Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

hăm da ở bé

Các mẹ đã biết cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả?

Trẻ mới chào đời nhất là trong 3 tháng đầu rất cần có sự quan tâm và chăm sóc của người lớn. Một trong những bệnh lí mà lứa tuổi này thường hay gặp phải đó là hiện tượng trẻ bị hăm da. Khi bị hăm các con luôn có cảm giác khó chịu, quấy khóc gây lo lắng cho phụ huynh. Dưới đây là một số điều mẹ cần làm khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

1. Tìm hiểu về bệnh lí hăm da

Việc quan trọng đầu tiên khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh chúng ta cần làm là nắm rõ được nguồn gốc, nguyên nhân, biểu hiện, tính ảnh hưởng của hăm da đối với trẻ. Bệnh hăm da là tình trạng bị viêm tại các nếp gấp da như nách, cổ, kẽ bàn chân, bàn tay nhất là vùng háng bẹn xung quanh cơ quan sinh dục của bé. Có thể nhận thấy khi trẻ xuất hiện các nốt mần đỏ, bong vảy, lở loét, ứ đọng dịch,… người dễ bị hăm da là người có cơ địa suy giảm, đái tháo đường, người béo phì và trẻ sơ sinh.

Những nguyên nhân như vệ sinh không đúng cách, không thay tã bỉm, để trẻ vui chơi nghỉ ngơi nơi có môi trường, nhiệt độ không khô thoáng chính là con đường làm cho trẻ bị hăm da. Hăm da tưởng chừng như chỉ là một bệnh lý phổ biến mà trẻ nhỏ nào cũng phải gặp khi sinh ra nhưng nếu không phát hiện và chữa trị đúng kịp thời rất có khả năng nó sẽ mang lại hệ lụy không mong muốn. Ở mức độ nhẹ chỉ là một vài những tổn thương nhẹ ở bên ngoài da nếu nặng hơn nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bên trong của cơ thể như da liễu. Chính vì thế mà việc chữa hăm cho trẻ sơ sinh là điều cần hết sức lưu ý.

chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Đóng bỉm thường xuyên là nguyên nhân gây hăm da ở trẻ

2. Chú ý những thói quen sinh hoạt hàng ngày

Những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng có mối liên hệ logic đến tình trạng hăm da ở trẻ. Việc cho trẻ vệ sinh cơ thể không được bỏ qua. Mùa hè là khoảng thời gian trẻ rất dễ bị hăm nên thay quần áo thoáng mát, giặt sạch, thường xuyên thay bỉm để trẻ được vui chơi thoải mái nhất. Mỗi ngày nên cho trẻ uống đủ nước để trẻ không bị khô da, giữ được độ ẩm, ăn uống các chất quan trọng và đủ để cơ thể có thể kháng lại các vi khuẩn từ bên ngoài. Mẹ không nên cho trẻ ăn các thực phẩm lạ, uống kháng sinh, chứa nhiều axit.

Bệnh hăm da không bị lây lan nhưng tốt nhất là chúng ta nên tránh cho trẻ dùng chung đồ với người khác. Khi tắm xong phải lau khô người rồi mới mặc đồ tránh tình trạng cơ thể còn ẩm ướt. Chỉ cần nắm được những kiến thức về việc chăm sóc, vệ sinh và duy trì thói quen ăn uống tốt cho con chắc chắn các mẹ bỉm sữa sẽ không còn quá đau đầu khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh.

chữa hăm da ở trẻ sơ sinh

Giữ vệ sinh sạch sẽ là cách chữa hăm da hiệu quả cho bé

3. Vấn đề tã, bỉm

Chứng hăm tã rất phổ biến với 60-70% bé và một trong những con đường gây ra bệnh lí hăm da chính là việc đóng tã, bỉm. Để tránh bị hăm, trong khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh chúng ta cần duy trì việc thay tã cho trẻ chọn loại tã, bỉm có độ ẩm, hút thấm tốt. Khi tã bẩn hãy nhanh chóng thay tã mới để da bé không bị vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất là nên chọn loại tã có thương hiệu, mềm mại, chất lượng tốt, bền bỉ và có tính năng không làm cho con bị dị ứng, nới lỏng tã, không cần đóng quá chặt để tránh gây ra khó chịu cho trẻ.

