Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

da trẻ sơ sinh bị khô

Da trẻ sơ sinh bị khô thì phải làm sao?

Da trẻ sơ sinh bị khô không phải là hiện tượng hiếm gặp bởi da trẻ còn khá yếu, mỏng manh chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ vì vậy để giảm thiểu hiện tượng này mẹ cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe từ bên trong cho trẻ cũng như nuôi dưỡng làn da của trẻ từ bên ngoài.

1. Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô

Trẻ sơ sinh có ít nhất 4 tháng đầu đời da chưa hoàn thiện, chúng rất mỏng và dễ bị tổn thương thậm chí nhiễm trùng, tuyến mồ hôi chưa phát triển nên hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Cấu trúc da chưa hoàn thiện, quá non yếu, lớp thượng bì chưa hình thành nên da của trẻ không vững chắc, lượng nước dễ thoát đi và không tích tụ dưới da.

– Tác động từ môi trường bên ngoài như nắng, gió, khí hậu hanh khô khiến da càng mất nước trầm trọng.

– Vệ sinh thân thể cho trẻ chưa hợp lý. Tắm không sạch hoặc quá nhiều khiến cấu trúc da bị thay đổi. Đồng thời việc sử dụng các loại sữa tắm không phù hợp cũng là nguyên nhân gây mất nước cho da.

– Quần áo của trẻ không được thoáng mát và sạch sẽ, nhất là khi còn lưu các dấu vết của xà phòng giặt khiến da bị kích ứng.

– Một số mẹ hay dùng kem hoặc dầu massage cho trẻ mà không biết rằng nó không phù hợp với làn da trẻ bởi chứa rất nhiều hóa chất.

– Da bị dị ứng hay viêm nhiễm làm phá vỡ chức năng cũng như các tầng lớp trong da khiến da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ.

– Chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý, việc này bắt nguồn từ việc ăn uống của mẹ tác động vào nguồn sữa cho trẻ bú, dẫn tới thiếu một số chất cần thiết để nuôi dưỡng làn da.

da trẻ sơ sinh bị khô

Da trẻ sơ sinh bị khô là hiện tượng diễn ra phổ biến

2. Nhận biết hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô.

Khi da trẻ sơ sinh bị khô sẽ có một số biểu hiện thường thấy nhất mà mẹ cần phải quan sát kĩ để kịp thời phát hiện, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng tới trẻ.

– Da khô hơn bình thường, sờ vào có cảm giác không được mịn màng.

– Khô ráp và bong vảy là biểu hiện thường thấy khi da khô.

– Da xỉn màu hơn bình thường.

– Môi khô và thậm chí nứt nẻ.

– Da nổi mẩn đỏ, phát ban.

– Cơ thể trẻ khó chịu, ngứa ngáy.

Da trẻ sẽ nổi mẩn đỏ và phát ban

3. Điều trị da trẻ sơ sinh bị khô.

– Tắm 1 lần/ ngày cho trẻ bằng nước ấm

Thông thường da trẻ sơ sinh bị khô sẽ tự hết sau vài ngày khi trẻ bú đủ và lượng nước cung cấp vào cơ thể trẻ ổn định. Tuy nhiên, có trường hợp kéo dài lâu ngày gây khó chịu cho trẻ, thậm chí da bị viêm nhiễm ảnh hưởng về sau. Vì vậy, mẹ nên có biện pháp khắc phục tình trạng này sớm.

Nên tắm 1 lần/ngày cho trẻ bằng nước ấm, hoặc nước lá chuyên dành cho trẻ. Không tắm quá nhiều lần trong ngày và tắm quá lâu, chỉ nên tắm 10 đến 15 phút.

– Không nên sử dụng các loại xà bông tắm vì chúng chứa hóa chất gây hại cho da.

– Nên dùng khăn tắm khô và sạch để thấm nước ngay sau tắm cho trẻ. Lau nhẹ nhàng từng bộ phận cơ thể.

