Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

hăm tã giấy

Cách điều trị và phòng bệnh hăm tã giấy ở trẻ

Hầu hết các bé hiện nay đều được sử dụng tã giấy thay vì sử dụng tã vải như trước đây, bởi tã giấy tiện lợi hơn nhiều trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ bị hăm tăng cao hơn. Tại sao trẻ bị hăm tã giấy? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Câu trả lời sẽ có ngay trong các chia sẻ dưới đây.

Xem thêm:

1. Hăm tã là gì?

Hăm tã được hiểu một cách đơn giản đó là tình trạng viêm da phát triển ở khu vực tã lót của trẻ, hoặc nói cách khác đó là tình trạng viêm da do kích ứng với tã. Trẻ bị hăm tã thường có biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhẹ giống như bị phát ban kèm theo nóng rát và đỏ ửng ở vùng bị hăm. Các vị trí hăm tã thường gặp phải kể đến như hậu môn, mông, háng, bẹn, cơ quan sinh dục, thậm chí lan sang cả đùi. Nhiều trường hợp nặng còn bị phồng rộp ra khiến trẻ bị đau rát khó chịu, thường xuyên quấy khóc…

Hăm tã có nhiều mức độ, trong đó có hăm tã nhẹ và hăm tã nặng, thông thường nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và điều trị thì hăm tã sẽ chuyển từ nhẹ sang nặng, đặc biệt khi hăm nặng thì thường gây khó khăn hơn cho việc điều trị, thậm chí nhiều bé còn bị viêm da nặng, nhiễm trùng và rộp ra, chảy mủ da.

hăm tã ở trẻ

Hăm tã là hiện tượng diễn ra phổ biến ở trẻ

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã giấy

Tã giấy khác hoàn toàn với tã vải, tã vải được làm bằng chất liệu vải, có thể giặt giũ phơi khô và tái sử dụng nhiều lần. Còn với tã giấy là loại tã đóng túi, chỉ dùng 1 lần duy nhất rồi vứt bỏ, không thể tiếp tục sử dụng được. Sở dĩ trẻ dễ bị hăm tã giấy là do thành phần của tã giấy không an toàn, khả năng thấm hút kém, cơ chế chống trào ngược kém, trong khi da của bé, nhất là da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dễ bị kích ứng và hăm.

Ngoài ra với tã giấy có chất lượng kém nên nếu cha mẹ không chú ý kiểm tra và thay tã thường xuyên cho con, sẽ tạo cơ hội cho các loại enzym có trong phân và nước tiểu sẽ xâm nhập da của trẻ, từ đó dễ dàng gây hăm tã ở trẻ. Nhiều bà mẹ không tìm hiểu rõ nguồn gốc tã giấy, mua phải sản phẩm kém chất lượng không có nguồn gốc rõ ràng nên đã vô tình khiến con bị hăm tã mà không hay biết.

3. Cách xử lý hăm tã ở trẻ sơ sinh

  • Kiểm tra chất lượng tã mà bạn đang dùng cho con:
    • Hầu hết các bé bị hăm tã giấy hiện nay là do bị dị ứng với tã giấy đang dùng. Do đó các mẹ cần xem xét lại xem sản phẩm tã giấy con đang dùng có tốt không, có phải của hàng chính hãng không, có nguồn gốc xuất xứ từ đâu
    • Nếu là hàng kém chất lượng thì cần phải bỏ ngay và chuyển sang dùng sản phẩm tã tốt. Hoặc nếu chất lượng tã tốt nhưng do da bé nhạy cảm thì bạn có thể đổi sang sử dụng tã lót của các thương hiệu tã khác xem sao.
  • Tiếp đó phải thay tã thường xuyên cho bé:
    • Việc để tã đầy phân và nước tiểu quá lâu là nguyên nhân dẫn tới hăm tã trẻ em. Do vậy khi bé đang bị hăm tã thì các mẹ cần phải cẩn trọng hơn, thường xuyên kiểm tra tã và thay tã cho bé
    • Nhất là với trẻ sơ sinh thường xuyên đi tiểu nhiều lần thì phải kiểm tra liên tục để thay, tránh trường hợp để nước tiểu đầy ngấm vào tổn thương sẽ khiến hăm trở nên nặng hơn.
  • Ngoài ra hăm tã ở bé gái thường khó chữa hơn ở bé trai, do vậy các mẹ cần chú ý trong khâu vệ sinh, lau chùi nhẹ nhàng tránh mạnh tay có thể gây trầy xước da của bé.
thay tã thường xuyên cho bé
Các mẹ nên chú ý thay tã thường xuyên cho bé

