Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Trị bị hăm ở vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hăm là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh (độ tuổi dao động từ 0-24 tháng tuổi). Và vị trí thường dễ bị hăm nhất phải kể đến là vùng kín (cơ quan sinh dục) của bé, trong đó tỷ lệ bé gái bị hăm vùng kín thường cao hơn so với bé trai. Vậy làm thế nào để trị khi trẻ bị hăm ở vùng kín? Để nắm được điều này, các mẹ nên tham khảo bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm ở vùng kín

Các chuyên gia cho rằng làn da của trẻ rất mỏng và non nớt, nên nếu như thường xuyên phải tiếp xúc với các enzyme có trong phân và nước tiểu do không thay bỉm tã thường xuyên sẽ dễ dàng khiến cho da trẻ, nhất là bộ phận sinh dục bị nổi mẩn đỏ và đau rát.

Theo nghiên cứu có khoảng 30% trẻ bị viêm da là do hăm tã, đặc biệt có khoảng 80% các bà mẹ mắc sai lầm khi dùng tã cho con, bao gồm cả tã giấy tã vải). Đặc biệt vùng kín của các bé lại là nơi tiếp xúc nhiều nhất với nước tiểu và phân, do đó rất dễ bị viêm nhiễm. Nhất là với bé gái do vùng kín giáp với hậu môn nên dễ bị vi khuẩn lây lan từ hậu môn lên nếu không chú ý vệ sinh tốt.

trẻ bị hăm ở vùng kín

2. Triệu chứng trẻ bị hăm ở vùng kín

Trẻ bị hăm ở vùng kín thường có triệu chứng như cơ quan sinh dục đỏ ửng, bé thường xuyên quấy khóc và khó chịu, vùng kín mọc nhiều các mụn đỏ nhỏ li ti…Nếu trẻ bị hăm ở vùng kín kéo dài sẽ gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí còn gây viêm đường tiết niệu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của trẻ. Chính vì thế nếu nhận thấy các dấu hiệu trên thì chắc chắn bé đã bị hăm và bạn nên tiến hành can thiệp kịp thời.

3. Cách điều trị khi trẻ bị hăm ở vùng kín

– Đầu tiên khi phát hiện ra trẻ bị hăm ở vùng kín thì các mẹ cần chú ý vệ sinh tốt vùng kín cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên. Tuy nhiên bạn cũng cần biết cách vệ sinh nếu không sẽ khiến trẻ bị đau và trầy xước vùng kín, nhất là với các bé gái. Cụ thể:

+ Mẹ nên dùng khăn mềm sạch, vắt qua với nước ấm rồi lau nhẹ nhàng vùng kín của trẻ từ trước ra sau, không được lau từ sau về trước bởi như vậy sẽ dễ kéo vi khuẩn từ hậu môn lên khiến bệnh càng trở nên nặng hơn.

+ Trong khi vệ sinh thì mẹ chỉ cần lau nhẹ nhàng bên ngoài cơ quan sinh dục, không được thụt tay vào bên trong vùng kín trẻ, không được chà xát quá mạnh, chỉ lau ở vùng nhìn thấy bằng mắt thường nhằm tránh gây đau cho trẻ.

+ Nên chú ý lau như vậy ít nhất 3 lần/ngày, có thể dùng khăn mềm khô lau lại lần nữa để giúp vùng kín khô thoáng, với bé gái có thể vệ sinh nhiều hơn.

– Bên cạnh đó các mẹ có thể sử dụng các loại lá thảo dược tự nhiên để tắm trẻ bị hăm ở cùng kín như lá trà xanh, lá trầu không, búp ổi non, nụ vối, lá mã đề… nhằm mục đích diệt vi khuẩn. Sau khi tắm xong cũng cần phải lau thật khô người và vùng kín.

– Khi trẻ bị hăm ở vùng kín thì tuyệt đối không được phép sử dụng xà phòng hoặc các chất dung dịch vệ sinh để rửa ráy vùng kín bởi khi bị hăm thì bất cứ tác động nào cũng có thể khiến hăm nặng hơn, nhất là nếu xà phòng có chứa hóa chất.

