Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

côn trùng đốt sưng tấy

Một vài lưu ý trong cách xử lý côn trùng đốt sưng tấy

Xử lý vết côn trùng đốt sưng tấy cho bé không phải là khó. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn thường mắc phải những sai lầm khiến cho vết thương hoặc càng trở nên trầm trọng hơn hoặc để lại những di chứng về sau. Dưới đây là một số sai lầm khi trị vết côn trùng đốt mà mẹ nên biết.

Xem thêm:

1. Xử lý vết vết đốt giống với vết cắn

Những vết côn trùng đốt sưng tấy đều mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát hoặc đau nhức thậm chí da bị sưng và phù nề, đôi khi xuất hiện bóng nước gây viêm da. Vết đốt tuy biểu hiện ban đầu giống vết cắn nhưng cách xử lý lại hoàn toàn khác nhau

Vì vậy các mẹ nên quan sát và tỉnh táo để điều trị vết đốt do côn trùng cắn cho bé. Với những vết đốt do muỗi để lại, mẹ có thể sử dụng thuốc trị muỗi đốt cho bé để giảm nhanh những triệu chứng nó để lại.

côn trùng đốt sưng tấy

Các xác định rõ giữa vết đốt và vết côn trùng đốt sưng tấy

2. Xử lý bằng liệu pháp thiên nhiên

Các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh, mật ong, dầu gió…có thể làm giảm ngứa tạm thời nhưng các vết côn trùng đốt sưng tấy là rất nặng nên bôi thuốc kháng sinh để xử lý triệt để hơn. Những phương pháp truyền thông như dùng mật ong,… không điều trị triệt để vết đốt

3. Các vết thương chỉ ngứa và ửng đỏ rồi không sao

Khi trẻ bị côn trùng đốt sưng tấy, các mẹ phải biết chính xác trẻ bị con gì cắn, nếu có triệu chứng như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả một vùng nhiễm khuẩn… có thể đe dọa tính mạng của bé, các mẹ không nên chủ quan mà cần xử lí đúng cách và kịp thời.

côn trùng đốt sưng tấy

Mẹ không nên chủ quan khi chỉ thấy vết đốt ửng đỏ và ngứa

4. Những biện pháp tránh côn trùng đốt sưng tấy bé

Để ngăn ngừa côn trùng đốt sưng tấy trẻ, mẹ nên cho bé mang giày, mặc áo dài tay và quần dài khi chơi ngoài trời, cho bé mặc quần áo nhạt màu sẽ ít thu hút các loại ong. Nếu bé có ý giúp mẹ làm vườn thì nên cho bé mang găng tay. Bôi thuốc chống muỗi, côn trùng trước khi cho bé ra ngoài chơi.

Mẹ nên chú ý đến chỗ chơi của bé, tránh những chỗ cây cối rậm rạp, có nhiều côn trùng hoặc những chỗ gần tổ ong. Mẹ cũng nên dặn bé không được nghịch dại mà chọc phá tổ ong, mạng nhện hay những côn trùng khác vì rất có thể chúng là những côn trùng mang độc.

Nếu nhà có một khoảng sân vườn và bé thường chơi ở đó, mẹ có thể thuê chuyên gia để loại bỏ các tổ côn trùng, tạo một môi trường an toàn cho bé vui chơi.

Ngoài ra, mẹ có thể trồng các loại cây thảo dược trong vườn vừa có tác dụng như một loại thuốc diệt trừ sâu bọ, côn trùng, rệp…vừa có thể làm giảm các vết côn trùng đốt sưng tấy.

5. Mẹo làm giảm các nốt mẩn đỏ, giảm vết thâm sẹo

– Khi trẻ bị côn trùng tấn công nên rửa sạch vùng da bị nổi mẩn đỏ mỗi ngày, nhưng đừng chà xát quá mạnh sẽ làm da bị khô hoặc bị xước, dễ nổi mẩn đỏ nhiều hơn.

– Nên sử dụng thuốc có sự chỉ định của bác sĩ, không nên dùng thuốc tùy tiện

– Hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng da hóa học.

– Tránh sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm có tính chất tẩy rửa mạnh.