Ưu điểm của tã, bỉm là có thể mang đi xa, dùng một lần, nhẹ, thoáng mát, giá rẻ thậm chí là có thể dùng lại được. Tuy nhiên tùy vào tã, bỉm giấy hoặc vải sẽ có những bất lợi như không tiện dùng, nổi mẩn đỏ, ngứa. Chú ý phải rửa tay sạch trước khi đóng tã, bỉm cho con, làm theo hướng dẫn sử dụng, cách 2-3 tiếng thay một lần, trẻ lớn hơn thì 3-4 tiếng.

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh không phải là điều quá khó khăn đối với người lớn nhưng trước hết mỗi người hãy từ phòng bệnh hơn chữa bệnh cho trẻ để bé không có nguy cơ cao bị hăm da. Điều thiết yếu là cần phải hiểu đúng và chính xác về bệnh để có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh đúng đắn nhất. Hãy cố gắng vì tương lai con em chúng ta.

trị rôm sảy bằng mướp đắng

Trị rôm sảy bằng mướp đắng có hiệu quả không?

Theo dân gian có nhiều loại lá dùng để tắm giúp trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả như tắm lá chè xanh cho trẻ sơ sinh hay tắm cho con bằng nước mướp đắng. Trị rôm sảy bằng mướp đắng có hiệu quả không? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn tham khảo bài viết sau nhé.

Xem thêm: 

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng chính dễ bị bệnh rôm sảy, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết mùa hè nóng nực, sau khi ra mồ hôi, nếu mồ hôi không bốc hơi kịp, dễ dính lại trên da cùng với bụi bẩn, bít kín tuyến mồ hôi không thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng, làm lớp da xung quanh tuyến mồ hôi bị tấy lên, tạo ra rôm.

trị rôm sảy bằng mướp đắng

Mướp đắng là bài thuốc dân gian trị rôm sảy hiệu quả

2. Tác dụng của mướp đắng

Quả mướp đắng là một trong những vị thuốc được dùng rất nhiều trong các bài thuốc đông y. Mướp đắng có vị đắng có tác dụng giải nhiệt và giải độc dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng, nổi mụn nhọt, mất nước rất hữu hiệu

Ngoài ra, trong quả mướp đắng tươi có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên giúp làm sạch và sát khuẩn trên da vô cùng hiệu quả. Mướp đắng còn có thành phần kháng thể chống lại virut, ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong các tế bào rất hiệu quả.

3. Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng

a. Chuẩn bị nguyên liệu

Đây là bước rất quan trong việc trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé:

– Đầu tiên các bà mẹ hãy dùng 2 hoặc 3 quả mướp đắng thêm vài lá kinh giới rửa sạch và xay ra thành nước để tắm.

– Chậu tắm, khăn tắm và nước để chuẩn bị tắm bé…

b. Các nước thực hiện trị rôm sảy bằng mướp đắng

– Đổ nước nước nóng vào chậu cùng mướp đắng sau đó hòa thêm nước lạnh. Bạn nhớ kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp.

– Dùng khăn sạch lau nhẹ vào vị trí rôm sảy mụn nhỏ của trẻ từ chân, tay, mặt… Nên lau từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Sau đó, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.

– Lưu ý khi tắm xong bằng mướp đắng, các mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước trắng ấm.

– Ngoài ra, có thể dùng một hay hai trái khổ qua (mướp đắng) tươi giã nát hoặc nấu chín, cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.