– Đảm bảo vùng kín của bé luôn được khô thoáng, phải thay tã bỉm thường xuyên, đối với trẻ đi bỉm thì cứ 3-4 tiếng phải thay 1 lần dù đã đầy hay chưa, còn trẻ sơ sinh đi tã thì 30 phút đến 1 tiếng phải kiểm tra để thay kịp thời, tránh để nước tiểu thấm vào vùng kín.

– Không nên quấn tã quá chặt, đặc biệt nên chọn loại tã chất lượng tốt, mềm mại và có khả năng thấm hút tốt, tránh trào ngược.

– Ngoài ra nếu như vùng kín của trẻ mà bị hăm nặng, có dấu hiệu chảy nhiều mủ kèm theo mùi hôi khó chịu thì cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị hiệu quả.

cần thay tã thường xuyên khi trẻ bị hăm ở vùng kín

Cần thường xuyên thay tã khi trẻ bị hăm ở vùng kín

4. Sử dụng kem trị hăm được bào chế từ thiên nhiên

Trong thời gian gần đây rất nhiều mẹ đã truyền tai nhau sử dụng sản phẩm Kem EmBé. Đây là sản phẩm dưỡng da em bé chuyên biệt đầu tiên có chứa nano curcumin  tinh chất nghệ siêu hấp thu, thẩm thấu nhanh, an toàn, dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm của bé. Cơ chế tác động của Kem EmBé được bào chế bằng công nghệ Nano hiện đại dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy. Đồng thời, với các hoạt chất thiên nhiên sẵn có trong Kem EmBé, làn da của trẻ không chỉ hết thâm sẹo mà còn được nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ tối ưu, tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.

trẻ bị rôm sảy

Bé bị rôm sảy có nguy hiểm không?

Vào mùa nóng nhiệt độ tăng cao thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị các bệnh ngoài da, trong đó thường gặp nhất là bệnh rôm sảy. Thậm chí có bé còn bị rôm sảy tái phát nhiều lần qua nhiều năm. Vậy thì rôm sảy có nguy hiểm không? Ảnh hưởng của bệnh tới tâm lý và sự phát triển của trẻ như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy thường là do thời tiết nóng bức khiến mồ hôi thoát ra nhiều, trong khi các ống tuyến mồ hôi ở trẻ chưa hoàn thiện nên mồ hôi khó thoát ra ngoài, gây ứ đọng và dẫn tới viêm da. Bên cạnh đó thân nhiệt của trẻ luôn cao hơn người lớn, nên nếu cha mẹ cho bé mặc quần áo quá dày, lười vệ sinh thân thể hoặc bé thường xuyên nô nghịch sẽ khiến mồ hôi tiết nhiều và là thủ phạm gây ra rôm sảy.

rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy là hiện tượng rất nhiều trẻ mắc phải

2. Rôm sảy có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho rằng bệnh rôm sảy là bệnh vốn lành tính, tuy nhiên nhiều bố mẹ không biết cách điều trị rôm sảy đúng cách khiến trẻ bị rôm sảy nặng hơn, có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm, cụ thể như:

– Ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bé: khi bị rôm sảy, trên người bé sẽ mọc rất nhiều các mụn và sẩn đỏ, thậm chí là mụn nước. Mà các mụn này lại gây ra cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, vì thế bé sẽ thường xuyên quấy khóc cả ngày lẫn đêm, bỏ ăn, ngủ không yên giấc, cơ thể suy nhược, sụt cân…

– Dẫn tới viêm da mãn tính: bởi làn da của trẻ vốn đã mỏng và rất nhạy cảm, vì thế nếu kéo dài các mụn nước sẽ vỡ da, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, da bị nhiễm trùng, từ đó gây viêm da mãn tính hoặc nguy hiểm hơn là gây viêm cầu thận cấp.

