Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trị rôm sảy từ chanh tươi

8 cách trị rôm sảy hiệu quả trong ngày hè cho bé

Mùa hè nắng nóng gay khiến bé lúc nào cũng vã mồ hôi khắp người cộng thêm bụi bẩn bám vào, bít kín tuyến mồ hôi làm cho lớp da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ dần bị tấy lên, đỏ ửng khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Một số cách trị rôm sảy hiệu quả dưới đây sẽ giúp bé yêu luôn có làn da mịn màng, mát lạnh.

1. Cách trị rôm sảy hiệu quả từ lá khế

Sau khi ngâm rửa thật sạch lá khế, tuốt bỏ phần gân cứng, xay hoặc giã nát với 1 chút muối hạt. Tiếp theo, các mẹ dùng khăn xô sạch đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con. Thực hiện liên tục cách trị rôm sảy hiệu quả này trong 3 – 4 ngày là mẹ có thể “thở phào” vì vùng da chi chít rôm của con đã được cải thiện đáng kể.

lá khế là cách trị rôm sảy hiệu quả

Lá khế là cách trị rôm sảy hiệu quả

2. Lá dâu tằm

Lấy 1 nắm lá dâu tằm, rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi. Sau khi nước ấm thì tắm cho bé. Lưu ý, mẹ nên đun nhiều nước dâu tằm một chút để dùng chính nước dâu tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Thêm vào đó, các mẹ có thể sử dụng hạt đậu xanh (để nguyên vỏ), tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Kiên trì thực hiện hàng ngày với cách trị rôm sảy hiệu quả này là rôm không mọc nữa và những nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.

3. Gừng tươi

Cách thực hiện trị rôm sảy cùng gừng tươi vô cùng đơn giản, chỉ cần rửa sạch, giã nhỏ, đun với nước sôi sau đó chờ nước nguội và tắm cho bé. Thời điểm thích hợp nhất sử dụng cách trị rôm sảy hiệu quả này là vào buổi sáng, tắm cho bé chừng 3 ngày liên tiếp là hết rôm.

4. Lá kinh giới

Nước lá kinh giới giúp rôm sảy “bay” nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại. Mẹ có thể dễ dàng mua được lá kinh giới tại các chợ. Lấy một lượng lá kinh giới vừa đủ, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước pha vào chậu nước để tắm cho bé. Nếu không có lá kinh giới tươi, các mẹ có thể mua số lượng lớn một lần về, sau đó phơi khô và dùng dần cho bé. Đây là một trong những cách trị rôm sảy hiệu quả được áp dụng rất nhiều.

5. Hạt cây thì là

Giã nát hạt thì là rồi trộn với dầu dừa, sau đó thoa dung dịch này lên da của bé và để khoảng 1h sau thì tắm lại cho bé bằng nước.

6. Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng vừa món ăn vừa lành vừa bổ, giúp mẹ giảm cân, mướp đắng là cách trị rôm sảy hiệu quả với bé. Cách trị rôm từ mướp đắng này rất dễ thực hiện mẹ chỉ cần dùng 2 quả mướp đắng, rửa sạch, xay hoặc giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé. Mướp đắng sẽ cách trị rôm sảy hiệu quả khiến mẹ bất ngờ với làn da mát lạnh của con.

mướp đắng là cách trị rôm sảy hiệu quả

Cách trị rôm sảy hiệu quả từ mướp đắng

7. Trị rôm sảy hiệu quả từ nước dừa

Nước dừa có tác dụng làm da bé mịn màng, hồng hào và trị rôm sảy hiệu quả. Mẹ có thể dùng nước dừa để tắm cho con mỗi ngày sẽ làm dịu da cho bé đáng kể đấy.

8. Chanh tươi

Chanh tươi là cách trị rôm sảy hiệu quả bởi trong chanh tươi chứa nhiều axit giúp làn da của bé trở nên mịn màng. Cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần vắt lấy nước cốt chanh, pha loãng vào nước rồi cho bé tắm mỗi ngày.

9. Lưu ý chung

– Đảm bảo lá tắm trong cách trị rôm sảy hiệu quả trên phải được rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu nước hoặc xay/giã để tắm cho con.

