Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bệnh Eczema

Tất tần tật về bệnh Eczema ở bé mà mẹ nên biết

Bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và có điều trị được không chính là những băn khoăn, lo lắng hàng đầu của các bậc phụ huynh không may có con em mắc phải căn bệnh này! Hãy cùng tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh Eczema là gì?

Bệnh Eczema hay bệnh Chàm là căn bệnh da liễu gây ra tình trạng viêm ở lớp thượng nông của da với các triệu chứng, dấu hiệu phổ biến như: Các mảng da đỏ ửng kèm theo các nốt mụn nước mọc túm tụm thành từng đám, khi vỡ sẽ rỉ ra dịch  màu vàng, trông cực kỳ mất vệ sinh.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Theo nghiên cứu thì những yếu tố dưới đây chính là những nguyên nhân chủ chốt gây ra bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần tuyệt đối lưu ý:

+ Do di truyền: Nếu bố, mẹ hoặc những người thân cận huyết  trong gia đình mắc bệnh Eczema thì nguy cơ rất cao trẻ sẽ cũng sẽ mắc Eczema! Tỷ lệ trẻ mắc bệnh Eczema do di truyền lên tới 75-80%.

+ Do yếu tố thời tiết: Thời tiết thất thường, quá nóng hay lạnh, hanh khô cũng có thể khiến bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bùng phát!

+ Do dị ứng với thức ăn

+ Do dị ứng với các yếu tố trong không khí như bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa,…,  hoặc dị ứng với xà phòng tắm, dầu gội đầu,…

+ Do cơ địa trẻ nhạy cảm.

+ Do quần áo: Mẹ cho trẻ mặc các trang phục được may từ sợi vải nilon, sợi tổng hộ, quần áo chật chội có thể khiến trẻ bị kích ứng da.

bệnh Eczema ở trẻ

3. Mách mẹ cách nhận biết bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

a. Về biểu hiện bên ngoài

Bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có những triệu chứng giống nhau, đó là xuất hiện các mảng da đỏ ửng lên, khô và dễ bị viêm nhiễm. Các mảng da đỏ này sẽ đi kèm theo với mụn nước nếu tình trạng bệnh trở nặng. Các vùng da bị tổn thương do Eczema sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, vì vậy mẹ cần hết sức cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày! Ngoài ra nếu trẻ bị Eczema càng lâu thì các vùng da tổn thương sẽ càng dày, khô và sẫm màu hơn.

bệnh Eczema ở bé

Xuất hiện những mảng đỏ trên da bé

b. Về vị trí bị Eczema gây tổn thương

+ Đối với trẻ sơ sinh

Điểm nhận biết bệnh Eczema dễ nhất ở trẻ sơ sinh là bệnh thường xuất hiện ở các khu vực mặt, trán và da đầu, một vài trường hợp Eczema còn “nhăm nhe” sang cả vùng tay và chân, trước khi đổ bộ khắp cơ thể của trẻ! Vì khu vực thường ẩm ướt và được mẹ chăm sóc, vệ sinh thường xuyên cho trẻ nên Eczema thường không có cơ hội nhòm ngó khu vực này!

+ Đối với trẻ nhỏ: Eczema sẽ tấn công các khu vực: mặt sau đầu gối, bên trong khuỷu tay, xung quanh cổ tay, mắt cá chân.

4. Mẹ phải làm thế nào để điều trị bệnh Eczema cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thật an toàn?

Để điều trị bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về bản chất sẽ cần có đầy đủ những yếu tố sau: dưỡng ẩm cho da; chống  ngứa; chống dị ứng; chống viêm nhiễm, bội nhiễm. Chính vì vậy, khi điều trị Eczema cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng các loại thuốc dưới đây:

+ Các loại kem dưỡng ẩm, giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho những vùng da của trẻ bị khô do Eczema.

+ Dùng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% để rửa các vùng da bị tổn thương.

5. Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để giúp điều trị hiệu quả bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì ngoài dùng thuốc, mẹ còn cần kết hợp xây dựng cho trẻ chế độ sinh hoạt, ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh hàng ngày như sau:

+ Không tắm gội cho trẻ bằng các sản phẩm của người lớn, cần dùng riêng cho trẻ các sản phẩm tắm gội chuyên dục cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rất nhiều trường hợp, mẹ dùng sữa tắm người lớn, thậm chí cả dung dịch phụ nữ để tắm cho trẻ, khiến trẻ bị kích ứng da nặng.

+ Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ thường xuyên, nên thoa ngay sau khi tắm.

bệnh hăm da

Cách điều trị bệnh hăm da hiệu quả

Bệnh hăm da thường gặp ở người có cơ địa suy giảm miễn nhiễm, đái tháo đường, người béo phì và trẻ sơ sinh. Đây là bệnh rất phổ biến và hiện nay có rất nhiều cách giúp chữa trị nhanh và hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh hăm da là gì?