– Để lại sẹo trên da, ảnh hưởng tới thẩm mỹ: khi bị rôm sảy tức là bề mặt da đang bị tổn thương, vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào làn da của bé gây ra nhiễm khuẩn có mủ, nhất là tụ cầu vàng. Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn ở sẵn trên da bé, chúng chui vào da theo lỗ chân lông và dẫn tới mụn nhọt, khi nhọt lành sẽ để lại sẹo trên da bé.

– Làm nhiễm trùng da: các vết rôm để quá lâu có thể bội nhiễm tạo ra mụn mủ, gây ngứa ngáy cũng như đau đớn cho trẻ. Các vết nhiễm trùng này không những để lại sẹo mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì về sau. Thậm chí nếu viêm nhiễm gần hệ thần kinh và mạch máu như mặt hoặc cổ… thì có nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch não.

– Gây sốc phản vệ: đây là biến chứng rất nguy hiểm do bệnh rôm sảy gây ra mà các mẹ nên biết. Khi bị sốc phản vệ thì bé thường có biểu hiện như nôn ói, đau đầu, mạch đập nhanh hơn và hạ huyết áp… nếu không điều trị kịp thời còn dễ gây tử vong.

– Gây nguy hiểm đến tính mạng: khi da bị viêm nhiễm và nhiễm trùng quá nặng sẽ gây ra nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu) từ đó gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm:

3. Làm thế nào khi bé bị rôm sảy?

– Làm sạch cơ thể cho bé bằng cách tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày với nước mát hoặc là các loại sữa tắm chuyên dụng, các loại bột tắm thảo dược thiên nhiên. Cách này sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và giúp thông thoáng lỗ chân lông.

– Đặc biệt đối với vị trí đặc biệt như trẻ nổi rôm sảy ở mặt, ở đầu bố mẹ nên lưu ý chăm sóc đúng cách: tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh làm tổn thương cho trẻ.

tắm sạch sẽ cho bé khỏi bị rôm sảy

Giữ cơ thể sạch sẽ bằng việc tắm thường xuyên

– Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, lựa chọn quần áo bằng chất liệu vải 100% cotton để giúp thấm hút mồ hôi tốt, tránh cọ xát với vùng tổn thương. Tránh không nên dùng quần áo dày, len hoặc chất liệu vải tổng hợp bởi dễ gây bí và kích ứng da.

– Mẹ có thể sử dụng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị rôm sảy như Kem EmBé – sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và bào chế với 100% thành phần thiên nhiên, không paraben, không corticoid nên đặc biệt an toàn cho làn da trẻ. Với sự kết hợp của bộ đôi Nano Curcumin cùng tinh chất Cúc La Mã – Kem EmBé có khả năng chống viêm ức chế vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, giảm ngừa thâm sẹo hiệu quả là sản phẩm điều trị phòng ngừa hiệu quả cho bé.

– Cho bé nằm ở những nơi mát mẻ, thông gió và thoáng đãng, có thể bật quạt hoặc điều hòa để làm mát da, ngăn ngừa da bé tiết mồ hôi.

– Có thể dùng các loại lá tắm để tắm cho bé, tuy nhiên cần phải rửa sạch sẽ lá với nước muối loãng, chỉ nên tắm 2-3 lần/tuần, sau khi tắm xong thì tắm lại một lượt với nước ấm.

– Nếu tình trạng bệnh rôm sảy ở trẻ sau 1-2 tuần mà không thấy thuyên giảm hoặc mọc nhiều hơn thì các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn.

bé bị chàm sữa

Mẹ nên ăn gì và nên không nên ăn gì khi bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa là một trong những bệnh lý có liên quan mật thiết đến dị ứng thực phẩm, đó là lý do, các mẹ bỉm cần phải nằm lòng những thực phẩm nên và không nên ăn khi con bị chàm sữa.

1. Nhận biết bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa (còn được gọi là lác sữa) xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi với tỷ lệ thống kê là 20% số trẻ được sinh ra. Đây được xem là giai đoạn đầu của chàm thể tạng và cho đến thời điểm này việc xác định nguyên nhân còn đang vướng phải nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn.

