Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trẻ bị hăm

Tính hai mặt của lá trà xanh đối với trẻ bị hăm

Trẻ bị hăm là dấu hiệu phổ biến mà trẻ nhỏ thường xuyên gặp. Vậy làm thế nào để có thể điều trị dứt điểm được hiện tượng này, trong đó phổ biến dùng trị hăm đó là lá trà xanh( lá chè). Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà lá trà xanh mang lại còn những hạn chế gì, bài viết sau sẽ chia sẻ cho các mẹ cùng biết.

trà xanh chữa trẻ bị hăm

Lá trà xanh chữa trẻ bị hăm vô cùng hiệu quả

1. Lợi ích của lá trà xanh đối với trẻ bị hăm

Trẻ bị hăm nên dùng lá trà xanh để chữa trị. Trà xanh là sản phẩm quen thuộc của mọi nhà có tác dụng thanh lọc cơ thể, mát mẻ. Bên cạnh chăm sóc vẻ đep, dùng để giải khát nó còn ngăn chặn sự phát triển của ung thư, phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn ngừa sâu răng, điều trị các bệnh cảm cúm, duy trì huyết áp ổn định, giảm tổn thương trên da khi tẩy lông và trị hăm da cho trẻ nhỏ.

Trong chè xanh chứa hợp chất polyphenol có tính oxy hóa, mang lại kháng khuẩn, chống viêm, axit tanic khử mùi, chống nấm rất tốt, catechin giúp bé tăng cường sức đề kháng trong mọi trường hợp.  Với những công dụng thần kì, đa năng như thế lá trà xanh cũng được nhiều bà mẹ áp dụng vào để điều trị hăm cho con. Kết quả mang lại là hoàn toàn hiệu quả.

Nước chè tươi xóa bỏ dứt điểm hăm da. Với 100g chè bạn đã giúp bé có một làn da hồng hào, căng mịn như ngày đầu rồi nhé. Sau khi hái lá chè ta đem rửa sạch lá rồi để ráo nước. Đun lá lên cùng nước sôi cho đến khi nào nước sủi ta đem hãm để nguội tốt nhất là để nước ấm và cuối cùng dùng tắm, rửa xông hơi cho con. Dùng khăn mềm sạch, nhẹ nhúng vào nước rồi lau vùng hang, bẹn, chân, tay, mặt,mũi, những nơi trẻ bị hăm. Lau khô vùng da, cơ thể của bé rồi đóng tã, bỉm mặc quần áo thoáng mát cho chúng.

Với cách làm này chúng ta nên duy trì đều đặn từ 2-3 lần/ngày. Thực hiện nhiều ngày liên tiếp cho đến khi hăm da không còn nữa thì thôi. Vừa dễ làm lại tiết kiệm, an toàn. Vậy mẹ còn ngần ngại gì nữa mà không nhanh tay thử với bé nhà mình. Chỉ trong một tuần tình trạng các nốt đỏ, vùng ngứa sẽ giảm được rõ rêt.

Ngoài phương pháp này ra, người lớn cũng có thể giã nát lá trực tiếp lấy nước cốt chấm lên nốt hăm mà không cần phải trải qua quá trình đun sôi. Lưu ý ngâm lá chè với nước muỗi loãng để đảm bảo rằng các vi khuẩn không có cơ hôi bám trên lá.

Trà xanh có mặt ở rất nhiều nơi trên đất nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, những nơi mà nền tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa tác động sâu sắc. Lá trà xanh rất hữu ích phải không các mẹ bỉm sữa?

trà xanh chữa trẻ bị hăm

Tắm bằng lá trà xanh giúp chữa cho trẻ bị hăm hiệu quả

2. Bất lợi của lá trà xanh đối với trẻ bị hăm

Mặc dù nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy tác dụng thần dược điều trị bệnh lí hăm tã ở trẻ tuy nhiên không phải lá trà xanh không có những nguy hiểm nếu chúng ta có những cách hiểu chưa thiết thực về loại lá này. Ngày nay, những thay đổi bất thường của khí hậu và thời tiết ở trên thế giới đã, đang trở thành mối đe dọa với con người.