– Tránh để trẻ gãi ngứa bởi nếu không da sẽ bị nổi mẩn đỏ nhiều hơn.

– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, kiểm tra nguồn nước và thức ăn dùng cho trẻ.

– Khi trẻ đi ra ngoài, chú ý cho trẻ mặc quần áo dài tay chống nắng và bụi bặm.

– Trẻ bị muỗi đốt thường thường sẽ tự khỏi, những nốt mẩn đỏ sẽ tự biến mất theo thời gian mà không cần phải làm gì cả.

– Nhiều khi các bệnh nhiễm trùng, viêm da, dị ứng nghiêm trọng cũng có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt; tuy nhiên những vấn đề này thường kèm theo nhiều triệu chứng khác nữa.

– Nếu như tình trạng này cứ tiếp diễn và có dấu hiệu côn trùng đốt sưng tấy phát triển nghiêm trọng hơn, bạn nên gọi điện cho bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân thực sự để từ đó điều trị tận gốc vấn đề.

 

 

Trẻ nổi mẩn đỏ là bị bệnh gì?

Trẻ nổi mẩn đỏ là hiện tượng thường gặp. Tuy không gây khó chịu hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé nhưng các bậc cha mẹ vẫn lo lắng khi nhìn vào không biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh gì không? Để giúp các bậc phụ huy có kiến thức và hiểu biết hơn về vấn đề này mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Trẻ nổi mẩn đỏ bệnh gì?

Trẻ nổi mẩn đỏ là tình trạng phổ biến và hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh thường có thể xuất hiện sau khi bé sinh ra được 48 giờ trở đi, thường mẩn đỏ sẽ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định rồi tự hết. Những nốt mẩn đỏ này không hề nguy hiểm.

Trẻ nổi mẩn đỏ được xác định là do một số yếu tố kích thích dư thừa trong cơ thể mẹ thông qua sữa mẹ chuyển sang cho bé. Khi đó, các hormone kích thích dư thừa này sẽ khiến tuyến dầu của bé phát triển tiết thành bã nhờn, bịt kín các lỗ chân lông từ đó dẫn đến nổi mẩn đỏ.

Ngoài ra, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh còn có thể là do phản ứng của hệ miễn dịch hay do dị ứng với thành phần nào khác khi hấp thụ sữa mẹ vào cơ thể.

trẻ nổi mẩn đỏ

2. Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ

Trẻ nổi mẩn đỏ do mụn kê

Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ sau khi được sinh ra 3 tuần tuổi. Mụn có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên bệnh không gây ngứa, đau và sẽ tự hết mà không cần điều trị.

Trẻ nổi mẩn đỏ do chàm sữa

Hiện tượng này thường gặp ở trẻ trên 6 tháng tuổi, nốt mẩn đỏ sẽ nổi ở mặt, chủ yếu là 2 bên má sau đó lan toàn bộ cơ thể.

Trẻ nổi mẩn đỏ do dị ứng

Trẻ sơ sinh có thể bị nổi mẩn đỏ do dị ứng, bởi lúc này sức đề kháng của cơ thể trẻ còn yếu nên khi ti sữa có thể dị ứng với một số thành phần, do lông động vật, dị ứng hoa, hay dị ứng thời tiết…

Trẻ nổi mẩn ngứa do hăm

Hăm da là tình trạng thường gặp ở trẻ có thể thấy nổi mẩn vùng cổ, nách, bẹn. Nguyên nhân chủ yếu là gây mẩn đỏ là hăm tã.

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, biếng ăn… thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.

trẻ nổi mẩn đỏ

Đóng tã quá nhiều/ lâu gây mẩn đỏ

3. Cách xử lý khi trẻ nổi mẩn đỏ

Trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ do các nguyên nhân trên thì không quá nguy hiểm mẹ không cần phải quá lo lắng chỉ cần lưu ý, thực hiện những điều sau để cải thiện tình trạng của bé.

– Cho bé ở nơi rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, tránh nơi đông người.

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng, dễ thấm hút mồ hôi. Quần áo được giặt sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng mặt trời. Không ủ bé quá kĩ, hạn chế đóng bỉm để tránh hăm.