Tuy nhiên, tựu trung lại đa số ý kiến đều cho rằng nguyên nhân chính thường là do yếu tố di truyền như tiền căn cá nhân, gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng… Vì thế, việc chăm sóc bé khá phức tạp, đòi hỏi mẹ phải đặc biệt lưu ý từ những yếu tố gây dị ứng bên ngoài và cả chế độ ăn uống khi cho con bú mẹ…

bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa là bệnh lý về da rất nhiều trẻ mắc phải

2. Khi bé bị chàm sữa mẹ nên tránh thức ăn gì?

Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ là do trẻ bị dị ứng thức ăn. Chính vì vậy, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để loại trừ các nguyên gây dị ứng từ thức ăn được truyền sang sữa khi cho con bú bằng cách hạn chế

Mỡ động vật

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về việc này. Tuy nhiên theo quan sát ghi nhận rằng, những trường hợp mẹ ăn nhiều mỡ động vật con có nguy cơ dị ứng thức ăn cao hơn so với những bé mà mẹ không ăn hoặc ăn ít.

Đậu phộng

Dị ứng đậu phộng là hiện tượng thường thấy khắp thế giới. Vấn đề này liên quan đến tính chất cơ địa của từng người. Thông thường, dị ứng đậu phộng thường gặp ở người da trắng. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho con, mẹ cũng nên hạn chế dùng đậu phộng cũng như các loại thực phẩm lên men, các loại đồ ăn sẵn, các thực phẩm có chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo. Tác nhân gây bé bị chàm sữa của các loại thực phẩm này đến từ các chất tạo màu, chất bảo quản, chất phụ gia trong quá trình chế biến.

Các loại trứng bao gồm cả trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng, trứng lộn… 

Giải thích cho việc mẹ nên hạn chế trứng khi bé bị chàm sữa là do thành phần protein có trong trứng gây nên cơ chế phản ứng khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da. Dù cả lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chứa các protein có thể gây dị ứng, nhưng dị ứng với lòng trắng trứng lại phổ biến hơn.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao hơn thịt. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch. Chưa hết, các thực phẩm này thường không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người, gây nên phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng..

Các loại hải sản và thịt bò

Nguyên nhân khiến hải sản và thịt bò dễ gây dị ứng là do thành phần chất đạm. Chất đạm khi ăn vào phải được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu. Các chuỗi peptid có trong thịt bò này là tác nhân gây dị ứng, thành phần này sẽ kích thích hệ thống phòng thủ trong cơ thể dẫn đến dị ứng.

bé bị chàm sữa

Khi bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn thịt bò

4. Những lưu ý khi bé bị chàm sữa

– Cắt móng tay và giữ tay sạch. Vệ sinh kỹ lưỡng khu vực sinh hoạt của bé như: gối, ga giường, thảm trải sàn, thú bông, lông thú nuôi… Đồng thời, tránh cho trẻ tiếp xúc với các động vật nhiều lông như: chó, mèo… và tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

– Hạn chế tắm bé lâu bằng các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh. Nếu da bé dễ dị ứng, bạn nên tắm bé nhanh bằng nước ấm và lau khô người bằng khăn xô mềm, đã được giặt các xà phòng dành cho da nhạy cảm.

– Nên mặc cho bé quần áo làm bằng chất liệu cotton rộng rãi, thoáng mát để bé cảm thấy dễ chịu hơn, nhất là vào mùa nắng nóng.

– Cho bé ở trong môi trường trung tính, không quá nóng hoặc quá lạnh và tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

– Định kỳ vệ sinh máy lạnh, quạt máy để bụi bẩn không bám vào cánh quạt, gây ô nhiễm khu vực sinh hoạt của bé.

– Nên đến bác sĩ và không dùng các mẹo chữa bệnh trong dân gian để tránh làm làn da mỏng manh của bé bị tổn thương nhiều hơn.