4. Dùng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị hăm tã

Kem EmBé là sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm được chiết xuất từ nano curcumin – tinh nghệ siêu phân tử và các thành phần thảo dược tự nhiên, đã được chứng minh về mặt lâm sàng có thể giúp làm dịu, tái tạo và bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ em.

Kem EmBé còn chứa các hoạt chất thiên nhiên, an toàn, dịu nhẹ, tạo thành một màng bảo vệ trên da bé, do đó giúp ngăn chặn các tác nhân gây kích ứng (nước tiểu và phân) tiếp xúc với da. Ngoài khả năng chống hăm vượt trội, kem EmBé còn có thể giúp làm dịu da bị viêm đau, ngăn ngừa thâm sẹo mang lại làn da trắng hồng, mềm mịn cho bé.

trị rôm sảy cho bé

Mẹo dân gian trị rôm sảy cho bé hiệu quả

Mặc dù rôm sảy ở trẻ sơ sinh được coi là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu như các mẹ chủ quan và không kịp thời có cách xử lý kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng da, viêm nang lông hoặc nặng hơn là gây sốc do nhiệt. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ nắm được cách trị rôm sảy cho bé sơ sinh chuẩn không cần chỉnh.

Xem thêm:

1. Rôm sảy là hiện tưởng phổ biến vào mùa hè

Các chuyên gia cho rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị rôm sảy. Đặc biệt vào mùa hè thời tiết nắng nóng khiến cho các mao mạch trên da bị giãn, mồ hôi tiết ra nhiều hơn, nếu không thoát được sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây ra ra các nốt viêm gọi là rôm sảy. Rôm sảy thường xuất hiện từng đám ở những vùng da có nhiều mồ hôi như trán, lưng, ngực, da dầu, cổ…

trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu

2. Các cách trị rôm sảy cho bé

2.1. Trị rôm sảy cho em bé bằng cách cho bé uống bột sắn dây

Bột sắn dây được biết đến với công dụng làm mát cơ thể, giúp đào thải nhanh các độc tố trong cơ thể ra bên ngoài, đồng thời còn có khả năng bồi bổ cho cơ thể, chính vì thế rất tốt đối với trẻ bị rôm sảy. Cách trị rôm sảy cho bé bằng bột sắn dây vô cùng đơn giản: mẹ có thể lấy bột sẵn dây pha với nước ấm rồi cho bé uống hàng ngày. Chỉ với lượng nhỏ bột sắn dây mỗi ngày cũng có tác dụng giúp trị rôm sảy trẻ nhỏ từ bên trong cơ thể, đồng thời còn là giải pháp ngăn ngừa rôm sảy cho bé yêu cực hiệu quả mà mẹ không nên bỏ qua.

2.2. Trị rôm sảy cho bé bằng cách tắm nước mướp đắng

Theo đông y thì mướp đắng tuy đắng nhưng có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể tốt, là thực phẩm tự nhiên giúp trị rôm sảy cho bé vào những ngày nắng nóng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra mướp đắng còn có chứa các thành phần có khả năng diệt khuẩn, làm mát da, nên giúp chữa rôm sảy một cách nhanh chóng.

Để trị rôm sảy cho bé, các mẹ dùng 2-3 quả mướp đắng đem xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi đem bôi lên những vùng da bị rôm sảy. Để nguyên như vậy tầm 10 phút thì cho bé tắm lại bằng nước sạch. Hoặc đơn giản hơn thì các mẹ có thể cho mướp đắng vào nồi nấu sôi, đợi cho nước nguội rồi tắm cũng rất tốt. Chỉ sau 4-5 ngày tắm nước mướp đắng là cá mụn rôm sảy sẽ biến mất hoàn toàn.