– Không tắm nước quá nóng, vì càng khiến khô da.

– Hạn chế sử dụng quạt sưởi hay điều hòa cho trẻ vì nó rất hút nước.

– Cho trẻ bú mẹ thường xuyên để cung cấp nước, đồng thời mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau xanh và hoa quả để bổ sung chất dinh dưỡng từ bên trong cho trẻ.

– Phòng ngủ của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ, đủ độ ẩm.

– Vào những hôm thời tiết hanh khô và lạnh cần mặc ấm cho trẻ nhưng phải thoáng, chân và tay nên sử dụng tất.

– Quần áo của trẻ nên sử dụng loại xà phòng dành riêng cho trẻ để tránh tác động vào da.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng Kem EmBé là sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ em được chiết xuất từ thành phần thảo dược thiên nhiên, nhẹ dịu, an toàn với làn da của trẻ. Đặc biệt, Kem EmBé chứa thành phần tinh nghệ nano curcumin giúp giảm nhanh các triệu chứng khô da, mẩn đỏ và bong tróc hiệu quả. Chính vì vậy, Kem EmBé được nhiều bà mẹ tin dùng và coi đó là một giải pháp hoàn hảo để chăm sóc da bé bị khô thẩm thấu cao mang đến làn da mịn màng cho bé.

 

rôm sảy

Cách trị rôm sảy vào mùa hè đơn giản tại nhà cho bé

Việc bé bị rôm sảy tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng bé sẽ phải chịu đựng một cách khổ sở những cơn ngứa mà căn bệnh này mang lại. Nếu không được chữa trị kịp thời chứng rôm sảy ở trẻ có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn như: mụn nhọt, viêm nang lông hay nhiễm trùng da…. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo thật kĩ bài viết dưới đây để nắm được cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân bé bị rôm sảy

Trước khi tìm hiểu cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé , các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rôm sảy để có cách điều trị phù hợp. Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị rôm sảy do tuyến mồ hôi của trẻ đã bị tắc nghẽn. Đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng hoặc cũng có thể do mẹ cho bé mặc quần áo quá kín đáo và không thấm hút mồ hôi tốt.

Lúc đó, khi bé chơi đùa, vận động thì mồ hôi sẽ chảy ra nhiều, nhưng lại không thoát hết được và bị ứ đọng trong các ống bài tiết trên da trẻ. Trong khi đó, các ống bài tiết này lại hay bị bụi và chất cặn bã bịt kín. Từ đây dẫn đến hiện tượng da trẻ bị nổi những mẩn đỏ gây ngứa. Đồng thời, khi nhiệt độ tăng cao cũng sẽ khiến trẻ bị giãn các mao mạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên bệnh rôm sảy.

rôm sảy

Tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn là nguyên nhân chính khiến bé bị rôm sảy

2. Cách trị rôm sảy cho bé

Khi bé bị rôm sảy, ngoài việc bôi thuốc hay cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thì mẹ cũng nên thực hiện những phương pháp sau để giúp con mau lành bệnh và hết ngứanhé.

2.1. Mẹ cho bé uống nhiều đồ mát

Đây là cách trị rôm sảy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Mẹ nên cho bé uống các loại nước mát như: nước chanh, nước cam, nước rau má, nước sắn dây… Hoặc hãy cho bé ăn những món chè vừa bổ vừa giải nhiệt như chè đậu xanh, đậu đỏ…để cơ thể của bé được làm mát từ bên trong, và khiến tình trạng rôm sảy mau hết hơn.

2.2. Quần áo của bé nên được giặt sạch thường xuyên.

Đây là một trong những lưu ý trong cách trị rôm sảy cho bé mà cha mẹ cần lưu ý. Đồng thời, khi phơi quần áo cho con mẹ không nên phơi ở những chỗ khói bụi, để tránh bị vi khuẩn bám vào và sau đó khi con mặc lên người, chúng sẽ xâm nhập vào lỗ chân lông của bé gây rôm sảy.