– Bên cạnh trị rôm sảy bằng mướp đắng trực tiếp, các mẹ cũng có thể kết hợp mướp đắng và rau kinh giới cùng với nhau. Cách thực hiện: mướp đắng và rau kinh giới thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã rồi pha với nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Liều lượng là 2 quả mướp, 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.

trị rôm sảy bằng mướp đắng

Tắm cùng mướp đắng trị rôm hiệu quả

3. Cách chăm sóc trẻ tránh rôm sảy trong mùa hè

Để phòng tránh rôm sảy cho trẻ cũng như đảm bảo tốt cho sức khỏe của trẻ vào mùa hè, các mẹ nên lưu ý những điều sau:

– Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ phải thường xuyên thay áo cho bé nếu bé bị ra mồ hôi, khi thay áo nhớ lau rửa qua một chút vì mồ hôi ra sẽ làm vi khuẩn có môi trường thuận lợi để xâm nhập vào da bé. Mẹ nên tránh mặc áo dài tay cho trẻ vào mùa hè, luôn mặc áo thoáng mát cho bé và chọn những loại vải chất cotton thấm mồ hôi để bé dễ chịu và thoáng hơn.

– Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ lưu ý không được dùng kháng sinh, kem bôi lên vùng da bị rôm hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ hoặc gọi dịch vụ y tế tại nhà đến kiểm tra xem tình hình của trẻ. Khi thấy hiện tượng nổi rôm ở trẻ phát triển ngày càng nhiều, bội nhiễm da hoặc có dấu hiệu sốt, mệt mỏi… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ khám và điều trị hiệu quả.

– Việc để con ra mồ hôi và con bị bẩn sẽ là nguyên nhân gây mụn nhọt, rôm sảy, vì vậy để phòng tránh rôm sảy, mẹ nên thường xuyên vệ sinh chân mặt mũi sạch sẽ cho trẻ khi trẻ vận động nhiều, đó là một cách cân bằng nhiệt cho bé.

– Tạo không khí thoáng mát cho con bằng cách trồng cây quanh nhà, nhà cửa sạch sẽ, bật quạt thoáng trong nhà,… Đặc biệt, mẹ không nên ôm ấp con nhiều vào mùa hè, vì trẻ con dễ cả hơi.

– Cho trẻ ăn nhiều hoa quả mát, thức ăn có tính mát và uống thật nhiều nước để thanh lọc cơ thể

triệu chứng muỗi đốt

Khổ sở vì con bị muỗi đốt và vị bác sĩ cứu tinh

Trị muỗi đốt tưởng chừng như đơn giản nhưng khôn phải bà mẹ nào cũng tìm ra cách xử lý. Đơn giản vì da các bé khác nhau, điều kiện sinh hoạt khác nhau…

Xem thêm:

Muỗi đốt – Chuyện “khổ” mà như đùa

Ai cũng nghĩ rằng trị muỗi đốt là vấn đề đơn giản nhất trên đời khi chăm sóc da bé. Chỉ cần rửa sạch, xoa xoa, cùng lắm lấy móng tay trích vào vùng da tổn thương là sẽ khỏi. Thế nhưng, muỗi đốt lại là nỗi ám ảnh của chị My và con gái Susu.

Con bị muỗi đốt thâm xì cả tay chân mẹ nào không xót? (Ảnh minh họa)

Khi chuyển giao mùa là thời điểm cả gia đình chị sợ hãi. Dù bảo vệ con thật kỹ nhưng khi đi học, đi chơi cũng khó tránh muỗi. Với làn da siêu nhạy cảm, mỗi lần muỗi đốt là đỏ cả 1 vùng, làm cách nào cũng không đỡ. Mẹ cũng hỏi các mẹ “thông thái” nhưng cũng chả ăn thua. Nào là dầu gió, đá lạnh, khoai tây thậm chí là nước bọt cũng chả ăn thua. Thế là chị đành bó tay và hi vọng rằng con lớn lên các vết thâm sẹo sẽ đỡ đi, con cũng không bị mẩn đỏ nữa.

Trong cái rủi có cái may

Trong 1 lần đi khám SuSu khi con bị sốt. Bác sĩ khám xong lại thấy chân SuSu toàn “hoa gấm” nên có trách chị My: Con gái xinh như thế này mà chân lại thâm xì thế kia có khổ không? Sau này làm sao dám diện váy xinh? Chị My cũng chạnh lòng mà tâm sự với bác sĩ về tình trạng da của con. Bác sĩ cũng là một người mẹ nên hiểu tình cảnh của bé SuSu đáng yêu. Bác sĩ nghĩ 1 lát và đưa cho chị My 1 tuýp thuốc nói là sản phẩm thảo dược, lành tình. Dùng thử cho con xem có hiệu quả không.