Bệnh hăm da là tình trạng da bị viêm, gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm độ ẩm, nhiệt, thiếu sự thoáng khí. Có thể do ma sát giữa những chỗ da xếp lại, mồ hôi, nước tiểu và phân cũng có thể tạo nên các vấn đề về da. Ở một đất nước có khí hậu nóng ẩm gió mùa như Việt Nam thì bệnh hăm da là hiện tượng rất phổ biến, có thể mắc nhiều lần trong đời.

Đối với trẻ sơ sinh, bệnh hăm da chủ yếu có nguồn gốc từ kích ứng do mặc bỉm tã, do bị quấn quá chặt và thời gian thay chưa hợp lý, để lâu khiến da trẻ bị ẩm liên tục. Bên cạnh đó là môi trường chất thải (phân và nước giải) là tác nhân chính gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bệnh hăm da ở trẻ còn có thể vì mẹ cho bé dùng thực phẩm lạ chứa nhiều axit hay uống kháng sinh, bé bị tiêu chảy dài ngày, da trẻ bị nhiễm trùng nấm men – nấm Candida…

trẻ bị hăm da

Bệnh hăm da là tình trạng viêm tại các nếp gấp da

2. Cách chữa trị dứt điểm bệnh hăm da là gì?

Đối với các bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì có cấu trúc da đặc biệt nhạy cảm, yếu hơn người lớn nên cần thận trọng khi dùng các loại thuốc, không sử dụng bừa bãi, tránh các thành phần có tác động quá mạnh hoặc gây dị ứng, tuyệt đối không sử dụng loại kem bôi của bố mẹ cho con. Mẹ có thể tìm mua các sản phẩm kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên lành tính cho bé. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hăm da rất hiệu quả như:

– Sử dụng lá trầu không: Mẹ có thể dùng lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng khăn sạch nhẹ nhàng thấm lên vùng bị hăm của bé.

– Cây mã đề: lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo sau đó vò nát rồi thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề giúp làm dịu da và phục hồi những tổn thương trên da do bệnh hăm da gây ra.

– Trị bệnh hăm da với lá khế: Rửa sạch lá khế, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó mẹ dùng mảnh vải sạch, mềm thấm và lau vùng hăm cho bé.

– Dùng búp ổi non: búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rồi rửa chỗ hăm cho bé.

bênh hăm da

Việc chú ý đến cách sử dụng tã giúp bệnh hăm da trẻ em được hạn chế

3. Lưu ý phòng ngừa bệnh hăm da ở trẻ

– Nguyên nhân chính của bệnh hăm da trẻ em là do da trẻ bị kích ứng với phân và nước giải trong môi trường nóng ẩm, bí bách chính vì vậy mà bố mẹ cần chú ý thay tã bỉm thường xuyên cho con. Môi trường thoáng khí ngăn lại trong một giới hạn nhất định sự phát triển của bệnh hăm da.

– Ngoài ra, bố mẹ nên lưu ý chọn tã vừa đúng với kích cỡ của bé, không quấn bỉm quá chặt. Không loại trừ nguyên nhân trẻ bị hăm da do kích ứng với bỉm tã. Trường hợp bé chưa qua giai đoạn mọc răng thì tình trạng này gặp phải rất nhiều, hãy đổi ngay loại tã mới cho trẻ. Vào thời điểm mọc răng, phân của trẻ tăng nồng độ axit dẫn đến tình trạng hăm tã.

– Cùng với đó, mỗi bé có cơ địa khác nhau nên một loại tã (bỉm) hợp với trẻ này nhưng với trẻ khác lại bị kích ứng. Để hạn chế các mối nguy hiểm hoặc rủi ro và đặc biệt là để chữa bệnh hăm da cho trẻ sơ sinh nên sử dụng tã vải 100% cotton, thoáng khí, nhanh khô, thấm hút tốt.

– Ngoài ra, các mẹ nên chú giữ vệ sinh sạch sẽ đảm bảo vùng da của bé tiếp xúc với bỉm luôn được khô ráo

– Tốt nhất các mẹ nên để vùng da bị hăm của bé được thông thoáng bằng cách ít để bé tiếp xúc với bỉm

Hy vọng rằng bệnh hăm da sẽ không còn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ qua những kiến thức trên. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và vui vẻ.

trị hăm tã bằng dầu dừa

Trị hăm tã bằng dầu dừa có thực sự hiệu quả

Hăm tã khiến trẻ thấy đau rát vùng hăm và thường xuyên quấy khóc và bỏ bú, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, thậm chí ngay cả người mẹ cũng trở nên mệt mỏi hơn. Để giúp con sớm thoát khỏi tình trạng hăm tã, các mẹ có thể áp dụng cách trị hăm tã bằng dầu dừa vô cùng đơn giản và hiệu quả dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã

Nguyên nhân khiến cho trẻ bị hăm tã là do sử dụng bỉm tã nhưng không chú ý thay thường xuyên, để phân và nước tiểu lâu gây ẩm ướt vùng da của bé, không vệ sinh và giữ khô thoáng cho da trẻ, nhất là các khu vực như mông, bẹn, háng, cơ quan sinh dục..chính vì thế mà dẫn tới hăm tã. Triệu chứng đặc trưng khi bị hăm tã là vùng da hăm xuất hiện các mẩn đỏ giống như phát ban, kèm theo nóng và đau rát, nếu kéo dài có thể dẫn tới viêm da, trẻ sẽ kém phát triển hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Hiện nay có nhiều cách trị hăm tã, tuy nhiên đa phần các mẹ thường tin dùng trị hăm tã bằng dầu dừa hơn bởi dầu dừa rất an toàn, hiệu quả, khi sử dụng không lo tác dụng phụ nào.

trị hăm tã bằng dầu dừa

Hăm tã là bệnh lý phổ biến ở bé

2. Công dụng trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé

Sở dĩ dầu dừa có khả năng trị hăm tã hiệu quả là nhờ vào các đặc tính và cơ chế sau:

– Thứ nhất trong thành phần của dầu dừa nguyên chất có chứa rất nhiều chất béo, đặc biệt là các acid béo bão hòa chuỗi trung bình gọi là Triglyceride, chính vì thế nó có khả năng chống viêm cũng như kháng khuẩn cực tốt, hạn chế nhanh tổn thương do hăm tã gây ra. Đặc biệt lượng chất béo này có trong dầu dừa còn giúp tăng khả năng miễn dịch cho bé.

– Thứ hai, trị hăm tã bằng dầu hiệu quả vì trong dầu dừa có hàm lượng tinh dầu cực lớn trong các loại dầu hiện nay, chính vì thế nó giúp cung cấp độ ẩm cao cho làn da của trẻ, giúp da bé mịn màng hơn, giảm thiểu rõ ràng các triệu chứng đau rát do hăm tã dẫn tới.

– Ngoài ra dầu dừa còn chứa nhiều vitamin E, vitamin K, nhiều khoáng chất thiết yếu khác như sắt, canxi, magie…cùng nhiều đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn khác giúp ngăn chặn các vết mẩn đỏ nổi trên mông bé, giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát khi trẻ bị hăm, góp phần hỗ trợ bệnh hăm tã nhanh khỏi hơn.

trị hăm tã bằng dầu dừa

Trị hăm tã bằng dầu dừa vô cùng hiệu quả

3.Trị hăm tã bằng dầu dừa như thế nào?

Để giúp con nhanh hết hăm tã, các mẹ có thể thực hiện trị hăm tã bằng dầu dừa theo cách sau đây:

– Trước tiên thì mẹ cần cho bé tắm sạch cơ thể với nước ấm sạch, nhất là vùng bị hăm, đồng thời dùng khăn bông mềm và khô đem lau khô người cho bé.

– Tiếp đó các mẹ cho bé nằm xuống giường, bên dưới có lót thêm miếng vải chống thấm. Các mẹ lấy dầu dừa ra tay rồi bôi ít một trực tiếp vào vùng da mà trẻ bị hăm, xoa đều nhẹ nhàng kiểu giống như matxa nhẹ nhàng vùng da hăm.

– Không nên xoa quá mạnh sẽ khiến trẻ đau. Thoa xong để nguyên như vậy tầm 15 phút để giúp các tinh chất có trong dầu dừa thấm sâu hơn vào trong vùng da bị tổn thương.

– Sau tầm 15 phút thì mẹ rửa lại cho bé bằng nước ấm sạch, rồi dùng khăn mềm lau khô da, mặc quần áo thoáng mát mềm mịn cho trẻ. Nên ít nhất thực hiện mỗi ngày 1 lần như vậy cho tới khi trẻ khỏi thì thôi.

Ngoài ra, để chống hăm tã cũng như rôm sẩy, dưỡng ẩm da cho bé thì các mẹ có thể sử dụng dầu dừa matxa cho bé thường xuyên , giúp bé có làn da mềm mại, nhất là với bé mới hăm tã chỉ cần bôi một lần vết thương sẽ lành hẳn còn đối với những bé mà hăm tã lâu ngày thì các mẹ cần kiên trì thực hiện bôi nhiều lần sẽ có hiệu quả.

