Trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn thì phải làm sao?
Trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn là hiện tượng bệnh lý diễn ra ở trẻ đặc biệt là ở trẻ còn ít tháng tuổi. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị hăm đỏ hậu môn có sao không cũng như biết được nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.
1. Triệu chứng trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn
Trẻ bị đi ngoài đỏ, loét hậu môn rất nguy hiểm, cha mẹ không nên xem nhẹ việc này. Rất nhiều bé cứ ăn xong là đi ngoài, nguyên nhân chính là bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống của con không hợp lý. Trường hợp trẻ khoảng 9 tháng tuổi mà đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân lại có mùi rất chua thì chứng tỏ chế độ ăn của bé có quá nhiều tinh bột.
Đối với những trẻ ăn quá nhiều tinh bột mà hệ tiêu hóa của trẻ không làm việc tốt sẽ dẫn đến không tiêu hóa hết thức ăn, và tình trạng này sẽ dẫn đến hậu quả làm cho trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn.
Trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn là bệnh lý phổ biến
2. Các cách điều trị khi trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn
– Cần giảm số lượng tinh bột của bé: nếu như trước đây mẹ cho bé ăn 3 bữa tinh bột/ngày thì bây giờ nên giảm xuống còn 2 bữa/ngày.
– Bên cạnh đó, mẹ hãy tăng lượng sữa của bé lên, khoảng 600-800 ml sữa/ngày.
– Các mẹ lưu ý khi hậu môn của bé bị đỏ, loét thì không nên tự ý bôi các loại kem vào đó, vì việc sử dụng không đúng cách các loại kem này có thể gây nhiễm trùng, các mẹ nên điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
– Nếu mẹ đã áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài nhiều kèm đỏ, loét hậu môn như trên mà tình trạng của bé vẫn không được cải thiện, thì các mẹ hãy lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám xác định nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
– Khi kiểm tra sức khỏe cho trẻ xong, kết quả khám xét sẽ cho thấy tình trạng hấp thụ dưỡng chất của trẻ đến đâu và bác sĩ sẽ có lời khuyên cho mẹ về chế độ ăn uống phù hợp cho bé để chấm dứt tình trạng trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn
Nếu trẻ bị hăm nặng cần đưa đến các trung tâm y tế gần nhất
3. Cách phòng tránh khi trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn
– Các mẹ hãy luôn thường xuyên thay tã cho con để giúp giữ cho làn da của bé được khô thoáng. Tốt nhất các mẹ lưu ý nên hạn chế dùng tã, bỉm thường xuyên, để da tiếp xúc không khí một khoảng thời gian sau khi vệ sinh và trước khi đóng tã mới.
– Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt, bẩn.
– Mẹ cũng cần lưu ý cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé.
– Mẹ nên chọn tã lót phù hợp với kích thước của cơ thể bé, kiểm tra chất liệu tã, độ thấm hút tốt, tránh các chất gây kích ứng da cho bé.
– Khi phát hiện những biểu hiện cho thấy trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn, các mẹ cần sớm xử lý ngay vùng da hăm này bằng cách giữ vệ sinh cho bé, mẹ phải rửa vùng kín cho bé hàng ngày, đặc biệt là bé gái.
– Mẹ dùng nước sạch để vệ sinh da cho trẻ, sử dụng khăn bông lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện, phải dùng vải mềm, thích hợp với cơ thể trẻ và có chức năng thấm hút tốt để da khô hẳn thì mới thay tã mới.
– Các mẹ cần lưu ý không nên để da bé xây xước thêm, đặc biệt là vùng da bị hăm mẹ cần phải chú ý nhẹ nhàng hết sức có thể ở vùng trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn
– Hạn chế sử dụng khăn và giấy ướt, ngưng sử dụng các loại giấy, khăn ướt có cồn, thay vào đó, các mẹ hãy dùng khăn bông mềm khi vệ sinh cho bé.
– Mẹ nên cho bé mặc quần áo chất liệu thông thoáng, cotton mềm và thấm hút mồ hôi tốt.
– Tuyệt đối không sử dụng các loại bột giặt chất tẩy mạnh, hoặc nước xả vải đối với quần áo của trẻ trong thời gian hỗ trợ điều trị.
Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc điều trị cũng như phòng ngừa trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện sau này.