Theo phép lịch sự chị My cám ơn bác sĩ và mang tuýp kem đó về nhưng trộm nghĩ rằng, làm đủ cách còn chả khỏi nên không hi vọng nhiều. Nhưng là sản phẩm bác sĩ tặng và cũng được chia sẻ là lành tính nên chị cất trong tủ thuốc.

trị muỗi đốt 1

Và ngày để chị thử cũng đến, quả nhiên như lời bác sĩ, sau 1 đêm vết muỗi đốt đã biến mất. Chị còn chả tin vào mắt mình, không ngờ sản phẩm hiệu quả đến vậy. Lúc đó, chị mới tìm hiểu trên mạng mới biết kem Em Bé mà bác sĩ đưa trị muỗi đốt, hay khi bị côn trùng đốt rất hiệu quả. Thành phần chính là nghệ điều chế dạng nano và cúc la mã nên càng yên tâm hơn về độ an toàn. Không những thế, kem Em Bé còn giúp mờ thâm sẹo và trị các vấn đề viêm da: Chàm sữa, rôm sảy, hăm da nữa.

Làn da xinh đã trở lại với bé

Kiên trì dùng kem Em Bé trong thời gian dài, các vết thâm sẹo cũng mờ dần. Đúng là nghệ nano thẩm thấu tốt hơn hẳn nghệ tươi hay tinh bột nghệ. Không những thế, kem Em Bé còn trị cả ngứa cho cả chị My khi bị dị ứng nữa. Chị có kể lại: Hôm đó trời nắng, mình đi từ nhà đến công ty cứ cảm thấy ngứa ngáy ở tay. Bỏ ra mới thấy, tay mẩn đỏ, phồng lên. Mình nghĩ chắc do có con côn trùng nào bay vào áo chống nắng. May mà có tuýp kem Em Bé dự phòng trong túi khi đưa con đi chơi nên mình lấy ra bôi thử. Chỉ 15 phút sau, mẩn đỏ đã biến mất không tì vết!

Kem EmBe đúng là sản phẩm của cả gia đình khi giao mùa và hè tới!

Không chỉ chị My mà có rất nhiều chia sẻ của các mẹ về kem EmBe khi bị muỗi đốt. Hãy đọc 1 vài feedback dưới đây nhé! Và nếu ưng ý, mẹ nhanh tay đặt hàng để trang bị 1 – 2 tuýp kem EmBe trong nhà!

Cách phòng và điều trị muỗi đốt mà mẹ nên biết

Muỗi đốt là một hiện tượng khá phổ biến ở những quốc gia nhiệt đới ẩm trong đó có Việt Nam. Muỗi xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách các góc nhà, ngóc ngách và đốt bất cứ ai, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là các cách trị muỗi đốt cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả, bạn nên biết.

Xem thêm:

1. Muỗi đốt là gì?

Vết muỗi đốt là một vết sưng đỏ ngứa, xảy ra ngay sau khi bị con muỗi cắn. Muỗi sẽ dùng vòi (miệng) của mình đâm thủng bề mặt da và hút máu ở mạch máu dưới da. Thông thường, người bị muỗi cắn không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng; chỉ gây ngứa, sưng đỏ ở chỗ bị đốt và sau một lúc là biến mất.

Tuy nhiên một số loại muỗi có mang virus và ký sinh trùng có hại, làm lây nhiễm sang cho người qua vết cắn, vết đốt. Một số bệnh do muỗi đốt gây ra như sốt vàng, sốt rét, viêm não,… Tiếp xúc với muỗi trung bình sau 6 giây mới xảy ra phản ứng (tức là bạn mới biết mình bị muỗi đốt). Một số ít trường hợp bị dị ứng nặng, khá hiếm gặp và phải đưa đến những cơ sở y tế và bệnh viện gần nhất để được điều trị ngay lập tức.

trẻ bị muỗi đốt

Muỗi đốt trẻ khiến bé ngứa và khó chịu

2. Hướng dẫn xử lý vết muỗi đốt cho trẻ

Việc xử lý vết muỗi đốt sớm và đúng cách sẽ giúp giảm xuất hiện vết thâm, vết sẹo và phòng ngừa các rủi ro khác.