2.3. Trị rôm sảy cho bé bằng cách thoa và tắm với nước gừng

Gừng là gia vị và cũng là vị thuốc quý có tác dụng trị được nhiều bệnh và được đông y đánh giá cao. Theo đó với những bé bị rôm sảy thì các mẹ có thể lấy vài nhánh gừng tươi đem rửa sạch, để nguyên vỏ giã nát lấy nước, dùng khăn mềm thấm nước đó rồi thấm lên vùng da bé bị rôm. Hoặc cũng có thể đem giã nát gừng rồi cho vào nồi nấu sôi với nước, cho bớt nóng rồi cho bé tắm, chỉ sau 3 ngày sử dụng rôm sẽ lặn hoàn toàn.

2.4.Trị rôm sảy cho bé thông qua chế độ ăn uống

Cơ chế phát sinh ra rôm sảy đó chính là do nóng trong người gây ra, do vậy nếu mẹ biết cách điều chỉnh ăn uống sẽ giúp trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả mà ít người biết tới. Cụ thể các mẹ nên cho con uống nhiều nước hơn, nên ưu tiên cho bé uống và ăn đồ có tính mát, như vậy sẽ giúp làm mát từ trong ra ngoài, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Bên cạnh đó các mẹ cũng cần tránh cho bé ăn uống đồ nóng, đồ có nhiều đường.

2.5. Trị rôm sảy ở trẻ nhỏ bằng cách cho bé tắm với lá dâu tằm

Đây là cách trị rôm sảy cho bé rất nhiều bà mẹ áp dụng và thành công. Theo đó bạn có thể lấy lá dâu tằm đem rửa sạch và đun sôi với nước, để cho nước nguội rồi cho bé tắm hàng ngày. Ngoài ra để tăng hiệu quả trị rôm sảy thì các mẹ có thể rắc thêm ít bột đậu xanh lên vùng da bị rôm sảy sau khi tắm bằng lá dâu tằm, sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn nhiều.

Xem thêm: 5 cách trị rôm sảy an toàn và hiệu quả cho bé

trị rôm sảy cho bé

Lá dâu tằm là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả

3. Sử dụng kem bôi trị rôm sảy chuyên dụng cho bé

Việc lựa chọn kem bôi phải thực sự kĩ lưỡng nếu không sẽ gây phản ứng ngược bởi da bé, đặc biệt với bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm. Mẹ nên chọn các loại kem bôi có thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Kem EmBé để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng và không gây tác dụng phụ cho làn da cũng như sức khỏe của con yêu. Với tinh nghệ nano và tinh chất Cúc La Mã, kem EmBé giúp giảm ngứa và trị viêm hiệu quả trong trường hợp rôm sảy, đồng thời với công nghệ Nano hiện đại dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, hết thâm sẹo mang đến làn da mịn màng cho bé.

 

hăm tã

Nguyên nhân hăm tã ở trẻ là do đâu?

Mặc dù hăm tã là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng này nếu nắm được các nguyên nhân gây bệnh. Hăm tã do đâu mà ra? Các mẹ nên tham khảo ngay những chia sẻ cụ thể dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

1. Do cha mẹ không chú ý thay tã thường xuyên cho con

Đây là lý do thường gặp nhất dẫn đến hăm tã ở trẻ. Da của bé cực kỳ mỏng manh, non yếu, nhất là với trẻ sơ sinh thì da chưa có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Chính vì thế khi tã đầy nhưng bạn không kịp thời thay tã cho bé thì da của trẻ sẽ phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu, các enzym có trong nước tiểu và phân sẽ thẩm thấu ngược vào da, ngấm vào các lỗ chân lông, từ đó dẫn tới hăm tã.

hăm tã

2. Do chất lượng của tã lót kém, có chứa hóa chất bảo quản

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã bỉm khác nhau, nếu mẹ không tinh ý mà chọn mua phải các loại tã kém chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, thành phần tã có chất bảo quản hay hóa chất sẽ rất dễ gây dị ứng da bé. Đồng thời các loại tã chất lượng kém thường có khả năng thấm hút cũng như chống trào ngược cực kém, không tạo ra được độ thông thoáng cho da, khiến da luôn ẩm ướt, là thủ phạm khiến bé bị hăm tã.