 

trẻ bị hăm

Nguyên khiến trẻ bị hăm ở kẽ mông mà mẹ chưa biết

Hiện nay việc sử dụng tã, bỉm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất phổ biến, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng hoặc vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn tới hăm da, mà thường gặp nhất là hăm kẽ mông. Vậy thì trẻ bị hăm kẽ mông thường có những dấu hiệu gì để nhận biết? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để có câu trả lời nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở kẽ mông

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm mông rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do các nguyên nhân như: do sử dụng bỉm tã chất lượng kém, do dùng tã bỉm sai cách, do quá lạm dụng phấn rôm, do sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín không hợp với độ tuổi của trẻ. Ngoài ra nếu cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm giàu tính axit cũng sẽ làm tăng nguy cơ khiến mông em bé bị hăm, nhất là trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên trong số các nguyên nhân khiến trẻ bị hăm đỏ mông thì có tới trên 80% trường hợp trẻ sơ sinh bị hăm mông là do mẹ mặc tã sai cách bao gồm cả tã vải và tã giấy. Bởi khi tã của bé bị bẩn, phân và nước tiểu ra nhiều nhưng lại không được thay tã kịp thời, mặc tã quá lâu sẽ khiến cho da của trẻ bị bí, không thông thoáng và ẩm ướt kéo dài, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và khiến mông bị hăm.

trẻ bị hăm ở kẽ mông

Trẻ bị hăm ở mông là hiện tượng diễn ra phổ biến

2. Dấu hiệu trẻ bị hăm kẽ mông

– Các mẹ có thể quan sát thấy ở khu vực quanh mông, kể cả là háng của trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc có những nếp nhăn. Đây là dấu hiệu đặc trưng và dễ nhận biết nhất khi trẻ bị hăm kẽ mông. Sự xuất hiện của các mụn mẩn đỏ này cho thấy vùng da ở mông đang bị dị ứng, kích ứng, từ đó gây ra hiện tượng nổi mụn. Ngoài ra các mẩn đỏ này có thể xuất hiện ở các vị trí khác như bụng, bộ phận sinh dục và cả đùi.

– Vùng da mông bị hăm sẽ có cảm giác nóng hơn so với những vùng da khác, mẹ có thể chạm tay vào vùng này và cảm nhận rõ nhiệt độ tại đây cao hơn.

– Đặc biệt mẹ sẽ thấy bé thường xuyên quấy khóc, mặt nhăn nhó, cảm giác khó chịu, nhất là khi mẹ thay tã bỉm hoặc vệ sinh ở vùng bị hăm thì trẻ càng khóc to hơn.

– Nếu như kéo dài, trẻ bị hăm mông nặng sẽ xuất hiện các mụn mủ thậm chí là các vết loét, gây trầy xước khi va chạm, lúc này viêm nhiễm đã rất trầm trọng.

– Ngoài ra các triệu chứng bệnh hăm háng cũng xuất hiện tương tự như khi bị hăm ở mông, chỉ là khác vị trí, vì vậy các mẹ có thể chú ý quan sát để nhận biết.

Thực tế các dấu hiệu trẻ bị hăm ở mông rất dễ nhận biết bằng mắt thường, kể cả đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, chỉ cần cha mẹ chú ý một chút là có thể dễ dàng phát hiện ra ngay. Đặc biệt sau khi đã phát hiện ra các dấu hiệu hăm thì nên tìm cách giải quyết kịp thời, tránh kéo dài tình trạng hăm có thể lây nhiễm lên cơ quan sinh dục, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

trẻ bị hăm kẽ mông

Dấu hiệu trẻ bị hăm rất dễ nhận biết

3. Cách điều trị khi trẻ bị hăm ở kẽ mông

Để trị hăm mông cho trẻ thì cha mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra độ ẩm ướt của tã và bỉm, tiến hành thay tã kịp thời ngay khi phát hiện trẻ đại tiện hay tiểu tiện. Ngay sau khi thay tã mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ bằng nước ấm, không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh, sau khi rửa xong thì dùng khăn bông mềm lau thật khô, thao tác lau nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho vùng bị hăm.