– Dùng sữa tắm chuyên dụng để tắm gọi cho trẻ sơ sinh khuyến khích dùng một số loại lá đun nước tắm.

– Không tự ý mua thuốc về bôi cho trẻ, bơi tỏng nhiều thuốc bôi ngoài da có thành phần độc hại, gây tổn thương cho da trẻ.

– Trong trường hợp bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thì mẹ cần chú ý, quan sát kĩ xem bé bị dị ứng do đâu để từ đó tránh không cho trẻ tiếp xúc.

–  Đảm bảo cho da bé luôn sạch sẽ, không bị nắng gió, vi khuẩn tấn công.

– Tránh để bé gãi lên những vùng da tổn thương.

– Lựa chọn cho bé một thực phẩm phù hợp, đặc bcáciệt phải tìm hiểu về sự kích ứng của con đối với các loại thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cho bé được tốt nhất.

– Cần chú ý cả thực đơn hàng ngày của mẹ bởi các tác nhân gây bệnh có thể đi qua sữa mẹ để xâm nhập vào cơ thể bé.

Ngoài ra, để chăm sóc toàn diện cho làn da của bé các mẹ chọn và sử dụng Kem EmBé – sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kem EmBé là sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ nano cho dòng sản phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với chiết xuất từ các thành phần: Cúc La Mã, Tinh nghệ Nano, Vitamin E, không gây kích ứng da, Kem EmBé là lựa chọn tuyệt vời chăm sóc làn da của bé tránh các hiện tượng: Mẩn đỏ, Rôm sảy, Hăm da, Chàm sữa,… mang đến làn da mịn màng trắng hồng cho bé yêu của bạn.

Có thể mẹ chưa biết: cách trị sảy trên đầu bé hiệu quả

Ngoài những vị trí thường thấy như trán, sau gáy, cổ, nách…thì rôm sảy trên đầu cũng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý các bậc cha mẹ không nên coi nhẹ mà phải tìm cách điều trị càng sớm càng tốt tránh gây ra những hậu quả nặng nề cho bé. Bài viết sau sẽ chia sẻ nguyên nhân, cách trị sảy cũng như cách phòng bệnh sảy hiệu quả cho bé

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy trên đầu

Trước khi tìm hiểu cách trị sảy trên bé cần nắm rõ nguyên nhân khiến bé bị hiện tượng này. Sở dĩ có rất nhiều bé hay bị rôm sảy ở trên đầu chứ không bị ở bất cứ bộ phận nào khác là do, vào thời tiết nóng bức mùa hè nhiệt độ tăng cao nên cơ thể bé sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn nhằm mục đích làm mát cơ thể. Nhưng chính vì mồ hôi tiết ra với lượng quá lớn lại cộng thêm bụi bẩn và nhiễm khuẩn trong không khí sẽ dễ dàng gây tắc lỗ chân lông của trẻ và dẫn tới bệnh rôm sảy.

Đặc biệt da dầu của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh lại thường xuyên bắt bụi, có nhiều tóc che phủ, dễ bị bít lỗ chân lông, dễ bị nóng ẩm và tích tụ các chất bẩn, các bã nhờn, từ đó dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra rôm sảy. Ngoài ra, tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện như ở người lớn nên khi tiết mồ hôi càng dễ tắc nghẽn, đó cũng là lý do vì sao mà trẻ nhỏ thường dễ bị rôm sảy hơn.

cách trị sảy

Trẻ bị rôm sảy trên đầu là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy trên đầu

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh rôm sảy là sự xuất hiện của các mụn nước dưới da, các mụn này sau đó nổi mẩn đỏ gây ngứa cho trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng da, gây viêm nang lông, trẻ thường xuyên quấy khóc khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé yêu. Nhất là da đầu còn gây ảnh hưởng tới não bộ nên các mẹ càng phải chú ý hơn trong công tác điều trị.