3. Bé bị hăm tã do mẹ lạm dụng phấn rôm

Sử dụng phấn rôm không đúng cách không những không trị khỏi hăm tã cho bé mà còn làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đang bị ảo tưởng về sức mạnh của các loại phấn rôm hiện nay, họ nghĩ rằng nó an toàn và cứ thế sử dụng để bôi cho con, thậm chí ngay sau khi tắm rửa cũng bôi để giúp bé thơm tho, chống rôm sẩy. Tuy nhiên chính việc lạm dụng, sử dụng bừa bãi như vậy lại là thủ phạm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da, da không được thông thoáng và làm xuất hiện tình trạng hăm tã. Không những thế nếu như các mẹ mà dùng phấn rôm không đảm bảo chất lượng cũng gây kích ứng da.

Thay vì sử dụng phấn rôm, các mẹ có thể sử dụng Kem EmBé – sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm được chiết xuất từ nano curcumin – tinh nghệ siêu phân tử và các thành phần thảo dược tự nhiên, đã được chứng minh về mặt lâm sàng có thể giúp làm dịu, tái tạo đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy và giảm ngừa thâm sẹo hiệu quả mang đến làn da mịn màng, hồng hào cho bé.

4. Do mẹ không lau khô người, nhất là vùng kín cho bé sau khi tắm hoặc vệ sinh

Ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để da bé bị hăm, nhiều ông bố bà mẹ sau khi tắm cho con đã vội vã quấn ngay tã mà không dùng khăn khô lau sạch. Hoặc sau khi trẻ đi tiểu, đi đại tiện nhưng không lau khô, vẫn còn ướt vùng da mông, hậu môn hay cơ quan sinh dục…nhưng đã mặc luôn tã vào. Chính vì thế chỉ sau một thời gian, vi khuẩn có điều kiện tấn công gây viêm da, hình thành nên hăm tã.

hăm tã

Cần lau khô người sạch sẽ cho bé sau khi tắm

5. Trẻ bị hăm tã do quấn tã quá chặt, lạm dụng việc dùng tã

Thực tế việc dùng tã, nhất là tã giấy mang lại sự tiện lợi cho người mẹ trong quá trình nuôi con, tuy nhiên do quá lạm dụng tã giấy đã khiến làn da trẻ bị ngăn cách với không khí bên ngoài, da bé luôn trong tình trạng bí bách, thường xuyên bị trào ngược phân và nước tiểu. Thêm vào đó việc mẹ quấn tã quá chặt đã vô tình khiến da trẻ bị cọ xát, không được thông thoáng, là nguyên nhân dẫn đến hăm tã.

6. Trẻ bị hăm tã do không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho bé

Trẻ nhỏ thường xuyên đi tiểu và đại tiện, do vậy nếu như cha mẹ mà không lau chùi, rửa ráy, vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhất là ở vùng kín sẽ tạo cơ hội cho bụi bẩn bám vào, vi khuẩn phát triển, sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới hăm tã. Thậm chí việc lạm dụng sữa tắm hoặc các loại dung dịch vệ sinh không phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng gây hăm tã.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây thì các mẹ có thể biết được được nguyên nhân hăm tã do đâu? Dựa vào đó để phòng ngừa bệnh thì các mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho bé, thay tã bỉm thường xuyên, sử dụng tã bỉm chất lượng tốt, không nên lạm dụng phấn rôm, đặc biệt nên ưu tiên sử dụng tã vải hơn tã giấy…

 

 

bé bị chàm sữa

Những lưu ý khi điều trị bé bị chàm sữa

Chàm sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do môi trường sống, chế độ dinh dưỡng hoặc do di truyền. Để chăm sóc làn khi bé bị chàm sữa, các mẹ cần lưu ý những điều sau.

1. Biểu hiện khi bé bị chàm sữa

Xuất hiện những nốt mẩn trắng nhỏ, hình dáng tròn, nổi hẳn trên da, tụ thành từng cụm, thường xuất hiện ở vùng má, trán và cằm. Những nốt mẩn trắng này sau thời gian ngắn sẽ rỉ nước, đóng mày trên vùng da tổn thương, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải

2. Nguyên nhân bé bị chàm sữa

– Do làn da thiếu độ ẩm: Đây được xem là nguyên chính của hiện tượng này. Vì vậy, với những khu vực có kiểu thời tiết lạnh và khô thì hiện tượng này càng trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ.

