. Những sai lầm trong cách trị hăm tã cho trẻ

Các chuyên gia cho rằng làn da của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất non yếu, chưa có cơ chế chống lại các tác nhân gây hại bên ngoài, do vậy nếu thường xuyên tiếp xúc lâu với nước tiểu và phân sẽ dễ dẫn tới kích ứng và gây hăm tã. Đặc biệt hiện nay có nhiều mẹ lạm dụng phấn rôm để thoa cho con, chính điều này cũng vô tình khiến bé dễ bị hăm.

Nhiều mẹ thường dùng cách trị hăm tã bằng thuốc mỡ hay kem bôi chống hăm, tuy nhiên đa phần thuốc thường có chứa chất bảo quản, chất tạo mùi tạo màu và nhiều hóa chất khác, nếu sử dụng nhiều sẽ dễ gây dị ứng da, không tốt với da nhạy cảm của trẻ. Thậm chí nhiều loại thuốc bôi còn gây bí bách da, ngăn chặn quá trình trao đổi khí của lỗ chân lông với bên ngoài, thậm chí gây khô nứt nẻ da, khiến bệnh nặng hơn.

cách trị hăm tã cho bé

Hăm tã là hiện tượng phổ biến ở trẻ

2. Cách trị hăm tã cho bé không cần dùng thuốc

2.1. Chú ý thay tã thường xuyên cho bé

Cách trị hăm tã này cực kỳ đơn giản nhưng lại hiệu quả mà mẹ cần thực hiện đầu tiên. Bởi da của trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi mỏng hơn đến 5 lần so với da người lớn, trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi phát triển chưa đầy đủ nên khả năng bảo vệ da cực kỳ yếu. Chính vì thế các mẹ nên chú ý thường xuyên thay tã để tránh da tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu, ngăn chặn sản sinh chất bã nhờn, làm giảm nồng độ pH axit, giúp da tự chống chọi với những tổn thương, qua đó giúp hăm tã nhanh khỏi hơn.

2.2. Đảm bảo giữ vùng kín luôn được khô thoáng

Ẩm ướt kéo dài chính là nguyên nhân dẫn tới hăm tã cũng như khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Do vậy khi bé bị hăm tã thì các mẹ cần chú ý lau thật khô vùng da bị hăm, nhất là sau khi trẻ đi vệ sinh hoặc sau khi tắm xong. Theo đó bạn cũng không nên mặc tã quá chật, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, làm bằng chất liệu mềm và thấm mồ hôi, hoặc nếu có thể thì nên thỉnh thoảng để trẻ “nude” sẽ giúp cải thiện hăm tã hiệu quả.

2.3. Sử dụng loại tã bỉm chất lượng tốt

Đây cũng là một trong những cách trị hăm tã ở trẻ em rất hiệu quả mà mẹ nên biết. Bởi nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã thường là do chất lượng tã kém, không có cơ chế chống trào ngược, dễ gây dị ứng và dẫn tới hăm tã. Do vậy các mẹ nên lưu ý chọn đúng sản phẩm tã bỉm chất lượng của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có độ thấm hút nước tiểu tốt, chống trào ngược, đảm bảo khô ráo cho da trẻ.

cách trị hăm tã

Sử dụng loại bỉm chất lượng tốt là cách trị hăm tã hiệu quả cho bé

2.4. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ấm hoặc nước lá

Khi trẻ bị hăm tã thì mẹ nên ít nhất vệ sinh, rửa ráy cho trẻ khoảng 2 lần/ngày bằng nước ấm, như vậy sẽ giúp làm dịu tổn thương, làm sạch bề mặt da hăm, giúp làm giảm nhanh triệu chứng hăm. Đồng thời sau khi tắm xong nhớ thấm thật khô bằng khăn bông sạch.

Ngoài ra các mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại lá tắm như lá khế, lá trầu không, búp ổi, nụ vối, cây mã đề…đem rửa sạch cho vào nồi nấu sôi, để nguội rồi tắm hoặc lau vùng da hăm cho bé. Các tinh chất có trong các loại lá này sẽ giúp diệt khuẩn, chống viêm và làm lành nhanh các tổn thương do hăm tã gây ra, giúp điều trị hăm tã hiệu quả.

