Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

nha đam trị rôm sảy

Cách trị rôm sảy bằng nha đam hiệu quả cho bé

Rôm sảy là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên do làn da trẻ rất mỏng manh nên khi điều trị các mẹ nên chọn giải pháp nào vừa hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho da của bé yêu. Các mẹ có thể tham khảo cách trị rôm sảy bằng nha đam cho bé ngay sau đây, thực hiện đều đặn mẹ sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

1. Dấu hiệu khi trẻ bị rôm sảy

Trước khi tìm hiểu cách trị rôm sảy bằng nha đam, các mẹ cần nhận biết dấu hiệu khi trẻ bị rôm sảy để có Trẻ bị rôm sảy thường có biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các vết đỏ kéo dài và lan rộng trên bề mặt da, vị trí thường gặp nhất là ở lưng, cổ, ngực, trán, da đầu hoặc nách, bẹn, háng… Về sau sẽ phát triển thành mụn nhỏ hay sẩn có màu đỏ, kèm theo chảy mủ, vùng da bị rôm sảy sẽ ngứa ngáy khó chịu, kèm theo sưng đau. Đồng thời bé sẽ bị sưng hạch bạch huyết ở nách hoặc cổ, bị sốt hoặc ớn lạnh mà không rõ nguyên nhân. Rôm sảy khiến bé thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc…

cách trị rôm sảy

Rôm sảy là hiện tượng mà rất nhiều bé mắc phải

2. Cách trị rôm sảy bằng nha đam

2.1. Công dụng của nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội, có tác dụng giữ ẩm và làm đẹp da rất tốt, đặc biệt người ta còn chế biến thành thực phẩm như sữa chua nha đam giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Bên cạnh đó thì nha đam còn có công dụng chống viêm, chống dị ứng và giúp các vết thương mau lành, vì thế mà có tác dụng tuyệt vời trong việc trị rôm sảy, hăm ở trẻ nhỏ.

Nha đam được biết đến với khả năng dưỡng ẩm cực tốt, được ví như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, có nguồn gốc từ thiên nhiên nên cực kỳ an toàn, phù hợp với mọi loại da, kể cả là da của trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ, khi sử dụng không lo xảy ra các tác dụng phụ.

Các tinh chất có trong nhựa nha đam giúp làn da tránh mụn, giúp da không bị khô nẻ, đặc biệt nhóm chất axít gama linolenic có trong nha đam có khả năng tiêu viêm, giảm sưng, giúp cho các tổn thương do rôm sảy gây ra nhanh lành, da sớm mọc da non hơn.

2.2. Các cách trị rôm sảy bằng nha đam

Cách trị rôm sảy bằng nha đam thì các mẹ có thể áp dụng các cách sau:

– Cách thứ nhất: dùng lá nha đam đắp lên vùng bị rôm sảy

Với cách trị rôm sảy này các mẹ chỉ cần lấy khoảng 1 lá nha đam tươi, đem rửa thật sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn, đất và vi khuẩn bám trên lá. Rồi dùng dao lột bỏ vỏ, cắt lấy phần thịt nha đam, các mẹ lấy phần có nhiều nhớt nhất đem đắp lên khu vực da bị rôm sảy của bé. Lưu ý mẹ giữ nguyên nhớt như vậy chỉ sau 15 phút là không lại, giúp bé thấy vô cùng dễ chịu.

cách trị rôm sảy bằng nha đam

Cách trị rôm sảy bằng nha đam đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

– Cách thứ 2: đem nấu nước nha đam tắm cho bé

Ngoài việc bôi trực tiếp nhựa nha đam lên da bị rôm sảy thì các mẹ có thể cho nha đam vào nồi nấu với nước, cho thêm ít đường phèn vào hòa cùng, rồi cho bé tắm. Cách trị rôm sảy này giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể cũng như trị rôm sảy cho bé cực hiệu quả. Các mẹ chỉ cần thực hiện liên tiếp 3-5 ngày, mỗi ngày làm khoảng 2 lần sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc kháng viêm, giúp làm da dịu mát và đánh bay các vết ban đỏ.

– Cách thứ 3: dùng nha đam kết hợp với dưa chuột

Để nâng cao hiệu quả hơn thì các mẹ có thể kết hợp lá nha đam với dưa leo (dưa chuột). Cả dưa chuột và nha đam đều có nhiều nước, giúp giữ ẩm da tốt và rất an toàn, lại thêm khả năng làm dịu mát và kháng viêm nên rất thích hợp để trị rôm sảy.