3. Cách trị sảy trên đầu cho bé

3.1. Cách trị sảy trên đầu bằng cách dùng thuốc bôi

Nếu trên đầu bé xuất hiện triệu chứng rôm sảy thì cách trị sảy hiệu quả là các mẹ có thể dùng các loại thuốc bôi có chứa thành phần Calamine để bôi lên vùng da bị rôm sảy cho bé. Sau khi bôi sẽ giúp giảm nhanh sự ngứa ngáy và cơn khó chịu cho bé. Ngoài ra thì bạn cũng có thể sử dụng loại kem có công dụng giúp kháng viêm và kháng khuẩn tốt, giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này thì bạn cần tham khảo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc bừa bãi bởi có thể gây hại cho trẻ.

 3.2. Cách trị sảy trên đầu cho bé bằng phấn rôm

Đây là phương pháp được rất nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn để chữa rôm sảy trên đầu cho con. Theo đó cách trị sảy này các mẹ cho phấn rôm ra tay rồi xoa nhẹ nhàng lên vùng da đầu bị rôm sảy sẽ giúp cải thiện bệnh rõ rệt. Tuy nhiên khi thoa phấn rôm thì bạn không được cho trẻ ngồi trước gió để tránh để bụi phấn bay vào mắt, mũi hoặc là miệng trẻ. Nếu không may phấn rôm mà rơi vào miệng, mắt hay mũi có thể gây ra các bệnh về giác mạc, các bệnh về đường hô hấp, gây hại cho sức khỏe của bé.

3.3. Cách trị sảy trên đầu cho bé bằng dầu gội trị rôm cho trẻ

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu gội đầu được sản xuất riêng để gội đầu cho trẻ đồng thời giúp trị rôm sẩy hiệu quả mà các mẹ có thể lựa chọn. Tuy nhiên bạn cần mua tại những cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như giá thành hợp lý nhất.

cách trị sảy

Cách trị sảy bằng cách gội đầu trị sảy cho bé

3.4. Cách trị sảy trên đầu cho bé bằng cách dùng lá để gội đầu

Cụ thể các mẹ có thể dùng lá trầu không, lá trà xanh, lá dâu tằm, lá khế…đem rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi nấu với nước. Chờ cho nước nguội rồi đem gội đầu cho bé, hoặc là dùng khăn xô mềm vắt qua lau nhẹ nhàng vào đầu bé, tránh lau mạnh bởi có thể khiến cho các tổn thương rôm sảy bị bong tróc. Cách trị sảy này vừa an toàn lại vừa hiệu quả, nhưng trong quá trình gội thì các mẹ lưu ý đừng để cho nước vào mắt của bé.

Ngoài ra, nên sử dụng kem bôi trị rôm sảy chuyên dụng cho bé. Mẹ nên chọn các loại kem bôi có thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như kem EmBé để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng và không gây tác dụng phụ cho làn da cũng như sức khỏe của con yêu. Đặc biệt, trong sản phẩm chứa tinh nghệ nano và tinh chất Cúc La Mã, kem EmBé giúp giảm ngứa và trị viêm hiệu quả trong trường hợp rôm sảy.

trị rôm sảy cho trẻ

Tìm hiểu cách trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả

Rôm sảy ở trẻ nhỏ là hiện tượng diễn ra phổ biến, biểu hiện của bệnh là xuất hiện các triệu chứng như ngứa da, da nổi mẩn đỏ, mụn nước tại các vị trí cổ, vai, ngực, lưng… Có rất nhiều cách trị rôm sảy cho trẻ, dưới đây là những lời khuyên và gợi ý cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhanh chóng. Cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng thực hiện ngay đảm bảo mang lại kết quả tốt.

1. Những ảnh hưởng rôm sảy gây ra cho bé

Tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ tuy không gây ảnh tới sức khỏe nhưng lại khiến cho trẻ cảm giác khó chịu, quấy khóc ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt đời thường. Vào thời tiết nắng nóng, trẻ dễ bị rôm sảy do trẻ nô đùa ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Chính vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ tránh bị rôm sảy vào thời tiết nóng nực là việc làm vô cùng cần thiết.

trị rôm sảy cho trẻ

Trị rôm sảy cho trẻ là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm

2. Cách trị rôm sảy cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian

Theo kinh nghiệm từ xa xưa truyền lại có rất nhiều cách trị rôm sảy cho trẻ bằng tự nhiên hiệu quả. Trong đó, các mẹ có thể tham khảo áp dụng theo một số cách, bài thuốc đơn giản dưới đây vừa mang lại hiệu quả nhanh chóng lại an toàn cho bé.