Khi trẻ bị muỗi đốt, bạn nên thực hiện các bước sau :

Làm sạch khu vực bị muỗi đốt bằng nước ấm và xà phòng. Nó sẽ giúp làm sạch chỗ vết cắn và làm dịu em bé.

Để giảm sưng và ngứa, có thể rửa nước lạnh hoặc chà một đá lên vùng da bị muỗi đốt.

Cắt móng tay cho trẻ để tránh làm xước da đồng thời cũng nhắc nhở trẻ không gãi. Vì càng gãi ngứa, vết thương sẽ mở rộng, những vi khuẩn ở móng tay sẽ xâm nhập vào và dễ bị sẹo, bị thâm da hơn.

Giám sát vết cắn và tình hình của bé trong ít nhất 24 giờ.

Nếu có dấu hiệu tiếp tục sưng đỏ, ngứa thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Các cách trị muỗi đốt cho trẻ hiệu quả

Để trị muỗi đốt nhanh nhất và hiệu quả nhất, cũng như trị vết thâm hoặc làm mờ vết muỗi đốt; bạn có dùng các loại kem bôi, thuốc bôi da trị muỗi cắn trên thị trường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những cách trị muỗi đốt cho trẻ bằng các nguyên liệu có sẵn trong nhà như :

– Lô hội có tính chất giảm sưng đỏ, sưng tấy và giúp chữa lành cho da rất tốt. Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Các mẹ có thể bôi hoặc đắp một gel lô hội lên chỗ vết cắn của bé rồi rửa lại với nước.

– Mật ong có tính kháng khuẩn rất cao. Nó giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus ở vết cắn; đồng thời cũng giúp giảm sưng ngứa. Tương tự như nha đam, các mẹ có thể bôi trực tiếp lên vết thương do muỗi cắn rồi rửa lại với nước

– Giấm: Các axit trong giấm cũng có tính sát khuẩn và khá nhẹ dịu với làn da. Trong đó dấm rượu táo một sự lựa chọn lý tưởng để trị các vết muỗi cắn.

– Baking soda: Pha baking soda với nước, tạo một lớp miếng dán dày rồi dán lên da. Nó sẽ giúp giảm ngứa và kích ứng da.

– Tinh dầu: Một số loại tinh dầu như hương thảo, hoa oải hương hoặc cây trà cũng hỗ trợ trị muỗi cắn cho bé hiệu quả.

– Muối: có tính sát trùng và giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng.

lô hội chữa muỗi đốt

Nha đam trị muỗi đốt vô cùng hiệu quả

4. Phòng ngừa trẻ bị muỗi đốt

– Tránh cho trẻ đứng ở vùng nước vào lúc hoàng hôn và bình minh, đó khi muỗi hoạt động mạnh nhất.

– Vệ sinh nhà cửa, quần áo sạch sẽ. Tránh để những chum, vại, đồ hộp đựng nước bẩn vì muỗi sẽ đẻ trứng ở đó.

– Loại bỏ những vùng nước đọng xung quanh nhà. Bể nước được đậy kín, kênh rạch được làm thông thoáng.

– Sửa chữa những lỗ, hang hốc trên tường, trên cửa sổ, cửa ra vào.

– Sử dụng sả để tránh muỗi.

– Mắc màn khi ngủ.

– Nên mặc quần áo sáng màu và quần áo dài tay cho trẻ.

– Với trẻ lớn, bạn có thể bôi thuốc lên da để chống muỗi đốt.

– Bạn cũng có thể dùng vợt bắt muỗi bằng điện.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các mẹ hiểu được những tác hại, cách điều trị cũng như cách phòng tránh trẻ bị muỗi đốt. Chúc các con hay ăn chóng lớn.