Cụ thể cách trị rôm sảy cho bé yêu này các mẹ dùng thịt nhựa của lá nha đam lẫn dưa chuột thoa lên vùng da bị rôm sảy là các vết mẩn ngứa sẽ nhanh chóng biến mất. Hoặc có thể nghiền nát dưa chuột và lá nha đam đem đắp lên phần da bị rôm sảy của trẻ tầm 10 -15 phút để giúp những vết sần đỏ sẽ dịu đi rồi sớm biến mất.

Lưu ý khi cách trị rôm sảy bằng nha đam các mẹ nên chọn lá nha đam có nhiều thịt, được trồng trong vườn là tốt nhất, thực hiện kiên trì, không bỏ dở giữa chừng, kết hợp vệ sinh sạch sẽ và cho bé nằm trong phòng mát sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Với chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như: tinh chất cúc la mã, tinh dầu hạnh nhân… kết hợp với các thành phần tự nhiên khác, Kem EmBé – sản phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng trong việc ngăn ngừa và điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, Kem EmBé chứa Nano Curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu được ví như một chất kháng sinh tự nhiên, có tính kháng viêm mạnh, làm giảm phản ứng viêm, sưng tấy và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị trầy xước và ngăn ngừa không để lại vết sẹo thâm trên da bé mang đến làn da mịn màng, trắng hồng cho da bé.

 

sử dụng phấn rôm cho bé

Những nguy hiểm khi sử dụng phấn rôm sai cách

Phấn rôm chính là sản phẩm được bào chế dưới dạng bột đóng trong hộp, khi con bị rôm sảy thì các mẹ sẽ dùng bột này thoa lên vùng rôm sảy nhằm mục đích thấm hút hết mồ hôi bám trên bề mặt da, giúp da khô thoáng và sớm khỏi bệnh.

1. Ảnh hưởng khi dùng phấn trị rôm sảy sai cách

– Làm ảnh hưởng tới hô hấp trên của bé: bạn nên biết rằng rôm sảy có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé, ví dụ như trán, mặt, cổ, da đầu, lưng, ngực, nách… vì thế nếu như mẹ thoa phấn rôm không cẩn thận sẽ khiến bụi phấn bám vào mắt và mũi của bé, từ đó khiến trẻ bị ho, khó thở, hắt hơi và sổ mũi, thậm chí là bị phù phổi. Nếu kéo dài sẽ dẫn tới viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi hoặc là tràn khí màng phổi…

– Tăng nguy cơ bị ung thư: bạn sẽ giật mình nếu biết rằng bột talc có trong phấn rôm có thể gây ra các khối u ác tính trong buồng trứng và phổi ở người, mức độ ảnh hưởng do bột talc gây ra tương đương với amiăng. Vì thế nếu như mẹ lạm dụng cho bé dùng phấn trị bệnh rôm sảy sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe về sau của bé.

– Với những bé gái mà sử dụng nhiều phấn rôm trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với những trẻ không dùng phấn rôm. Đặc biệt theo thống kê thì cứ tấm 70 bé gái dùng phấn rôm sảy thì có một bé bị u ác tính ở buồng trứng về sau. Bởi khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái thì các hạt bụi phấn nhỏ li ti sẽ xâm nhập cơ thể và nhiễm vào vùng âm đạo của bé.

– Gây nhiễm trùng da, viêm nang lông: nhiều mẹ không vệ sinh vùng da rôm sảy cho con mà thoa trực tiếp khi da đang tiết mồ hôi. Chính điều đó đã gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó dễ gây ra viêm da, nhất là viêm nang lông.

phấn rôm

Phấn rôm sử dụng sai cách gây ra rất nhiều nguy hiểm

2. Hướng dẫn dùng phấn trị rôm sảy cho bé đúng cách

– Trước khi thoa phấn rôm sảy cho con thì các mẹ cần đảm bảo tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cơ thể cũng như vùng da bị rôm sảy cho bé. Như vậy sẽ giúp cho bề mặt da được sạch, đồng thời thấm khô rồi mới thoa phấn lên.

– Cho phấn rôm ra tay mẹ rồi sau đó mới thoa từ từ lên vùng da bị rôm sảy của bé, tránh đổ trực tiếp lên da bởi như vậy sẽ gây ra tình trạng chỗ nhiều phấn chỗ ít phấn, thoa không đều, đều không tốt cho trẻ.