3. Dùng kem dưỡng da giảm tình trạng hăm ở trẻ

Mẹ cũng nên lựa chọn và sử dụng kem chống hăm cho bé để tạo một lớp màng bảo vệ cho da bé, giúp da bé tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, từ đó dễ dàng tránh xa bệnh hăm da. Kem EmBé – sản phẩm chống hăm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: cúc la mã, dầu hạnh nhân… cùng với các thành phần tá dược dịu nhẹ, ít hoặc không chứa Corticoid giúp chăm sóc da bé an toàn và hiệu quả nhất.

Đồng thời, với sự kết hợp của bộ đôi Nano Curcumin cùng tinh chất Cúc La Mã có khả năng chống viêm ức chế vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, giảm ngừa thâm sẹo hiệu quả mang đến làn da mịn màng, hồng hào cho bé yêu của bạn.

da trẻ sơ sinh bị khô

Tìm hiểu nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô

Trẻ sơ sinh bị khô da là tình trạng rất hay gặp vào mùa lạnh thời tiết hanh khô. Da trẻ sơ sinh bị khô ráp, sần sùi thậm chí nứt nẻ khiến ba mẹ rất lo lắng. Nhưng ba mẹ hãy yên tâm, bài viết sau sẽ giúp ba mẹ tổng hợp thông tin về việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da để giúp cha mẹ nhanh khắc phục tình trạng khô da của trẻ. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu qua nhé.

1. Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô

Trẻ sơ sinh vài tuần tuổi sẽ thường bị khô da sinh lý thậm chí bị bong tróc. Nhưng đây chỉ là vấn đề bình thường vì lúc nằm trong bụng mẹ, da trẻ được bao bọc bởi 1 lớp chất nhờn có màu vàng nhạt gọi là chất gây. Lớp chất này bảo vệ da trẻ để không tiếp xúc trực tiếp với nước ối. Sau sinh da trẻ thường được tắm sạch tuy nhiên sẽ còn 1 số vị trí khó làm sạch hơn. Sau vài tuần da trẻ bị khô và bong tróc nhưng không hề gây đau đớn hay khó chịu gì cả.

Ngoài ra, da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và mỏng manh và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường bên ngoài. Và những tác động từ thời tiết, cách chăm sóc da không đúng cách sẽ khiến trẻ sơ sinh bị khô da. Da trẻ sơ sinh có cấu trúc rất mỏng manh vì lớp thượng bì của da chưa hình thành vì vậy da trẻ sơ sinh rất dễ mất nước. Do đó da trẻ sơ sinh bị khô

Thời tiết hanh khô đặc biệt vào mùa lạnh độ ẩm không khí thấp cũng khiến trẻ sơ sinh bị khô da. Ba mẹ cho trẻ ở phòng máy lạnh thường xuyên cũng khiến da trẻ sơ sinh bị khô do thường xuyên ở trong không gian thiếu độ ẩm, khiến da mất nước và bị khô.

Cách vệ sinh tắm rửa cho trẻ sai cách như tắm nước quá nóng, tắm quá lâu và thường xuyên cũng khiến trẻ sơ sinh bị khô da. Ba mẹ sử dụng kem hoặc dầu mát xa không phù hợp cho trẻ cũng khiến tình trạng khô da xảy ra.

da trẻ sơ sinh bị khô

Tắm quá lâu có thể khiến da trẻ sơ sinh bị khô

2. Chăm sóc khi da trẻ sơ sinh bị khô

2.1. Giảm số lần tắm cho bé

Khi phát hiện da trẻ sơ sinh bị khô, ba mẹ nên xem xét lại việc tắm của trẻ. Vì khi tắm nước quá nóng, thời gian tắm quá lâu khiến da trẻ bị mất nước, dẫn đến tình trạng khô da trở nên trầm trọng hơn.

Ba mẹ có thể giảm số lần tắm của trẻ sơ sinh lại như tắm cách ngày. Những ngày không tắm ba mẹ có thể dùng khăn ấm lau sạch mồ hôi, bụi bẩn trên cơ thể trẻ.

Nhiệt độ nước tắm ba mẹ cũng nên lưu ý. Khi nước tắm quá nóng sẽ làm da trẻ bị mất nước dẫn đến khô nhiều hơn. Ba mẹ hãy đảm bảo nước tắm ở mức vừa ấm là được.