2.3. Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Mẹ không nên cho bé mặc đồ quá kín đáo hay quần áo mà vải quá dày, không thấm hút mồ hôi tốt. Vì như vậy sẽ khiến bé bị rôm sảy khó lành hơn. Mẹ hãy cho con mặc quần áo thoáng mát và thấm mồ hôi tốt, để da bé không bị bí dẫn đến rôm sảy nặng hơn.

2.4. Thường xuyên tắm rửa cho bé

Cách trị rôm sảy này các mẹ nên tạo  bằng nước mát, kết hợp với việc thay quần áo nhiều lần cho con trong ngày, để bé luôn được sạch sẽ. Ngoài ra, các khăn tắm dùng để lau người cho bé nên là loại khăn sạch và mềm, hơn nữa, mẹ cũng phải thay khăn tắm thường xuyên cho con để bé không bị rôm sảy kéo dài nhé.

Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì nhanh khỏi bệnh

tắm rửa cho bé

Tắm rửa sạch sẽ là cách bảo vệ tốt nhất cho làn da của trẻ nhỏ

2.5. Cho bé chơi ở nơi thoáng mát

Mẹ không nên dẫn bé đi chơi ở ngoài trời khi nhiệt độ tăng cao và nắng nóng, để tránh ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé. Bên cạnh đó, mẹ hãy lau dọn nhà cửa thường xuyên để bé có chỗ vui chơi sạch sẽ, thoáng mát hơn trong thời tiết hanh nóng. Đây là cách trị rôm sảy cho bé đơn giản và hiệu quả mà mẹ cần lưu ý

2.6. Giữ gìn vệ sinh và tìm cách trị rôm sảy phù hợp cho bé

Mẹ nên cắt móng tay sạch sẽ cho con để đề phòng việc bé quá ngứa và dùng móng tay gãi lên chỗ ngứa, chính điều này có thể gây tổn thương và nhiễm trùng da của bé. Ngoài ra, đối với các bé có bú sữa mẹ thì mẹ nên hạn chế ăn uống những đồ nóng, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, dẫn đến việc con bú vào bị “nóng” theo.

Nhằm giúp bé nhanh hết rôm sảy hơn thì mẹ có thể sử dụng những loại “thuốc tự nhiên” theo cách dân gian, để bôi lên da bé hoặc bỏ vào nước tắm cho con cũng được. Một số phương “thuốc” mà mẹ có thể dùng để đem lại hiệu quả cao khi trị rôm sảy cho bé đó là mướp đắng, lô hội, bột yến mạch, dưa chuột…

Ngoài ra, mẹ có thể lựa chọn 1 số sản phẩm kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da trẻ sơ sinh. Những sản phẩm với nguồn gốc tự nhiên là lựa chọn thông minh của mẹ. Kem Embé – sản phẩm được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu với thành phần hoàn toàn thiên nhiên từ nghệ và Cúc La Mã nên rất an toàn cho trẻ nhỏ giúp trị các triệu chứng rôm sảy, mẩn ngứa, khô da, côn trùng đốt… mang đến làn da mềm mại, mịn màng cho bé trên hành trình phát triển toàn diện.

Xem thêm: Cách đơn giản trị rôm sảy cho bé vào mùa nắng nóng

trẻ bị nổi mẩn đỏ

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là hiện tượng bệnh lý về da rất nhiều bé mắc phải và thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây cũng là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng. Vì vậy mẹ cần theo dõi để xác định đúng nguyên nhân trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ khắp người để có cách điều trị phù hợp.

1. Nguyên nhân gây ra mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

1.1. Mụn sữa

Mụn sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người. Nguyên nhân của mụn sữa là do hormone bé nhận được từ mẹ. Mụn sữa không nguy hiểm và không gây đau ngứa, khó chịu cho bé. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng mà không cần điều trị.

1.2. Phát ban

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ giống như muỗi đốt, đầu có nước hoặc mủ. Các nốt mẩn đỏ này không khiến bé đau đớn và có thể tự khỏi sau vài tuần. Để tránh tổn thương làn da mỏng manh của bé mẹ không nặn các nốt này.