– Nếu như trẻ bị rôm sảy ở mặt hay trán thì mẹ không nên dùng phấn rôm bởi các vị trí này gần với mắt và mũi, trẻ dễ hít vào và gây bệnh về sau.

– Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi cho bé dùng phấn rôm, với kinh nghiệm trong nghề thì bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn có nên dùng phấn rôm sảy hay không, đồng thời hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất.

– Chọn đúng loại phấn rôm chất lượng tốt: trên thị trường hiện nay có rất nhiều phấn trị rôm sảy cho bé khác nhau, hàng giả xen lẫn hàng thật, vì thế nếu không cẩn thận mẹ sẽ mua nhầm phải hàng kém chất lượng. Vì thế nên tham khảo ý kiến bác sỹ xem dùng loại nào tốt, và đến đúng địa chỉ bán uy tín để được đảm bảo chất lượng. Ngoài ra nếu sau vài ngày sử dụng phấn rôm mà không có hiệu quả, mụn rôm càng mọc nhiều thì các mẹ cần phải dừng lại, đưa bé tới gặp bác sỹ và tìm giải pháp khác.

phấn rôm

Cần sử dụng phấn rôm đúng cách cho bé

Kem EmBé – sản phẩm dành riêng cho da em bé được rất nhiều bà mẹ tin dùng có hiệu quả rất tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như: tinh chất cúc la mã, tinh dầu hạnh nhân, Nano Curcumin… kết hợp với các thành phần tự nhiên khác giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị trầy xước cũng như tổn thương do các tác nhân bên ngoài. Đồng thời, tinh nghệ nano còn kích thích tái tạo tế bào da, giúp nhanh liền sẹo, ngừa vết thâm do côn trùng đốt mang đến một làn da mịn màng, trắng hồng cho bé.

Để đặt hàng Online (Giao hàng và thu tiền tại nhà) quý khách click vào link dưới 

Hoặc Xem ngay ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN KEM EM BÉ CHÍNH HÃNG

   

4. Tham khảo thêm – Thông tin sản phẩm Kem Em Bé

4.1. Thành phần

Kem EmBé chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

Thành phần:

  • Nano curcumin
  • Tinh chất Cúc La Mã
  • Kẽm Oxyd
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E
  • Lanolin, dầu hạnh nhân

4.2. Công dụng

  • Chống viêm, kháng khuẩn
  • Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa
  • Dưỡng ẩm, làm mềm da
  • Tạo màng bảo vệ da
  • Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

4.3. Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

  Kem Em Bé được tư vấn và bán bởi những người có chuyên môn

4.4. Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé

  • Kem Em Bé giá bao nhiêu ? Bán ở đâu?: Kem Em Bé có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé có tốt không ? Kem Em Bé với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano Curcumin (Nghệ Nano) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao và được hàng nghìn bà mẹ tin tưởng sử dụng cho con mình.
  • Kem Em Bé chống rôm sảy có tốt không ? Kem Em Bé được đánh giá rất tốt bởi các chuyên gia đối với vấn đề rôm sảy ở trẻ. Thông thường, việc bôi Kem Em Bé sẽ giúp hết rôm sảy khoảng 2-3 ngày sử dụng, 12h sau khi bôi mẹ sẽ thấy các vết rôm đỡ đỏ hơn rất nhiều. Tác dụng chống rôm sảy là do những tác dụng hiệp đồng dưới đây :

+ Tinh chất nghệ vàng (Nano curcumin): chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm ngứa, giúp làm lành những tổn thương trên da, ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Tinh chất Cúc la mã: làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.

+ Vitamin E: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, giảm ngứa do rôm sảy

+ Kẽm Oxyd: Thẩm thấu nhanh, giữ được độ mềm mịn của làn da. Kháng khuẩn nhẹ, làm săn da, tạo lớp màng bảo vệ da.

+ D-panthenol, Allantoin, tinh dầu hạnh nhân: thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, duy trì độ ẩm cho da tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Do vậy, nếu con bị rôm sảy hoặc bất kỳ vấn đề gì về da, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng cho trẻ.

Continue reading

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

Mách mẹ 8 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

Không phải ngẫu nhiên trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ lại chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong thời gian vừa qua bởi cổ chính là vị trí yêu thích đặc biệt của chứng bệnh ngoài ra này. Vậy nguyên nhân cũng như cách điều trị hiện tượng này như thế nào. Bài viết sau sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu – Dấu hiệu, nguyên nhân, cách trị

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở khu vực cổ là do ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh không được phát triển đầy đủ, khiến mồ hôi không thoát hết được, bị ứ đọng hình thành nên bệnh rôm sảy. Rôm sảy có thể phát triển trong tuần đầu tiên, đặc biệt nếu trẻ sơ sinh được sưởi ấm trong lồng ấp, mặc quần áo quá ấm hoặc bị sốt.