Lưu ý: khi trị hăm tã bằng dầu dừa thì các mẹ cần lưu ý chọn đúng loại dầu dừa nguyên chất, sản phẩm không được pha lẫn tạp chất hay chất tạo mùi, nếu tự nấu được dầu dừa càng tốt. Đồng thời mẹ cũng cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thoa dầu dừa cho bé nhằm tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn vào vết thương.

bệnh hăm da

Nguyên nhân và điều trị bệnh hăm da ở trẻ

Bệnh hăm da là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở những người có cơ địa suy giảm miễn nhiễm, đái tháo đường, người béo phì và trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu cách ngăn ngừa và điều trị bệnh hăm da hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: 

1. Nguyên nhân của bệnh hăm da

Bệnh hăm da không lây lan qua bất kể con đường nào, tuy nhiên căn nguyên chính dẫn đến bệnh là do tình trạng giữ vệ sinh kém của người bệnh. Chính vì vậy cần tránh sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân, đồ cho trẻ nhỏ để tránh việc hăm da phát triển trong cộng đồng.

Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm thì khi khi thời tiết chuyển mùa hoặc do cách chăm sóc của mẹ không đúng như: Mẹ và bé dùng thực phẩm lạ, chứa nhiều axit, hay uống kháng sinh, bé bị ỉa chảy dài ngày, da trẻ bị nhiễm trùng nấm men – nấm Candida… rất dễ dẫn đến tình trạng hăm da. Thông thường bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh còn có nguyên nhân khác là do kích ứng bỉm tã, các mẹ quấn bỉm cho bé quá chặt, không đều đặn thay bỉm khiến da bé bị ẩm thấp liên tiếp. Môi trường chất thải (phân và nước giải) là tác nhân chính gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh.

Bệnh hăm da tuy phổ biến, không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho làn da. Cần hiểu đúng về bệnh để có cách phòng tránh và chữa trị kịp thời.

bênh hăm da ở trẻ

Hăm da là căn bệnh phổ biến diễn ra ở trẻ

2. Triệu chứng của bệnh hăm da là gì?

Trẻ bị bệnh hăm da sẽ phát ban đỏ hoặc nâu đỏ, da ngứa hoặc chảy nước có mùi, da nứt hoặc giòn. Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da gấp nếp, tạo sự cọ xát hoặc giữ ẩm nào. Bệnh hăm da có thể xuất hiện ở giữa các ngón chân, vùng nách, phía trong đùi, vùng bẹn, vùng eo, nếp nhăn vùng cổ, giữa mông. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hăm da thì nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.

Bệnh hăm da là tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng da gấp nếp

3. Cách điều trị bệnh hăm da

Đối với trẻ sơ sinh có thể điều trị bệnh hăm da bằng cách:

– Dùng thuốc mỡ hoặc kem chống hăm không gây kích ứng, chứa thành phần Acid linoleic (dùng 2-3 lần/ngày) để bảo vệ và làm trơn vùng da bị hăm cho bé sau mỗi lần thay bỉm.

– Vệ sinh sạch sẽ, lau khô rồi mới bôi thuốc chống hăm cho bé. (Cần rửa sạch lớp kem đã bôi trước đó).

Lưu ý: rửa sạch tay trước khi lấy, không dùng chung 1 lọ thuốc chống hăm để sử dụng cho nhiều bé. Sau vài ngày không có chuyển biến tốt cần đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ da liễu.

bệnh hăm da

Cần bôi kem cho bé là cách trị bệnh hăm da hiệu quả

4. Cách ngăn ngừa bệnh hăm da hiệu quả cho bé

– Giữ cho da bé luôn khô, sạch và thoáng mát. Đặc biệt là vùng da nhạy cảm khiến bé dễ bị hăm

– Thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa kỹ. Tuy nhiên, các mẹ tránh lau quá mạnh bằng khăn tay có thể gây ra kích ứng và làm khô da cho bé.

– Các mẹ cần chú ý luôn đảm bảo tã không quá chật. Chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.

– Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ PH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm tã.

– Bệnh hăm da sẽ không còn đáng lo ngại nếu như bạn biết được nguyên nhân, cách ngăn ngừa và điều trị nó sao cho hiệu quả. Bệnh hăm da ở trẻ nhỏ đều có khả năng phòng ngừa, riêng ở trẻ sơ sinh do thường xuyên sử dụng tã bỉm nên cần lưu ý hơn vì khi bị bệnh hăm da bé sẽ khó chịu, đau rát, nên quấy khóc. Phòng ngừa hăm ở trẻ các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên thay bỉm cho trẻ. Trước khi mặc bỉm nên sử dụng 1 lớp thuốc mỡ ngừa hăm tã (chứa Acid Linoleic và Vitamin E) tạo lớp màng bảo vệ.

Với những chia sẻ trên, hi vọng phần nào giúp ích được các mẹ trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh hăm da ở trẻ. Chúc các mẹ thành công trong việc nuôi dạy con