Ngoài ra cha mẹ cũng nên kiểm tra lại xem chất lượng của loại tã bỉm đang sử dụng cho con đã thực sự tốt hay chưa, có thể thay đổi sang loại tã bỉm khác, nếu thấy hiện tượng hăm cải thiện thì chắc chắn là do dùng tã bỉm kém chất lượng.

Đồng thời, mẹ có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như Kem EmBé – giải pháp hoàn hảo trong việc trị hăm cho bé.

Kem Em Bé chứa Nano Curcumin – tinh nghệ siêu phân tử và các thành phần thảo dược tự nhiên, đã được chứng minh về mặt lâm sàng có thể giúp làm dịu, tái tạo và bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ em. Ngoài khả năng chống hăm vượt trội, Kem Em Bé còn có thể giúp làm dịu da bị viêm đau và để lại cảm giác mềm mại cho làn da, giúp xử lí các vết côn trùng đốt và các tổn thương do chàm sữa, rôm sảy, viêm da, mẩn ngứa…

Xem ngay ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN KEM EM BÉ CHÍNH HÃNG

Để đặt hàng Online (Giao hàng và thu tiền tại nhà) quý khách click vào link dưới 

4. Giới thiệu phiên bản cao cấp Kem Em Bé New

4.1 Thành phần

Kem Em Bé New được bổ sung thêm 2 thành phần mới tạo nên bộ tứ thảo dược:

  • Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng): Chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm sưng đỏ, mẩn ngứa, kích thích tái tạo tế bào da, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Rau má:  Dịu mát da, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, đồng thời kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Cúc La Mã: Làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.
  • Dầu quả Bơ: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Kem EmBé New chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

4.2 Công dụng

  • Chống viêm, kháng khuẩn
  • Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa
  • Dưỡng ẩm, làm mềm da
  • Tạo màng bảo vệ da
  • Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

4.3 Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

4.4 Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé New

  • Kem Em Bé New giá bao nhiêu? Bán ở đâu? Kem Em Bé New có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé New có tốt không? Kem Em Bé New với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé New dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao và được hàng nghìn bà mẹ tin tưởng sử dụng cho con mình.
  • Kem Em Bé New trị hăm tã có tốt không ? Kem Em Bé New được đánh giá rất tốt bởi các chuyên gia đối với vấn đề giải quyết hăm tã ở trẻ. Thông thường, các vết hăm sẽ dịu ngay sau khi sử dụng Kem Em Bé New do những tác dụng toàn diện dưới đây:

+ Làm mát da, dịu nhanh triệu chứng sưng đỏ, mẩn ngứa cho bé cảm giác thoải mái dễ chịu sau khi bôi kem.

+ Kích thích tái tạo các tế bào da mới giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng và ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, làm mềm da cho da bé luôn mềm mại, mịn màng.

Kem Em Bé New chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn (kể cả da nhạy cảm). Hiệu quả và chất lượng của sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi chính sự tin dùng của hàng nghìn bà mẹ Việt.

CAM KẾT TỪ NHÃN HÀNG

Kem Em Bé New là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tâm sức vào các chương trình nghiên cứu về da để tạo nên sản phẩm chăm sóc đột phá dành cho mọi loại da (kể cả da nhạy cảm). Đối với chúng tôi, tính an toàn trong sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.

Kem Em Bé New không gây kích ứng, và phải trải qua những chuỗi kiểm định nghiêm ngặt, để đảm bảo an toàn 100%. Đồng thời, không bao giờ chứa những hợp chất đáng nghi ngại như parabens, hay corticoid.

Kem Em Bé New cam kết đem lại cho bé một làn da khỏe mạnh, sản phẩm sử dụng hiệu quả và an toàn với thành phần 100% từ thiên nhiên.

Đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi, vì Kem Em Bé New chính là giải pháp mà mẹ đang tìm kiếm !

  • Click TẠI ĐÂY để xem danh sách nhà thuốc bán Kem EmBé New chính hãng
  • Click TẠI ĐÂY để đặt mua Kem EmBé New chính hãng giao tận nhà.