Các mẹ nên thật cẩn thận trong quá trình mua, lựa chọn lá, sơ chế lá để không làm cho làn da bé bị kích ứng. Có nhiều lá bẩn, thối, nát, úa,héo lẫn trong lá tươi làm ảnh hưởng đến toàn bộ nồi nước tắm cho trẻ. Nếu dùng lá trà để pha nước uống sẽ có vị hơi đắng chát. Trà xanh nhiều nguy cơ tạo ra tác dụng phụ cho sức khỏe của con, làm bé xót, rát. Trẻ nhỏ dưới ba tháng tuổi không nên dùng lá đặc biệt là uống lá trà xanh vì trong trà có chứa axit tannic khi được đưa vào da dày, gặp chất sắt làm cho cơ thể bị suy nhược mất ngủ, loãng xương.

Người lớn cần biết về những ưu, nhược điểm của lá trà xanh để từ đó đưa ra cách điều trị và bảo vệ kịp thời tình trạng sức khỏe khi trẻ bị hăm tã. Hi vọng mẹ sẽ giúp bé có được những giấc ngủ ngon. Chúc mọi người thành công!

trẻ hăm da

Những điều mẹ bỉm sữa nên làm khi trẻ bị hăm

Một trong những bệnh lí mà trẻ nhỏ thường gặp hiện nay đặc biệt ở bé sơ sinh là tình trạng hăm da. Trẻ bị hăm hầu hết đều xảy ra với tất cả  các bé làm giảm ăn, mất ngủ, có những hoạt động không ổn định về mặt sức khỏe. Vậy nếu có con nhỏ đang bị hăm da, chúng ta cần nên làm gì, xin mời tham khảo người lớn tham khảo bài viết này.

1. Chú ý thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày

Thực phẩm cung cấp hàng ngày ở các bữa ăn là một trong những nhân tố có tác động lớn tới trẻ bị hăm. Khi ăn các thức ăn sẽ đi qua đường tiêu hóa và thay đổi tạo thành các chất cặn bã rồi thải ra ngoài. Sữa mẹ là thức ăn chính trong giai đoạn đầu đời của con. Các món ăn cần đảm bảo chất thiết yếu như vitamin A, B, C, D, sắt, kẽm,photpho, canxi tránh các loại thực phẩm có tính axit cao.

Một số loại trái cây như mâm xôi, quả việt quất, cà chua không tốt cho bé bị hăm. Khi uống các loại nước ép cam hay cà chua trẻ dễ bị hăm ở vùng hậu môn, nổi một đường đỏ hoặc nổi da gà. Vì thế nên hạn chế cho bé ăn uống thực phẩm không tốt về da và sức khỏe nhất là lúc bị hăm có thể làm tình trạng hăm da ngày càng nghiêm trọng hơn. Hãy bổ sung thật nhiều sữa chua, bí ngô, thịt, mận vào sơ đồ ăn uống phát triển toàn diện của con yêu nhé!

trẻ bị hăm

Bổ sung nhiều trái cây là cách trị hăm cho bé hiệu quả

2. Ngưng sử dụng phấn rôm khi trẻ bị hăm

Phấn rôm có nhiều lợi ích tuy nhiên lạm dụng và dùng nó trong khi trẻ bị hăm vô tình tạo ra hậu quả khôn lường khi tránh khỏi. Bên cạnh công dụng làm đep, xua đuổi côn trùng phấn rôm có khả năng cải thiện đáng kể mọi hoạt động đời sống sinh hoạt thường nhật. Trẻ nhỏ khá ưa chuộng loại phấn này vì thành phần chính của nó là muối, can xi, kẽm, mùi thơm, chất béo, bột talc kết hợp giúp trị dứt điểm một số vấn đề da dẻ.

Nên chọn mua phấn rôm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, mạng lại hiệu quả, không gây dị ứng. Nếu trẻ bị hăm hãy ngưng bôi, rắc phấn rôm cho bé vì điều đó sẽ làm bít các lỗ chân lông, gây khó thở cho da nên da nặng hơn. Để con hít phải phấn rôm thì rất nguy hiểm và chẳng may rơi vào vùng nhạy cảm tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.