  • Do ở vùng cổ của trẻ sơ sinh có nhiều nếp gấp, vì thế khi mồ hôi thoát ra tại đây dễ bị hút bụi bẩn, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh và gây ra rôm sảy.
  • Do mẹ không chú ý vệ sinh vùng cổ bởi vùng cổ có nhiều ngấn nên dễ bắt bụi. Kèm theo đó khi bú dễ bị trào sữa chảy xuống cổ, hoặc nôn trớ nhưng nếu mẹ không lau kỹ khu vực này thì lâu dần sẽ tạo cơ hội phát triển thành rôm sảy.
  • Ngoài ra trẻ sơ sinh dễ bị rôm sảy là do mồ hôi từ trên đầu quá nhiều chảy xuống vùng cổ, từ đó gây bít tắc lỗ chân lông cổ và gây bệnh rôm sảy.
  • Do khí hậu nhiệt đới: bệnh thường xảy ra vào mùa hè bởi thời điểm này thì nhiệt độ tăng cao, nóng ẩm nên dễ khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn dễ bị rôm sảy hơn.
  • Do thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn so với người lớn, vì thế nếu cha mẹ cho bé mặc quần áo quá dày và chật thì sẽ càng khiến mồ hôi ra nhiều

Tham khảo tại Trung tâm Y tế Mayo Clinic – Hoa Kỳ 

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

  • Khu vực cổ và xung quanh cổ xuất hiện các vết có màu đỏ lan rộng, sau đó mọc lên các nốt mụn nhỏ li ti có màu hồng hoặc là hơi đỏ, thậm chí còn xuất hiện các mụn nước hoặc là các mụn mủ có màu trắng ở khu vực cổ.
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, chính vì ngứa nên trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, hay khóc đêm, ngủ không ngon giấc.
  • Vùng da bị rôm sảy ở cổ có thể bị sưng kèm theo cảm giác đau xót
  • Bên cạnh đó trẻ có thể bị sốt, ớn lạnh mà không rõ nguyên nhân do đâu.
  • Nếu để lâu thì sẽ gây chảy mủ, viêm loét da, khó chữa trị.
trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ khiến bé khó chịu

3. Khi nào đi khám bác sĩ

Rôm sảy thường được làm lành vết thương bằng cách làm mát da và tránh nguồn gây nóng, hạn chế ra mồi hôi ở trẻ.

Bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng kéo dài vài ngày mãi không khỏi, và thậm chí bệnh ngày càng nặng hơn, chẳng hạn như:

  • Đau tăng, sưng, đỏ hoặc ấm xung quanh khu vực bị ảnh hưởng
  • Mủ chảy ra từ các tổn thương
  • Hạch bạch huyết sưng ở nách, cổ hoặc háng
  • Sốt hoặc ớn lạnh
rôm sảy ở cổ
Trẻ bị rôm sảy ở cổ có triệu chứng nặng hơn

Bố mẹ lưu ý cần đưa trẻ đến khám tại bệnh viên chuyên khoa da liễu như: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Bệnh viện Da liễu TPHCM.

Trước khi đi khám bố mẹ cần tìm hiểu kỹ thông tin về: Địa chỉ, thời gian khám bệnh, thủ tục hành chính,… để tránh mất nhiều thời gian đi khám, đặc biệt đối với những gia đình ở xa.

4. 8 cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

Vì trẻ sơ sinh có da nhạy cảm nên mẹ cần phải thận trọng trong việc điều trị rôm sảy cho con, bạn nên chọn phương pháp nào vừa hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé.

4.1. Chọn quần áo thoáng mát cho trẻ

  • Điều đầu tiên bạn cần làm là cởi bỏ bớt quần áo, bỏ khăn cổ, để vùng cổ của bé luôn được thông thoáng.
  • Chọn quần áo cho bé bằng chất liệu thoáng mát, rộng rãi, tốt nhất là cotton. Tránh các loại sợi tổng hợp gây bí, khó thấm hút mồ hôi

4.2. Giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ

  • Dùng khăn ấm vệ sinh vùng cổ cho trẻ hàng ngày, giúp vùng cổ của trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ.
  • Khi cho trẻ bú thì cần chú ý không để sữa chảy vào cổ, nếu có phải lau rửa và lau khô ngay lập tức, tránh nhiễm trùng vết thương.