– Mẹ tuyệt đối không tắm lá khi da bé bị tổn thương, trầy xước, mưng mủ, sưng tấy… Lúc này đã mất đi lớp màng bảo vệ, trong khi 1 số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống dù có đun sôi nước làm cho tình trạng nhiễm khuẩn trên da bé ngày càng trầm trọng

– Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên tắm qua cho con bằng nước ấm trước để loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó mới tắm nước lá và cuối cùng là tắm lại bằng nước sạch để loại bỏ lượng bột lá có thể bám trên da.

– Tránh đun nước lá quá đặc, tắm lá liên tục nhiều ngày, vắt nhiều chanh/muối vào nước tắm,… vì chính bột lá này có thể đọng các vi khuẩn khiến da bé nhiễm khuẩn,…

– Sử dụng kết hợp kem bôi thảo dược như Kem Em Bé để giúp giảm nhanh vết sưng đỏ, mẩn ngứa do rôm sảy, cho bé thoải mái dễ chịu ngay sau khi bôi kem.

Chỉ cần mẹ tìm đúng phương pháp thì việc trị rôm sảy cho con cũng không quá phức tạp. Các mẹ chỉ cần thực hiện 2 bước đơn giản sau đây:

Bước 1: Tắm sạch sẽ cho bé bằng nước sạch hoặc các loại lá tắm sau đó dùng khăn lau khô.

Bước 2: Mẹ bôi một lớp mỏng Kem Em Bé lên vết rôm sảy của con 2-3 lần/ngày, mát xa nhẹ nhàng để kem thẩm thấu nhanh qua da và không cần phải rửa lại bằng nước.

Để mua sản phẩm chính hãng mẹ có thể click vào link bên dưới

Hoặc Xem ngay ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN KEM EM BÉ CHÍNH HÃNG

10. Giới thiệu phiên bản cao cấp Kem Em Bé New

10.1 Thành phần

Kem Em Bé New được bổ sung thêm 2 thành phần mới tạo nên bộ tứ thảo dược:

  • Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng): Chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm sưng đỏ, mẩn ngứa, kích thích tái tạo tế bào da, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Rau má:  Dịu mát da, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, đồng thời kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Cúc La Mã: Làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.
  • Dầu quả Bơ: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Kem EmBé New chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

10.2 Công dụng

  • Chống viêm, kháng khuẩn
  • Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa
  • Dưỡng ẩm, làm mềm da
  • Tạo màng bảo vệ da
  • Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

10.3 Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

10.4 Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé New

  • Kem Em Bé New giá bao nhiêu? Bán ở đâu? Kem Em Bé New có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé New có tốt không? Kem Em Bé New với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé New dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao và được hàng nghìn bà mẹ tin tưởng sử dụng cho con mình.
  • Kem Em Bé New trị rôm sảy có tốt không ? Kem Em Bé New được đánh giá rất tốt bởi các chuyên gia đối với vấn đề giải quyết rôm sảy ở trẻ. Thông thường, rôm sảy sẽ dịu ngay sau 24h sử dụng Kem Em Bé New do những tác dụng toàn diện dưới đây:

+ Làm mát da, dịu nhanh triệu chứng sưng đỏ, mẩn ngứa cho bé cảm giác thoải mái dễ chịu sau khi bôi kem.

+ Kích thích tái tạo các tế bào da mới giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng và ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, làm mềm da cho da bé luôn mềm mại, mịn màng.

Kem Em Bé New chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn (kể cả da nhạy cảm). Hiệu quả và chất lượng của sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi chính sự tin dùng của hàng nghìn bà mẹ Việt.

CAM KẾT TỪ NHÃN HÀNG

Kem Em Bé New là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tâm sức vào các chương trình nghiên cứu về da để tạo nên sản phẩm chăm sóc đột phá dành cho mọi loại da (kể cả da nhạy cảm). Đối với chúng tôi, tính an toàn trong sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.

Kem Em Bé New không gây kích ứng, và phải trải qua những chuỗi kiểm định nghiêm ngặt, để đảm bảo an toàn 100%. Đồng thời, không bao giờ chứa những hợp chất đáng nghi ngại như parabens, hay corticoid.

Kem Em Bé New cam kết đem lại cho bé một làn da khỏe mạnh, sản phẩm sử dụng hiệu quả và an toàn với thành phần 100% từ thiên nhiên.

Đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi, vì Kem Em Bé New chính là giải pháp mà mẹ đang tìm kiếm !