1.3. Nhiễm trùng

Các loại bệnh do virut cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người. Các nốt mẩn đỏ thường không sưng và không ngứa. Một số loại bệnh thường gặp bao gồm thủy đậu, sởi… Nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra hiện tượng phát ban khắp người.

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

1.4. Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến thứ hai gây mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Khi da bị tiếp xúc với chất gây dị ứng nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến thành các vết loét và có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.

1.5. Rôm sảy

Khi bị rôm sảy trên da bé sẽ xuất hiện những nốt hoặc mảng màu đỏ. Nguyên nhân của rôm sảy là do lỗ chân lông bị tắc khiến mồ hôi không thoát ra được. Rôm sảy thường xảy ra vào mùa hè.

2. Cách cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để có thể có biện pháp chữa trị phù hợp. Sau đây là những điều mẹ nên làm để giúp bé mau chóng khỏi bệnh:

2.1. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ mẹ cần phải vệ sinh da cho bé mỗi ngày. Tùy vào loại bệnh bé mắc phải mà có cách vệ sinh phù hợp. Đối với các trường hợp không kiêng nước mẹ có thể lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm xây xát, tổn thương da bé.

2.2. Tránh các tác nhân gây dị ứng

– Mẹ cần hạn chế cho bé tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng da.

– Lựa chọn quần áo phù hợp. Các vết mẩn đỏ sẽ khiến cho bé khó chịu, không thoải mái vì vậy mẹ cần cho bé mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, không gây trầy xước da.

– Không cho bé gãi. Mẹ nên chú ý để bé không chạm vào các vết ngứa khiến cho da bị tổn thương, gây nhiễm trùng.

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Cần lựa chọn quần áo phù hợp cho trẻ

3. Lưu ý khi xử lý mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

– Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người có thể là dấu hiệu của các loại bệnh lây truyền như sởi, chân tay miệng, thủy đậu… Vì vậy mẹ cần xác định chính xác bệnh tình của bé. Nếu bé bị các loại bệnh trên mẹ cần cách ly con để phòng tránh lây nhiễm.

– Ngoài ra, mẹ nên cho bé đến bác sĩ khám để có cách điều trị tốt nhất, tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Khi bé bị bệnh, điều quan trọng là cần giữ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường để tăng cường sức đề kháng.

– Cha mẹ và những người chăm sóc cần rửa sạch tay bằng xà phòng để đảm bảo an toàn vệ sinh.

– Để phòng tránh các loại bệnh truyền nhiễm, bé cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người. Các mẹ cần lưu ý thật rõ để tìm các phương hướng điều trị tại nhà hoặc thăm khám từ bác sĩ để giúp bé nhanh hết bệnh.

 

Những tác hại của phấn rôm mà mẹ chưa biết

Các bác sĩ hiện nay đều khuyên mẹ không nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh. Trong khi đó, các mẹ lại cho rằng phấn rôm có thể giúp bé hút ẩm tốt. Vậy sau cùng, có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Phấn rôm thực chất là gì?

Phấn rôm chính là bột talc được nghiền mịn. Tùy mỗi nhà sản xuất mà phấn rôm có thêm nhiều thành phần trong công thức. Ngoài bột talc là thành phần chính ra, phấn rôm thường được thêm vào: muối, muối kẽm, canxi, chất béo cùng một số hương liệu tạo mùi. Vì bột talc có đặc tính hút ẩm cao nên phấn này thường được thoa lên cách vùng dễ ẩm như hai bên bẹn, nách và các vùng có nếp gấp trên cơ thể trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, ngoài lợi ích này ra, phấn rôm cũng đem lại rất nhiều vấn đề. Chính vì vậy mới có chuyện nhiều người đặt ra câu hỏi có nên dùng phấn này cho trẻ sơ sinh hay không. Để biết câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu xem phấn rôm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe gì nhé!