4.3. Lưu ý khi tắm cho trẻ

Lưu ý về nhiệt độ tắm cho trẻ
Lưu ý về nhiệt độ tắm cho trẻ
  • Khi tắm cho trẻ, bố mẹ không nên chà xát vào vùng rôm sảy. Chỉ nên dùng tay nhẹ nhàng vớt nước massage vùng cổ cho trẻ. Lưu ý nước tắm luôn đảm bảo 37 – 38 độ.
  • Bố mẹ lưu ý không dùng sữa tắm hay xà phòng để tắm cho bé trong giai đoạn này để tránh làm tổn thương cho da
  • Sau khi tắm hoặc lau xong bố mẹ nên dùng khăn khô thấm nhẹ lên vùng da cổ của trẻ, để da của trẻ luôn khô ráo.

4.4. Duy trì phòng ở cho trẻ luôn mát mẻ

  • Duy trì nhiệt độ phòng cho trẻ luôn mát mẻ, nhiệt độ phòng lý tưởng từ 22 – 25 độ C.
  • Thời gian bật điều hòa không nên quá 2-3 tiếng mỗi lần: Vì nằm lâu trong điều hòa không tốt cho sức khỏe của bé, vậy nên sau khoảng 2-3 tiếng dùng điều hòa cần phải tắt đi 10-15 phút, mở cửa phòng để không khí lưu thông.

4.5. Chế độ ăn uống cho trẻ bị rôm sảy ở cổ

  • Cho bé bú hoặc uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất trong quá trình thải nhiệt và tăng cường sức khỏe khi điều trị.
  • Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ bị rôm sảy thì mẹ cũng nên lưu ý bổ sung những thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm nóng trong, giải độc hiệu quả: rau má, rau dền, rau ngót, khoai lang, củ cải, bưởi, lê..
Mẹ cần cho trẻ bú nhiều để bổ sung nước và dinh dưỡng
Mẹ cần cho trẻ bú nhiều để bổ sung nước và dinh dưỡng

4.6. Sử dụng thuốc bôi trị rôm sảy theo chỉ định của bác sĩ

Chỉ nên sử dụng thuốc bôi trị rôm sảy cho trẻ khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh làm dụng thuốc gây dị ứng cho bé.

4.7. Không nên sử dụng phấn rôm trị rôm sảy ở cổ

Vì cổ là khu vực gần mũi, trẻ sẽ dễ hít phải bụi phấn và gây ra các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp. Bột phấn rôm nếu tích tụ trong phổi sẽ làm tắc nghẽn đường thở ở nhiều mức độ, gây thiếu oxy.

4.8. Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy

Bố mẹ nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ, và đeo bao tay mỏng cho bé, tránh để trẻ dùng tay gãi lên vùng rôm ở cổ làm trầy xước các vết rôm sảy, có khả năng dẫn đến nhiễm trùng.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ sẽ không còn là nỗi lo nếu mẹ hiểu rõ nguyên nhân và biết cách chăm sóc đúng cách. Mẹ hãy lưu ngay những cách trên đây để chăm sóc làn da bé yêu luôn khỏe mạnh và mịn màng nhé.

côn trùng đốt sưng tấy

Các bước xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt sưng tấy

Mùa hè có lẽ là lúc mà trẻ con dễ bị côn trùng tấn công nhất, cả ở nhà và khi ra ngoài trời chơi đùa. Tuy hầu hết các trường hợp không nguy hiểm đến tính mạng của con nhưng lại gây ra rất nhiều sự khó chịu cho bé, và cả sự xót xa cho bố mẹ vì con cứ gãi mãi không thôi. Nếu con đã bị côn trùng đốt sưng tấy, bố mẹ cần thực hiện ngay các bước sau cho bé.