  • Click TẠI ĐÂY để xem danh sách nhà thuốc bán Kem EmBé New chính hãng
  • Click TẠI ĐÂY để đặt mua Kem EmBé New chính hãng giao tận nhà.
chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Có bí quyết “thần thánh” này, mẹ khỏi lo con bị hăm tã

Không chỉ ăn ngoan, ngủ yên và chịu chơi, Bảo An – con gái út của chị Lê Huyền Thu  còn miễn dịch với các loại bệnh, đặc biệt là bệnh ngoài da. Để có được điều này đó là nhờ chị Thu sở hữu một bí quyết “độc nhất vô nhị”.

Thông tin

  • Mẹ: Lê Huyền Thu
  • Nghề nghiệp: Nhân viên kinh doanh
  • Địa chỉ: Linh Đàm, Hà Nội
  • Con : Đỗ An Nhiên, Đỗ Bảo An
  • Tuổi: 4 tuổi, 30 tháng

Không dưới 10 lần mẹ khổ vì con hăm tã

Lập gia đình muộn nên những tưởng hành trình nuôi con của chị Thu sẽ vất vả hơn so với các mẹ khác. Thế nhưng không phải vậy, trong suốt thời gian chăm bé An Nhiên rồi đến bé Bảo An, công việc chăm con của chị Thu đều thuận lợi và suôn sẻ. Các bé đều ăn ngon, ngủ tốt, ít ốm đau vặt và đặc biệt hiếu động. Duy chỉ có điều ít ai biết đến, đó là đã có thời kỳ chị phải lao tâm khổ tứ rất nhiều với chứng hăm tã của bé Bảo An – con gái thứ 2 của chị.

Bé Bảo An đáng yêu luôn vui vẻ và hiếu động

Chị Thu kể: “Ông bà nội ngoại ở xa, chồng lại đi công tác tối ngày, chị đi làm cách nhà hơn chục km nên phải nhờ người bà con trông nom hộ bé Bảo An. Trộm vía Bảo An rất ngoan, hiền, cứ ăn, chơi rồi ngủ tì tì nên khá bụ bẫm. 6 tháng đầu đời bé cứ lớn một chiều. Ấy vậy mà chỉ rời mẹ vài bữa, Bảo An húng hắng ho, sổ mũi, cho con dùng các sản phẩm thảo dược bé cũng dứt. Nhưng mệt nhất là chứng hăm tã của Bảo An”.

Tâm lý người làm mẹ không ai là không xót, chị Thu cũng vậy. Đi làm chỉ mong ngóng được về nhà với con, thấy con bị hăm hết vùng bẹn, đùi mà chị rơi nước mắt. Cũng vì con đóng bỉm suốt ngày, lại không được vệ sinh cẩn thận nên mới dính bệnh. Chị Thu vội vã tháo bỉm và lau rửa sạch sẽ cho con. Một vài hôm sau, vết hăm biến mất.

Từ ngày đó, chị Thu tích cực tắm sản phẩm vệ sinh da hàng ngày chứa thành phần hoá chất diệt khuẩn, rồi bôi phấn rôm cho con. Cũng bởi vậy mà Bảo An thêm lần nữa bị hăm tã. Lần này khu vực hăm lan rộng sang hết cả vùng mông, đùi. “Mình đã vệ sinh sạch sẽ cho con, nghĩ đi nghĩ lại không biết sai ở khâu nào mà con lại bị hăm như vậy. Lẽ nào do sữa tắm và phấn rôm,…” – Chị Ngoan suy luận.

Cũng từ đó, Bảo An bị hăm tã với tần suất ngày càng nhiều. Cố gắng lắm con mới dứt được 1 tháng xong lại hăm trở lại. Khỏi phải nói Bảo An khó chịu thế nào, cô bé lười ăn, hay quấy khóc và không chịu chơi như trước. Do phần da bị tổn thương đau rát nên mỗi lần thay quần bé lại khóc thét lên. Đêm ngủ, con còn hay giật mình và ngủ không được sâu giấc.

Bí quyết “diệt” hăm tã của bà mẹ 2 con

Trước bé lớn nhà chị Thu cũng bị tình trạng hăm da nhưng rất nhanh sau lại hết, không bị nhiều như Bảo An nên chị Thu rất lo. Sợ hăm tã sẽ khiến con gái bị viêm da, nhiễm trùng.