Rau sam tươi

Lấy một nắm rau sam tươi rửa thật sạch, giã lấy nước cho bé uống hoặc pha với nước tắm cho bé. Nước rau sam vị chua, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng sẽ giúp trị rôm sảy cho trẻ, giảm ngứa và dịu da.

Rau kinh giới

Lấy lá cây kinh giới khô để nấu nước tắm cho bé. Hoặc bạn có thể dùng lá kinh giới kết hợp với quả mướp đắng rửa sạch, xay nhuyễn rồi lấy nước tắm cho bé sẽ cho hiệu quả nhanh chóng.

Mướp đắng

Dùng quả mướp đắng trị rôm sảy cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian vô cùng hiệu quả, an toàn. Đó là bạn chỉ cần lấy quả mướp đắng tươi nấu chín hoặc giã nát lây nước tắm cho bé. Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng rất thích hợp để trị rôm sảy cho trẻ, an toàn cho làn da.

Bột sắn dây

Cho trẻ uống nước pha bột sắn dây hàng ngày cũng rất tốt giúp thanh nhiệt, giải độc, làm giảm tình trạng rôm sảy nhanh chóng. Hoặc bạn có thể kết hợp dùng bột sắn dây và nước rau má tươi hòa cho bé uống hàng ngày.

Rau má

Lấy một nắm rau má tươi rửa thật sạch, giã nát rồi cho thêm nước đun sôi để nguội vào lọc lấy nước cho bé uống vào buổi sáng. Bạn có thể thêm vào một chút đường cho bé dễ uống. Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên rất phù hợp để trị rôm sảy cho trẻ an toàn.

trị rôm sảy cho trẻ

Rau má trị rôm sảy cho trẻ vô cùng hiệu quả

3. Những việc nên làm khi bé bị rôm sảy

– Bạn có thể tắm rửa cho bé bằng nước muối pha loãng, tắm nước ấm hay các loại lá cây có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da là cách trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả.

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu vải cotton dễ thấm mồ hôi để không gây bít lỗ chân lông, nóng bức dễ gây rôm sảy.

– Chọn loại phấn rôm đảm bảo chất lượng để bôi cho bé có tác dụng làm giảm ngứa, dịu da và hỗ trợ điều trị rôm sảy.

– Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau quả tươi, uống nước ép trái cây như nước cam, nước rau má, nước sắn dây,… có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể bé để loại bỏ nhanh tình trạng rôm sảy.

– Cha mẹ hãy chú ý tới việc chống nắng cho bé mỗi khi đi ra ngoài. Nên cho bé đội mũ, che dù, đeo khẩu trang… Đây cũng là một trong những cách trị rôm sảy cho trẻ mà mẹ nên lưu ý

4. Những việc mẹ không nên làm khi bé bị rôm sảy

– Trường hợp da bé bị trầy xước thì bạn không nên áp dụng cách trị rôm sảy cho trẻ bằng nước lá để tắm, nhất là dùng bã lá chà xát lên da bé sẽ gây tổn thương và dễ bị nhiễm trùng.

– Hạn chế sử dụng các loại sữa tắm hay massage cho bé để tránh bị khô da và tăng thêm tình trạng bị  rôm sảy.

– Điều quan trọng nhất là bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi trị rôm sảy cho trẻ khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ và hậu quả đáng tiếc.

Kem EmBé điều trị triệt để các tổn thương do rôm sảy mẩn ngứa ở trẻ. Với các thành phần nano curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu cùng các thành phần tự nhiên như: tinh chất cúc la mã, vitamin E, dầu hạnh nhân… cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng ẩm da và thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng đồng thời duy trì độ ẩm và sự mềm mại của da giúp mẹ chăm sóc toàn diện cho da bé.