phấn rôm

Phấn rôm không thể được sử dụng tùy tiện cho trẻ sơ sinh

2. Các ảnh hưởng đáng ngại của phấn rôm

Dù hút ẩm tốt và giúp da trẻ khô thoáng nhưng các vấn đề khác đối với việc sử dụng phấn rôm cho trẻ sơ sinh cũng rất đáng quan ngại:

2.1. Ảnh hưởng đến việc hô hấp

– Nếu hít phải phấn này, trẻ sơ sinh sẽ dễ sặc, ho, nhạy mũi, sổ mũi. Những bé dị ứng nặng do hen suyễn còn có thể khó thở, tím tái hoặc bị nôn ói và ảnh hưởng xấu đến phổi. Biểu hiện lâm sàng do ảnh hưởng của phấn rôm đến hệ hô hấp theo thời gian sẽ nặng dần, diễn biến thành: viêm phế quản, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.

– Thậm chí, nếu hít phấn rôm trong thời gian dài còn có thể dẫn đến “bệnh bụi phổi”. Các thành phần có trong bột phấn này như talc, amian và silica sẽ làm xơ hóa mô kẽ, đồng thời tạo thành các u hạt nếu tích tụ lại trong phổi. Nguy hiểm nhất là đối với những trường hợp này, biện pháp loại thải độc chất thường không phát huy tác dụng nên chắc chắn sẽ để lại di chứng phổi nặng nề về sau.

– Trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng rất nhạy với những căn bệnh về đường hô hấp. Do đó, nếu có ai hỏi có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không thì chắc chắn câu trả lời của các bác sĩ Nhi khoa luôn là “Không”.

2.2. Gây ung thư phổi

Hơn 30 năm qua, các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh bột phấn rôm tích tụ lâu dài trong phổi có thể gây ra các khối u ác tính với mức độ trầm trọng không khác gì amiăng. Đặc biệt là đối với các bé gái, các nghiên cứu cũng có chỉ ra những con số cụ thể đối với việc dùng phấn này trên trẻ nữ và cho thấy cứ trong 70 em dùng phấn  sẽ có 1 bé bị u ác tính ở buồng trứng khi đến tuổi trưởng thành. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do các bộ phận sinh dục nữ và hố chậu vốn thông với bên ngoài. Do đó những bụi phấn thâm nhập dễ dàng, gây ra hiện tượng tích tụ theo thời gian và tạo điều kiện cho các tế bào ung thư nổi dậy.

phấn rôm

Phấn rôm nếu dùng không đúng cách gây rất nhiều tác hại

3. Những lưu ý khi dùng phấn rôm cho trẻ nhỏ

Sau tất cả những cảnh báo trên, chắc chắn bạn đã biết có nên dùng phấn  này cho trẻ sơ sinh không. Nhưng nếu phải dùng đến, bạn cần phải tuân thủ các điều sau:

– Tránh đập hoặc thoa phấn trực tiếp lên mình bé

– Chọn sản phẩm phấn rôm từ các thương hiệu uy tín và phải thử phản ứng của trẻ trước khi sử dụng lâu dài. Thời gian theo dõi phản ứng trên da thông thường kéo dài trong 24 giờ.

– Tránh đập hoặc thoa phấn rôm trực tiếp lên mắt, phổi và bẹn của bé vì nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

– Nên đổ một ít ra tay và thoa đều phấn rôm trước khi thoa lên mình trẻ.

Thay vì dùng phấn rôm các mẹ có thể sử dụng Kem EmBé – sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ em được chiết xuất từ thành phần thảo dược thiên nhiên, nhẹ dịu, an toàn với làn da của trẻ. Đặc biệt, Kem EmBé chứa thành phần nano curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, nhanh lành da, dưỡng ẩm cho da một cách toàn diện giúp trị các triệu chứng khô da, hăm da, côn trùng đốt… mang đến làn da mịn màng, hồng hào cho con yêu của bạn.