Mang vấn đề này chia sẻ với đồng nghiệp, ai cũng nói chị dại dột khi cho con dùng sản phẩm vệ sinh da có thành phần hóa học và phấn rôm khi con đang bị hăm tã, như vậy không khác gì “thêm dầu vào lửa” khiến da con kích ứng và hăm ngày càng nặng.

Rồi chị cũng được đồng nghiệp mách sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành cho da bé có tên Kem EmBé. Vì là thành phần có chiết xuất tự nhiên với bộ đôi kháng viêm kháng khuẩn Nano Curcumin kết hợp tinh chất Cúc La Mã có khả năng thẩm thấu nhanh giúp nuôi dưỡng da từ sâu bên trong an toàn và phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Chị Thu vào mạng tìm hiểu và đặt mua trên fanpage “Kem Em Bé trị ngứa, rôm sảy, hăm tã” về thoa cho bé mỗi khi tắm xong.

Thấp thỏm lo âu, hồi hộp chờ đợi và rồi chị Thu cũng mừng rơi nước mắt khi nhận thấy vết hăm tã của con gái không còn sưng, mẩn đỏ nữa. Kỳ diệu hơn là chưa đầy một tuần da Bảo An đã trở lại bình thường, mịn màng, không còn dấu vết của hăm tã.

Lo sợ một vài bữa hăm tã tiếp tục quay lại, chị Thu nhắc bác trông bé Bảo An thoa Kem EmBé cho con mỗi ngày. Gần 2 tháng sau, chị giật mình khi bác nói chỉ thỉnh thoảng thoa Kem EmBé khi con bị muỗi đốt. Kiểm tra khắp cơ thể, tuyệt nhiên con không còn bị hăm. Thấy hiệu quả tốt, chị Thu đặt mua thêm 3 hộp Kem EmBé về dự trữ để thoa cho cả 2 bé mỗi lúc bị vấn đề về da.

Mẹ con chị Thu luôn vui vẻ vì có người bạn đồng hành Kem EmBé

Câu chuyện của bé Bảo An xảy ra đã lâu nhưng nó mãi trở thành một bài học lớn với chị Thu, giúp chị có thêm kinh nghiệm. Nhờ Kem EmBé – bí quyết trị hăm cho bé, chị không còn e ngại hăm tã hay bất cứ bệnh ngoài da nào. Bằng chứng là từ đó đến nay, bé Bảo An vẫn rất khỏe mạnh và đáng yêu. “Mình sẽ chia sẻ bí quyết này tới các mẹ bỉm sữa khác để không còn ai phải khổ sở mỗi khi con bị hăm tã hay các bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa và rôm sảy nữa” – chị Thu tiết lộ.

 

hăm da ở trẻ

Những sai lầm của người lớn khi trị hăm cho bé

Một trong những bệnh lí mà trẻ nhỏ ngày nay thường hay mắc phải đó là hăm tã. Thực tế việc tìm ra nguyên nhân và cách để trị hăm không phải là quá khó đối với các mẹ. Tuy nhiên, điều trị như thế nào mới là đúng để tránh hiện tượng bệnh lại ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Vì thế khi trị hăm cho bé chúng ta cần tránh mắc những lỗi sai khi chăm sóc trẻ.

1. Sử dụng không đúng sản phẩm thuốc

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều những loại thuốc có thể trị hăm cho bé nhưng không phải thuốc nào cũng như nhau. Việc cha mẹ tự ý đi mua các sản phẩm không lành tính, không an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ đã gây ra những hệ lụy vô cùng xấu. Khi tiếp xúc với chúng vết hăm của trẻ không những không khỏi mà còn bị lở loét, viêm nhiễm nặng hơn. Trẻ ngày càng khó chịu, mất ngủ, sụt cân. Chỉ cần một vài sự thay đổi của thời tiết trẻ lại dễ bị hăm trở lại. Bên cạnh đó làn da của trẻ sẽ không còn được mịn màng, hồng hào như lúc mới sinh. Vì thế tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ trao đổi các triệu chứng bé nhà mình đang gặp phải để lựa chọn những sản phẩm thuốc cho em bé phù hợp nhất.