3. Thay tã, bỉm thường xuyên

Có nhiều con đường dẫn đến hăm da nhưng quan trọng nhất là cách chăm sóc trẻ bị hăm chưa  đúng vì thế thường xuyên để ý đến việc thay tã, bỉm cho bé sẽ phần nào xóa bỏ được triệu chứng hăm da. Nên chọn mua sản phẩm bỉm, tã có thương hiệu lớn,kích thước đa dạng phù hợp với cơ thể, cơ địa của từng trẻ, có tính năng thấm hút tốt tạo cảm giác thoải mái cho con khi mặc.

Sau khi thay  tã, bỉm 8-10 lần/ngày cần vệ sinh sạch sẽ, không cuốn tã quá chặt dễ làm đau, rát vùng hang bẹn. Cách 3-4 tiếng nên thay tã tránh hiện tượng chống tràn ra ngoài. Dù là tã vải hay tã giấy thì cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng vì vậy mẹ cần tìm hiểu, nắm rõ được đặc điểm đó để thực hiện, áp dụng với con mình nhé! Sai lầm lớn nhất là cho trẻ mặc tã, bỉm cả ngày đặc biệt vào mùa hè nóng bức hãy để bé được khô thoáng, đừng để tã quá 8 tiếng. Trẻ trên 3 tuổi nên bắt đầu không dùng tã nữa để chúng làm chủ hơn khi vui chơi.

trẻ bị hăm do tã

Thường xuyên thay bỉm khi trẻ bị hăm

4. Nếu bé có những dấu hiệu khác lạ nên liên hệ với bác sĩ

Thông thường hăm da có thể chữa trị tại nhà nhưng nếu xuất hiện một số dấu hiệu ngoài khả năng xử lí người lớn nên liên hệ với bác sĩ. Đó là lúc vết hăm bị phồng rộp, xây xát, rỉ máu, bôi thuốc không khỏi, có vẻ khác thường. Dù có chế  độ chăm sóc kĩ lưỡng tuy nhiên vùng hăm vẫn không đỡ. Bé khó chịu, quấy khóc, nổi vết loét, nếp nhăn ở bộ phận háng, bẹn, cơ quan sinh dục. Hãy nhanh chóng đưa con đến gặp chuyên gia y tế, chăm sóc sức khỏe để kịp thời giải quyết.

Với cơ thể yếu ớt và làn da mỏng manh việc trẻ bị hăm nhất là thời điểm giao mùa xuân- hạ cũng là điều dễ hiểu. Nắm được bốn nguyên nhân chính trên chắc chắn chúng ta sẽ có những cách chăm sóc bé yêu tốt hơn. Chúc các con luôn khỏe mạnh, chóng lớn!

rôm sảy

Những điều cần biết bệnh rôm sảy ở bé

Rôm sảy là một loại bệnh da liễu tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng lại gây cảm giác dấm dứt, khó chịu cho người bệnh. Rôm sảy có thể diễn ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách trị sảy hiệu quả cho bé

Xem thêm:

1. Bệnh rôm sảy là gì?

Rôm sảy hay nhiệt gai, là những nốt ban đỏ nhỏ gây ra bởi tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc tuyến mồ hội hoạt động nhiều hơn bình thường. Chính sự tiết mồ hôi này khiến cho các tế bào da và vi khuẩn trên da bị tổn thương nghiêm trọng và ngăn cản gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi gây nên tình trạng bé bị sảy

rôm sảy

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị rôm sảy

2. Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ

– Bệnh rôm sảy thường xuất hiện và phát triển sau khi tiếp xúc với điều kiện nóng, đặc biệt ở những vùng khí hậu nóng ẩm.

– Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị rôm sảy hơn cả bởi tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nhiều trẻ bị rôm ngay trong tuần đầu sau khi sinh hoặc những trẻ được ủ ấm trong lồng kính, được mặc quá nhiều quần áo…

– Người lớn hoạt động quá nhiều, ra nhiều mồ hôi hay những người nằm quá lâu trên giường, bề mặt da tiếp xúc liên tục với mặt giường, gây nóng, bí; người đang điều trị một loại bệnh khác phải sử dụng thuốc có tác dụng phụ…cũng có thể là nguyên nhân của bệnh.