– Do chế độ ăn uống: Một vài nhóm thực phẩm có thể là tác nhân chính khiến bé bị chàm sữa. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát và tìm hiểu xem bé có bị dị ứng với bất cứ món ăn nào không.

– Do yếu tố di truyền: Yếu tố gia đình có người tiền sử dị ứng cũng được xem xét đến. Nếu trong gia đình có người bị bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa sẽ rất cao.

3. Cách điều trị khi bé bị chàm sữa

3.1. Điều trị chàm bằng dầu dừa

Theo lời khuyên của bác sĩ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị chàm sữa không nên vào bệnh viện để chữa trị vì sợ sẽ bị nhiễm trùng nặng hơn. Nên sử dụng phương pháp thiên nhiên điều trị sẽ tốt hơn. Một trong những phương pháp đó chính là dầu dừa.

Hàng ngày, sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lau khô người cho trẻ. Nhất là vùng da bị chàm sữa. Sau đó thoa một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên da trẻ. Để khoảng 15 phút sau lấy giấy thấm bớt lượng dầu còn thừa trên da. Các mẹ cần thường xuyên thực hiện bôi dầu dừa và đảm bảo về sinh sạch sẽ cho da bé để nhanh chóng loại bỏ các biểu hiện khi bé bị chàm sữa hiệu quả.

3.2. Chữa bệnh chàm sữa bằng lá trầu không

Lấy lá trầu không rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó, bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa của bé. Nên thoa vào buổi tối rồi chờ nước lá trầu không khô lại thì cho bé đi ngủ. Sáng hôm sau rửa mặt với nước sạch cho bé. Thực hiện liên tục khoảng 3-5 lần là vết chàm sữa sẽ khỏi hẳn.

Bạn cũng có thể dùng lá trầu không để tắm cho bé. Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun với nước sôi. Chờ nước nguội thì dùng nước này tắm cho trẻ.

trị hăm cho bé

Điều trị chàm sữa bằng lá trầu không cho bé

3.4. Chữa bệnh chàm sữa bằng trà xanh

Chuẩn bị: Một nắm lá trà xanh

Cách làm: Lấy lá trà xanh và đun sôi. Sau đó để nước ấm và cho bé ngâm mình trong lá trà xanh. Bước tiếp theo, các mẹ lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ lên vùng da bé bị chàm sữa. Kiên trì thực hiện cách này đều đặn hàng ngày để nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh chàm sữa gây khó chịu cho trẻ.

4. Cách chăm sóc khi bé bị chàm sữa

– Nhiều trẻ bị dị ứng với nước hoa, thuốc nhuộm và các hóa chất trong các sản phẩm gia dụng như xà phòng, chất tẩy rửa, nước xả vải,… Vì vậy, hãy tránh xa các sản phẩm này. Thay vào đó, hãy sử dụng những loại sản phẩm dịu nhẹ không chứa xà phòng và các chất kích ứng cho da của bé.

– Kiểm tra kỹ các thành phần kem dưỡng ẩm bạn dùng cho bé, vì dưỡng ẩm cho da là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất cho căn bệnh này ở trẻ nhỏ.

– Các loại sản phẩm dưỡng ẩm an toàn và dịu nhẹ cho da của bé bố mẹ có thể mua cho bé ở tất cả các hiệu thuốc hoặc các siêu thị cho bé trên toàn quốc.

– Trẻ em bị bệnh chàm cần mặc các loại vải mỏng, nhẹ, thoáng khí. Các bà mẹ nên lưu ý mặc thành nhiều lớp cho bé, để dễ cởi ra khi cần thiết bởi nếu cơ thể quá nóng có thể làm bệnh tình trầm trọng thêm.

– Bên cạnh đó, cần tránh các loại vải nặng và có khả năng gây dị ứng cao như len. Ngoài ra, chỉ nên tắm nước ấm cho bé trong khoảng 5 phút vì nước quá nóng hoặc tắm quá lâu có thể làm khô da bé.