Những sai lầm của người lớn khi trị hăm cho bé

Sử dụng thuốc trị hăm cần có nguồn gốc rõ ràng

2. Lạm dụng khi dùng phấn rôm cho trẻ

Phấn rôm là loại thuốc quen thuộc của trẻ nhỏ nhưng khi lạm dụng nó trị hăm da cho bé quá nhiều cũng không hề tốt. Theo sự khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì không nên dùng nhiều phấn bột này khi trẻ đang bị hăm. Các chất trong bột phấn làm bệnh lí diễn ra nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho nấm và các loại vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh những ảnh hưởng xấu về bề mặt da bên ngoài chúng còn tấn công vào các cơ quan bên trong cơ thể của trẻ nhỏ như: phổi, khí quản, hệ hô hấp,… làm chậm quá trình phát triển của trẻ.

trị hăm cho bé là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm

Lạm dụng phấn rôm có thể gây hăm da cho trẻ

3. Vệ sinh cho trẻ không đúng cách

Vấn đề vệ sinh hàng ngày là điều rất cần thiết đặc biệt là khi trẻ đang bị bệnh. Chúng ta nên hạn chế tối đa việc dùng các loại xà phòng chứa các chất hóa học để  trị hăm cho bé. Thường xuyên thay tã, bỉm để giữ vệ sinh. Vì việc dùng tã là nguyên nhân chính gây hăm da ở trẻ nhỏ. Không nên chà mạnh lên vùng da bị tổn thương, sử dụng khăn sạch và nước ấm thấm lên nơi bị hăm.

Cũng không nên sử dụng giấy ướt hoặc dụng cụ có cồn, propylen để tránh việc da trẻ bị kích ứng với chúng. Sau mỗi lần thay tã người lớn nên rửa tay sạch sẽ, và lau khô cho trẻ để không cho nấm có điều kiện phát triển. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm chứa dầu hoặc oxit kẽm, chúng có thể giảm ngứa và đỏ. Ngoài ra có thể sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu, sữa nguyên chất nhất là sữa mẹ để làm dịu da, nhanh chóng chữa lành vết thương và dưỡng ẩm cho trẻ.

4.Chữa hăm tã từ các liệu pháp dân gian

Việc trị hăm cho bé từ các phương pháp dân gian đôi khi cũng không tốt cho con. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường, các chất thải độc hại xả ra làm cho nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề khiến cho tất cả những thảo dược từ tự nhiên không còn an toàn cho sức khỏe của bé nữa. Khi nguồn nước, đất trồng cây bị bẩn thì hiệu quả chữa bệnh của chúng sẽ không còn mang tính tuyệt đối.

Hiện trạng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích có chứa trong các loại lá phổ biến sẽ làm giảm công dụng trị hăm. Chính vì thế giờ đây lấy lá khổ qua, trà xanh, búp ổi non, lá trầu không,… để tắm cho bé nhiều khi không khỏi bệnh mà còn làm vùng bị hăm lở loét, viêm nhiễm nặng hơn. Người lớn cần trị hăm tã đúng cách cho bé yêu và chọn lựa cho con liệu pháp dân gian phù hợp, tự nhiên nhất để có thể đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.

Dù chỉ là bệnh lý phổ biến mà hầu hết trẻ nhỏ đều mắc phải nhưng việc phòng bệnh và tìm ra các phương thức để trị hăm cho bé vẫn là việc làm cần thiết cho mỗi ông bố, bà mẹ. Mong rằng bài viết sẽ giúp mọi người có thể tìm ra những lỗi sai của mình từ đó tránh lặp lại và chăm sóc trẻ được tốt hơn.

bé bị nẻ má

Mẹ nên làm gì và không nên làm gì khi em bé bị nẻ má

Làn của bé rất nhạy cảm và thường xuất hiện các dấu hiệu nẻ má đặc biệt vào mùa đông. Để giúp các mẹ giải tỏa được nỗi lo lắng và cho các bé có làn da khỏe vào mùa đông lạnh giá này, dưới đây là một số lời khuyên nên làm gì và không nên làm gì khi em bé bị nẻ má.

1. Nguyên nhân khiến em bé bị nẻ má

Trẻ em tuy có đầy đủ các cơ quan như người lớn nhưng hoàn toàn không phải là một người lớn thu nhỏ. Mà các cơ quan trong cơ thể bé lúc này còn rất non nớt và dễ bị tổn thương. Đồng thời, da của trẻ chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn và là nguyên nhân chính khiến em bé bị nẻ má. Các bé sẽ nhanh chóng bị khô da và môi ngay khi trời chuyển lạnh.

bé bị nẻ má

Bé rất dễ bị nẻ má

2. Những điều nên làm khi em bé bị nẻ má

– Nên rút ngắn thời gian tắm cho trẻ: Khi em bé bị nẻ má, tắm lâu khiến da bé dễ mất nước và khô ráp hơn do lớp dầu trên bề mặt da bị trôi mất. Có thể tắm cho con nhất là trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu bất cứ thời điểm nào trong ngày, tránh sáng sớm và đêm khuya. Chỉ cần tắm khoảng 3 lần/tuần là đủ không cần tắm thường xuyên vì điều đó sẽ làm mất đi chất nhờn trên da có khả năng chống lại các loại vi khuẩn độc hại.

– Chọn kem dưỡng ẩm cho bé: Kem dưỡng ẩm nên dùng là các loại kem có nguồn gốc thiên nhiên, ngoài tác dụng dưỡng ẩm còn giúp da vẫn có thể ”thở” được. Hạn chế chọn kem dưỡng ẩm có mùi hương nếu có mẹ nên chọn những mùi hương thật nhẹ dịu và có thành phần làm từ tự nhiên nhé! Cũng có thể chọn kem dưỡng có nguồn gốc từ thực vật, chứa các axit béo, vitamin E, C giúp cung cấp nước để giúp con có một làn da luôn săn chắc.

– Khi em bé bị nẻ da mặt, mẹ cần cho bé uống đủ nước để tốt cho làn da trẻ vào mùa khô hanh. Nước là một loại thức uống không thể thiếu đối với mỗi người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nước chiếm 70-80% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên chúng ta hãy để trẻ có độ tuổi già dặn từ 6-12 tháng rồi hãy cho uống nước. Thời gian dưới 6 tháng, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp cần và đủ nhất để có thể bảo vệ bé. Nước không chỉ có khả năng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể mà nó còn điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể đồng thời vận chuyển các chất dinh dưỡng giá trị cho con yêu.

– Bố mẹ cần lưu ý luôn giữ cho tay trẻ sạch sẽ, hạn chế việc bé đưa tay sờ, gãi lên mặt. Nếu tay trẻ bẩn tiếp xúc lên vùng da bị nứt nẻ sẽ dẫn tới nhiễm trùng da.

– Khi ra ngoài, thời tiết dễ ảnh hưởng đến da của trẻ nhất là trời mùa lạnh giá. Cần giữ ấm cho vùng da mặt, tay chân để ngoài giữ ấm cơ thể còn giúp trẻ tránh được gió lạnh, kẻ thù lớn nhất khiến da trẻ nói chung bị khô nẻ nhanh chóng.

Những điều nên làm khi em bé bị nẻ má

Bôi kem dưỡng ẩm đặc trị cho trẻ

3. Không nên làm gì khi em bé bị nẻ má?

– Không dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ: Tại đô thị, nước máy chứa nhiều clo, mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội pha nước nóng để tắm cho con. Thỉnh thoảng mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm pha muối loãng giúp giữ nước cho da, da đỡ bị khô nẻ. Khi tắm cũng nên sử dụng những loại dầu gội hoặc sữa tắm nguồn gốc thiên nhiên chứa các thành phần phù hợp da bé.

Em bé bị nẻ má mẹ không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột: không để nhiệt độ trong phòng có sự chênh lệch nhiều so với môi trường bên ngoài. Chẳng hạn mùa đông, tránh để điều hòa nóng quá hoặc lò sưởi nhiệt độ cao. Điều này khiến da trẻ khô và trẻ dễ sốc nhiệt. Nên tắt các thiết bị lò sưởi trong phòng bé 15 – 20 phút để bé thích nghi với nhiệt độ môi trường.

– Mẹ không nên lạm dụng xà phòng và các loại sữa tắm nhiều, vì hoạt chất tẩy rửa làm mất chất nhờn khiến da bị khô.

Em bé bị nẻ má dễ chữa hơn rất nhiều khi các mẹ biết cách chăm sóc con một cách tốt nhất. Hãy là bà mẹ thông thái để cùng đem lại khuôn mặt đáng yêu với làn da căng mịn cho bé con nhà mình!