3. Các dạng rôm sảy thường gặp

– Rôm sảy dạng tinh thể: đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh rôm sảy, chỉ có các ống mồ hôi trên cùng của da bị ảnh hưởng. Đặc trưng của cấp độ này là những mụn nước, bóng nước dễ vỡ. Không có hiện tượng ngứa, đau ở những nốt rôm sảy.

– Sảy gai hay còn gọi là rôm sảy đỏ: đây là loại sảy ẩn sâu trong da. Vùng da bị ảnh hưởng xuất hiện những nốt mụn đỏ, cảm giác ngứa như kiến cắn. Người lớn làm việc trong điều kiện thời tiết nóng ẩm kéo dài; trẻ em từ giữa tuần thứ nhất tới tuần thứ ba sau sinh cũng có thể bị ảnh hưởng ở mức độ này.

– Rôm sảy mủ: Tương tự như viêm nang mồ hôi

– Rôm sảy sâu: Cấp độ bệnh ảnh hưởng đến hạ bì – lớp sâu nhất của da. Mồ hôi xâm nhập vào trong da, gây nhiễm trùng và làm da có màu đỏ như da gà. Trường hợp này ít xuất hiện nhất trong bốn dạng rôm sảy.

rôm sảy

Rôm sảy khiến bé vô cùng khó chịu

4. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

4.1. Điều nên làm

– Trong trường hợp trẻ nổi rôm sảy thông thường, không nhất thiết phải được điều trị bằng thuốc. Bé có thể tự khỏi nếu mẹ thường xuyên tắm rửa và giữ thân thể cho bé luôn khô ráo. Chú ý lau kỹ những vùng da có nếp gấp như bẹn, đùi, nách. Với quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi phóng nơi có ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn. Cắt hết móng tay, móng chân của trẻ nếu dài.

– Khi thấy rôm có các đầu mủ và xuất hiện với diện rộng trên bề mặt da, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị bằng thuốc nhằm tránh những biến chứng nặng hơn.

– Vitamin C có thể hỗ trợ trong việc tái tạo tế bào da và làm dịu các vết rôm sảy. Chính vì vậy, mẹ có thể bổ sung Vitamin C bằng việc cho bé uống thêm nước cam, nước bưởi, nước ép kiwi bên cạnh việc bổ sung nước lọc đầy đủ để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

– Tạo không gian thoáng mát nơi sinh hoạt cũng như vui đùa của trẻ là cách trị rôm sảy hiệu quả. Lau khô mình trẻ mỗi lúc trẻ ra mồ hôi và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.

– Có thể pha nước dung dịch trị rôm để tắm cho bé hoặc dùng những bài thuốc tắm rôm dân gian để làm mát cho trẻ.

– Mặc quần áo thoáng mát khi trời nóng và uống đủ nước. Mùa đông mặc ấm nên nhớ chậm mồ hôi những lúc trẻ chạy nhảy, vui đùa.

– Đặc biệt đối với trẻ nổi rôm sảy trên mặt hoặc cổ là những vùng nhạy cảm bố mẹ cần lưu ý trong chăm sóc đẻ tránh gây ra biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ.

4.2. Những điều không nên làm

– Bôi phấn rôm lên vùng da đang bị tổn thương để tránh bít các lỗ chân lông, làm cản trở quá trình bài tiết mồ hôi.

– Vắt nhiều nước chanh vào nước tắm của trẻ sẽ khiến axit trong chanh làm tổn thương da.

– Nước lá có thể làm tình trạng viêm nhiễm da thêm nặng nên không tùy tiện dùng nếu chưa được bác sĩ chỉ định.

– Tắm sữa tắm có chất tẩy mạnh của người lớn sẽ làm kích ứng da.