Xem thêm:

côn trùng đốt sưng tấy

Côn trùng đốt sưng tấy là hiện tượng rất nhiều bé mắc phải

1. Giảm ngứa khi trẻ bị côn trùng đốt sưng tấy

Với nhiều người mẹ, vấn đề lớn nhất là làm sao ngăn bé không gãi, gây trầy xước da, chảy máu, nhiễm trùng… để làm được điều đó thì đầu tiên phải tìm cách khiến cho vết côn trùng đốt sưng tấy bớt phần ngứa ngáy. Và với làn da trẻ nhỏ, tốt nhất bạn càng ít dùng đến thuốc men và hóa chất càng tốt, thay vào đó hãy dùng các biện pháp càng tự nhiên từ các nguyên liệu có thể đã sẵn ở nhà mình, chẳng hạn như:

Baking soda – mẹ có thể trộn baking soda với lượng nước vừa đủ để tạo hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên vết cắn/đốt của côn trùng, để tự khô đi. Một số mẹ còn chia sẻ mẹo là dùng bột ướp làm mềm thịt thay cho baking soda bôi lên vùng côn trùng đốt bé cũng cho hiệu quả tương tự

Dùng cồn xoa bóp hoặc nước rửa móng tay – nhiều mẹ cho biết bôi trực tiếp các loại dung dịch này lên vết côn trùng đốt sưng tấy ngay khi phát hiện thấy cũng khá hiệu quả.

2. Giảm sưng tấy

Một số trẻ có cơ địa hơi nhạy cảm hơn bình thường một chút nên khi bị côn trùng đốt sưng tấy thì dễ bị sưng to. Nếu con cũng thuộc số này thì có thể thử cách:

Dùng đá lạnh – mẹ có thể bọc một cục đá trong khăn rồi áp lên vết côn trùng đốt sưng tấy khoảng 10 phút, cách làm này không chỉ thấy bớt ngứa mà còn không bị sưng đỏ da;

Dùng nước cây phỉ – đã có nhiều người nói rằng dùng bông thấm loại nước này bôi lên vết côn trùng đốt sưng tấy có thể giúp giảm ngứa, thậm chí còn giúp se, co lại vùng ảnh hưởng của vết đốt.

côn trùng đốt sưng tấy

Cây phỉ trị côn trùng đốt sưng tấy vô cùng hiệu quả

3. Sát trùng và giảm đau nếu bị ong đốt

Ong là một trong những loại côn trùng đốt sưng tấy nguy hiểm nhất. Lúc này mẹ nên dùng giấm sẽ cuốn bay cảm giác ngứa và đau. Hoặc mẹ có thể dùng giấm táo, thấm vào bông rồi áp lên vết đốt để trung hòa nọc của ong cho bé

Đặc biệt, nếu đang ở ngoài trời và xung quanh không có gì khác có thể dùng được thì mẹ có thể dùng bùn. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần bôi chút bùn lên vết đốt, chờ khô đi thì sẽ dễ lấy ngòi và nọc của ong ra cho bé.

Ngoài ra, mẹ có thể lấy vỏ chuối chà lên vết côn trùng đốt sưng tấy để giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Nghe thì có vẻ không thấy mấy liên quan nhưng thật sự đã có nghiên cứu cho thấy trong vỏ chuối có thành phần chống vi trùng và có lượng chất chống oxy hóa cao.

4. Áp dụng các bài thuốc dân gian trị côn trùng đốt sưng tấy

Cuối cùng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ hãy thử tham khảo một số kinh nghiệm xua đuổi côn trùng đốt bé như:

– Mẹ có thể cho trẻ ăn tỏi, vì tỏi là thứ mà côn trùng tự nhiên không ưa; hoặc dùng tinh dầu trà, bằng cách nhỏ vài giọt vào nước rồi xịt hoặc bôi lên da; hoặc mẹ có thể dùng tinh dầu hương thảo chống côn trùng đốt cho bé

– Tránh để nước tù đọng ở trong và xung quanh nhà vì đây sẽ là môi trường lý tưởng để muỗi sinh sôi;

– Khi ra ngoài, hãy mặc quần dài áo dài cho bé và có màu sáng, đi giày kín và tránh cho trẻ chơi gần những bụi rậm;

– Ngoài ra, cũng nên tránh cho con ra ngoài vào lúc rạng sáng hoặc lúc chạng vạng tối.

Để loại bỏ hoàn toàn cảm giác ngứa của các vết côn trùng đốt sưng tấy mà không để lại sẹo hoặc vết thâm trên da bé, các mẹ có thể sử dụng kem EmBé – sản phẩm chống viêm thảo dược dành riêng trong việc chăm sóc da cho bé. Đây là sản phẩm đầu tiên chứa tinh nghệ Nano siêu hấp thu giúp giảm ngứa, ngăn ngừa sẹo thâm mà vẫn dịu nhẹ với làn da của trẻ. Đặc biệt, sản phẩm là kem trị côn trùng đốt cho bé mà hàng ngàn mẹ Việt đã tin dùng.