Thời gian tắm cho trẻ cũng không nên quá lâu. Vì càng ngâm trong nước lâu da sẽ nhăn nheo mất nước nhiều. Thời gian tắm hợp lý cho trẻ sơ sinh bị khô da là từ 10 đến 15 phút thôi.

da trẻ sơ sinh bị khô

Nhiệt độ nước tắm cũng là nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô

2.2 Không nên cho trẻ nằm phòng máy lạnh quá lâu

Việc sử dụng máy lạnh thường xuyên khiến không khí lạnh làm da trẻ sơ sinh bị mất nước dẫn đến khô. Nên thường xuyên cho trẻ ra ngoài chơi không nên ở suốt trong phòng máy lạnh.

Ba mẹ nên tắt máy lạnh và mở cửa cho không khí bên ngoài vào phòng tạo không khí thoáng mát. Khi ở phòng máy lạnh ba mẹ nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm hay đơn giản đặt một thau nước gần máy lạnh để làm tăng độ ẩm trong không khí và giảm tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô.

2.3 Dưỡng da cho trẻ sơ sinh

Vào mùa đông thì tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô xảy ra rất nhiều. Ba mẹ có thể sử dụng các sản phẩm dầu dưỡng, kem dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh để mát xa cho trẻ giúp da được dưỡng ẩm mềm mại hơn.

Ba mẹ có thể dùng dầu dừa, dầu oliu để mát xa giữ ẩm cho trẻ. Hoặc ba mẹ có thể cho thêm vài giọt dầu dừa, dầu oliu hòa cùng với xà bông tắm để tăng độ ẩm cho da. Nên lựa chọn loại sữa tắm dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh để làn da mỏng manh của trẻ không bị kích ứng quá nhiều.

Da trẻ sơ sinh bị khô tuy không quá nghiêm trọng, nhưng đều khiến trẻ khó chịu. Do vậy, ba mẹ nên ghi chú lại những lưu ý đã chia sẻ như trên, để có thể chăm sóc con tốt hơn. Và ba mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, khi thấy trẻ sơ sinh bị khô da. Chỉ cần lưu ý chăm sóc đúng cách, thì da bé sẽ sớm phục hồi thôi. Chúc ba mẹ và các bé thật nhiều sức khỏe.

3. Kem Nẻ Em Bé: Dưỡng ẩm tuyệt vời – Tạm biệt da khô, nứt nẻ

Kem Nẻ Em Bé dưỡng ẩm cho da thành phần 100% thiên nhiên lành tính, dịu nhẹ, giàu dưỡng chất cấp ẩm nhanh và thích hợp làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Kem bôi lên da sẽ thấm và khô nhanh chỉ sau 5 giây, không hề gây bết dính, có mùi hương gạo tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.

Thành phần

  • Dầu quả Bơ: Tăng cường độ ẩm, nuôi dưỡng và cấp ẩm sâu cho da, cho da bé luôn mềm mại, mịn màng.
  • Chiết xuất cúc tâm tư: Có tác dụng chống viêm, làm dịu và giữ ẩm da đặc biệt thích hợp cho da nhạy cảm và da dễ bị kích ứng.
  • Vitamin E: Thúc đẩy quá trình tái tạo da và duy trì độ ẩm của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục.
  • Dầu jojoba: Tạo màng bảo vệ chống lại sự mất nước giúp cân bằng độ ẩm trên da và chống lại các tác động của nắng, gió, ô nhiễm môi trường.

Công dụng

  • Làm thơm, dưỡng ẩm cho da em bé, giúp da mềm mại, đỡ nứt nẻ
  • Làm dịu mát da khi bị ngứa, khó chịu, ửng đỏ.

Cách dùng

Bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị khô nẻ ngày 2-3 lần

Ưu điểm nổi bật

  • Thành phần thảo dược, dịu nhẹ an toàn cho làn da trẻ sơ sinh
  • Thành phần giàu dưỡng chất giúp cấp ẩm nhanh cho da, tái tạo tế bào da
  • Thẩm thấu nhanh qua da, không gây bết dính.

Đánh giá của Dược sĩ tại nhà thuốc về Kem Nẻ Em Bé

Để đặt mua Kem Nẻ Em Bé quý khách click vào link dưới 

trẻ bị hăm

6 nguyên nhân khiến trẻ bị hăm mà mẹ nên biết

Mặc dù hăm tã là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng này nếu nắm được các nguyên nhân gây bệnh. Trẻ bị hăm do đâu mà ra? Các mẹ nên tham khảo ngay những chia sẻ cụ thể dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

1. Trẻ bị hăm do cha mẹ không chú ý thay tã thường xuyên

Đây là lý do thường gặp nhất dẫn đến việc trẻ bị hăm. Da của bé cực kỳ mỏng manh, non yếu, nhất là với trẻ sơ sinh thì da chưa có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Chính vì thế khi bỉm của bé đầy nhưng bạn không kịp thời thay tã cho bé thì da của trẻ sẽ phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu, các enzym có trong nước tiểu và phân sẽ thẩm thấu ngược vào da, ngấm vào các lỗ chân lông, từ đó dẫn tới hăm tã.

trẻ bị hăm tã

Trẻ bị hăm tã do mẹ không thay tã thường xuyên

2. Do chất lượng của tã lót kém, có chứa hóa chất bảo quản

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã bỉm khác nhau, nếu mẹ không tìm hiểu kỹ mà chọn mua phải các loại tã kém chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, thành phần tã có chứa chất bảo quản hay hóa chất sẽ rất dễ gây dị ứng da bé. Đồng thời các loại tã chất lượng kém thường có khả năng thấm hút cũng như chống trào ngược cực kém, không tạo ra được độ thông thoáng cho da, khiến da luôn ẩm ướt, là thủ phạm khiến trẻ bị hăm tã.

3. Trẻ bị hăm do mẹ lạm dụng phấn rôm

Rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đang bị ảo tưởng về sức mạnh của các loại phấn rôm hiện nay, họ nghĩ rằng nó an toàn và cứ thế sử dụng để bôi cho con, thậm chí ngay sau khi tắm rửa cũng bôi để giúp bé thơm tho, chống rôm sẩy. Tuy nhiên chính việc lạm dụng, sử dụng bừa bãi như vậy lại là thủ phạm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da, da không được thông thoáng và làm xuất hiện tình trạng trẻ bị hăm tã. Không những thế nếu như các mẹ mà dùng phấn rôm không đảm bảo chất lượng cũng gây kích ứng da.

4. Do mẹ không lau khô người, nhất là vùng kín cho bé sau khi tắm hoặc vệ sinh

Ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để da trẻ bị hăm, nhiều ông bố bà mẹ sau khi tắm cho con đã vội vã quấn ngay tã mà không dùng khăn khô lau sạch. Hoặc sau khi trẻ đi tiểu, đi đại tiện nhưng không lau khô, vẫn còn ướt vùng da mông, hậu môn hay cơ quan sinh dục…nhưng đã mặc luôn tã vào. Chính vì thế chỉ sau một thời gian, vi khuẩn có điều kiện tấn công gây viêm da, hình thành nên hăm tã.

5. Trẻ bị hăm tã do quấn tã quá chặt, lạm dụng việc dùng tã

Thực tế việc dùng tã, nhất là tã giấy mang lại sự tiện lợi cho người mẹ trong quá trình nuôi con, tuy nhiên do quá lạm dụng tã giấy đã khiến làn da trẻ bị ngăn cách với không khí bên ngoài, da bé luôn trong tình trạng bí bách, thường xuyên bị trào ngược phân và nước tiểu. Thêm vào đó việc mẹ quấn tã quá chặt đã vô tình khiến da trẻ bị cọ xát, không được thông thoáng, là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm tã.

Mẹ cần thay tã thường xuyên để tránh trẻ bị hăm

Mẹ cần thay tã thường xuyên để tránh trẻ bị hăm

6. Trẻ bị hăm tã do không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho bé

Trẻ nhỏ thường xuyên đi tiểu và đại tiện, do vậy nếu như cha mẹ mà không lau chùi, rửa ráy, vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhất là ở vùng kín sẽ tạo cơ hội cho bụi bẩn bám vào, vi khuẩn phát triển, sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới hăm tã. Thậm chí việc lạm dụng sữa tắm hoặc các loại dung dịch vệ sinh không phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng gây hăm tã.

7. Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị hăm tã ở trẻ

Kem EmBé là sản phẩm dưỡng da đặc trị cho bé được rất nhiều các bậc phụ huynh tin dùng. Với sự kết hợp của bộ đôi Nano Curcumin cùng tinh chất Cúc La Mã mang đến khả năng chống viêm ức chế vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, giảm ngừa thâm sẹo hiệu quả do hăm da gây ra. Đồng thời, với các hoạt chất thiên nhiên sẵn có trong Kem EmBé, da của trẻ không chỉ hết thâm sẹo mà còn được nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ tối ưu, tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.