– Không tự ý dùng thuốc bôi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước và những điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước là một bệnh lý khá phổ biến nên cha mẹ cần để ý và điều trị kịp thời cho bé. Làm vậy để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra như bong tróc, lây lan ra các vùng khác, gây viêm ngứa rát, viêm da và thậm chí là sốt nhẹ…

1. Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước sẽ có rất nhiều biểu hiện dưới đây, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi bé của mình:

  • Những nốt nhỏ (bọc mụn) mọc lên riêng lẻ hoặc từng cụm trên người bé, có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào và rất dễ lây lan.
  • Bên trong những nốt mụn là chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt, đôi khi có mủ hoặc máu.
  • Xung quanh những nốt mụn, da thường thâm hoặc thậm chí rộp đỏ lên.
  • Bé sẽ cảm thấy ngứa, nóng hoặc rát, đau nên sẽ cáu khóc, khó chịu, không ăn.
  • Sau vài ngày, mụn nước vỡ ra, khô dần tạo thành một lớp vỏ và dần bung (rơi) ra.
  • Thông thường, mụn nước sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần hoặc lâu hơn.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

2. Nguyên nhân khiến be nổi mụn nước

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước sẽ bị đau rát, khó chịu nếu mụn nước bị vỡ, lây lan đến nhiều vùng da khác và có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng. Không chỉ thế, trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước còn có thể là dấu hiệu của những loại bệnh nguy hiểm vì thế cha mẹ không nên xem nhẹ.

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có thể do vi rút, vi khuẩn, do bị bỏng, côn trùng cắn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do nhiễm vi khuẩn là nguy hiểm nhất vì cơ thể trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch yếu, nên vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công cơ thể.

Nếu vi khuẩn tấn công vào máu sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết, khiến bé sốt cao từ 39 đến 40 độ C làm tăng nguy cơ co giật do sốt cao ở trẻ. Nguy hiểm hơn nếu vi khuẩn tấn công vào màng não, tim, phổi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cả tính mạng của trẻ. Do đó khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khiến bé vô cùng khó chịu

3. Cách xử lý mụn nước ở trẻ sơ sinh

3.1. Tìm hiểu nguyên nhân bị nổi mụn nước

Trước tiên khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước thì cha mẹ nên xem xét kỹ nguyên nhân. Xem lý do bị có thể là gì, do côn trùng cắn hay do bị bỏng hay không. Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước mà không phải do các nguyên nhân trên và có kèm thêm các dấu hiệu bất thường như sốt, mụn nước nổi ở diện rộng và có dấu hiệu ngày càng gia tăng, thì có thể bé đã bị mụn nước do vi khuẩn, vi rút. Cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kỹ càng và chính xác nhất.

Không nên dùng bất kỳ chất gì bôi lên da của bé mà không có chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, bố mẹ nên cố gắng giữ không để mụn nước bị vỡ vì sẽ gây đau rát cho trẻ, và gia tăng nguy cơ lây lan thêm ở các vùng da khác.

3.2. Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ

Cần giữ vệ sinh cơ thể trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước bằng cách tắm rửa mỗi ngày cho trẻ. Nên dùng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ em, không có mùi, không gây kích ứng cho da. Tốt nhất là những sản phẩm triết xuất từ thiên nhiên sẽ an toàn cho da của bé.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu mềm mại để tránh gây cọ xát gây tổn thương thêm da của bé. Không nên mặc cho trẻ quá nhiều gây nóng bức và kích ứng da của trẻ.

Trước và sau khi thoa thuốc lên vết mụn nước của trẻ, bố mẹ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng kháng khuẩn để giữ vệ sinh an toàn. Tránh lây nhiễm khuẩn cho cả trẻ và gia đình. Luôn tuân thủ việc dùng thuốc và chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước theo hướng dẫn của bác sĩ để trẻ mau chóng phục hồi.

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do nhiễm khuẩn gây ra sẽ nguy hiểm nếu như không sớm phát hiện và đưa trẻ đi điều trị kịp thời. Vì vậy, cha mẹ hãy luôn quan tâm đến từng biểu hiện ở trẻ, để sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường. Hy vọng qua những chia sẻ trên, cha mẹ của các bé sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho mình, để biết cách xử lý trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước.