Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

triệu chứng muỗi đốt

Khám phá bí mật trị muỗi đốt của các mẹ thông thái

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết mưa phùn và nồm ẩm khiến các loài côn trùng phát triển mạnh, đặc biệt là muỗi. Không ít gia đình tìm đến các sản phẩm chống muỗi, trị muỗi đốt để hạn chế nhất việc bị muỗi tấn công tuy nhiên vẫn không tránh khỏi việc bị muỗi đốt, nhất là trẻ nhỏ. Khi bị đốt, trẻ sẽ rất khó chịu, ngứa, mẩn đỏ và có thể dẫn đến sốt xuất huyết.

Xem thêm:

Để phòng tránh bệnh do muỗi và ngăn ngừa muỗi đốt cho bé, cha mẹ nên:

– Chủ động tiêm phòng vaccine đầy đủ để tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do muỗi như sốt rét, sốt xuất huyết…
– Với những hộ gia đình sinh sống tại các vùng gần sông, hồ, vườn cây…cần giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, phun thuốc định kỳ để diệt muỗi, đặc biệt là vào thời điểm có đại dịch sốt rét, sốt xuất huyết…
– Mặc quần áo sáng màu và tránh sử dụng các mùi thơm trên cơ thể bé
– Luôn giữ cho cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng, mắc màn cẩn thận khi đi ngủ kể cả ban đêm lẫn ban ngày để phòng ngừa muỗi hiệu quả nhất.
Khi trẻ bị muỗi đốt, cha mẹ cần xử lý ngay để tránh cho bé khỏi bị ngứa, sưng và tấy đỏ. Mẹ có thể áp dụng bằng một số phương pháp dân gian như:
– Cắt lát miếng khoai tây thoa vào chỗ muỗi đốt cho bé
– Dùng nước cốt chanh hoặc tỏi đập dập
– Lấy một lượng bạc hà, tía tô, lá cà chua vò nát lấy nước rồi bôi lên da bé
– ….

Muốn nhanh gọn, tiện dụng và hiệu quả hơn, mẹ có thể sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên chuyên biệt, an toàn cho da bé như Kem EmBé. Được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần tự nhiên gồm Nano Curcumin, tinh chất Cúc La Mã, kẽm oxyd,… Kem EmBé giúp giảm ngay các triệu chứng sưng, đỏ, ngứa, ngừa thâm sẹo và trị muỗi đốt, côn trùng cắn vô cùng hiệu quả.
Thực tế đã có nhiều mẹ sử dụng và tin dùng sản phẩm Kem EmBé cho bé yêu của mình và đều cho những phản hồi tốt.
Cùng xem các mẹ nói gì về khả năng làm dịu nhanh cơn ngứa do muỗi đốt của Kem Em Bé nhé!

 

 

 

trẻ bị côn trùng đốt

Bị côn trùng đốt thì phải làm sao?

Bị côn trùng đốt là hiện tượng phổ biến diễn ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Có rất nhiều cách chữa khi trẻ bị côn trùng đốt, trong đó những biện pháp dân gian được rất nhiều mẹ tin dùng. Những biện pháp này vừa đơn giản, nhanh chóng và có thể làm dịu cho bé yêu nhà bạn bất kỳ cuộc tấn công nào của muỗi và các côn trùng khác! Khi bé bị côn trùng đốt, mẹ bé hãy áp dụng theo các biện pháp sau nhé để vừa an toàn cho sức khỏe của bé, vừa giúp giảm sưng ngứa và đau hiệu quả.

Xem thêm:

1. Thịt xay

Đây là cách chữa trị bị côn trùng đốt hiệu quả mà rất ít các mẹ biết. Nếu bé bị côn trùng đốt, các mẹ chỉ cần trộn ½ muỗng cà phê thịt xay với nước ấm sạch đủ để thực hiện một miếng dán dày trên vết cắn và để trong 5 phút. Mẹ bé có thể lặp lại miếng dán sau một vài giờ nếu cơn đau ở trẻ vẫn tiếp diễn.

Nguyên nhân là do thịt xay có chứa chất tiêu hóa có thể giúp phá vỡ các protein chứa độc tố của các côn trùng để lại trong da. Từ đó chúng giúp giảm ngứa, sưng và đau hữu hiệu.

2. Bột yến mạch

Nếu bé bị côn trùng đốt có thể điều trị côn trùng đốt cho bé chỉ bằng bột yến mạch. Nếu như bình thường các vết muỗi cắn có thể cần đến vài ngày, thậm chí một tuần hoặc hơn mới biến mất thì mẹ bé có thể cắt giảm thời gian chữa bệnh cho bé ít nhất khoảng 3 ngày chỉ bằng cách cho bé ngâm mình trong một bồn tắm có chứa bột yến mạch 20 phút.

Mẹ bé có thể hòa tan một chút bột yến mạch trong bồn tắm và cho trẻ ngâm mình hoặc đơn giản hơn là xay một cốc bột yến mạch và khuấy nó vào một bồn tắm ấm.

bị côn trùng đốt bằng bột yến mạch

Bột yến mạch chữa côn trùng đốt hiệu quả

3. Thuốc kháng sinh Aspirin

Những viên thuốc kháng sinh thông dụng Aspirin mẹ bé có thể sử dụng không cần theo toa để điều trị các vết cắn do muỗi hoặc côn trùng khác đốt cho bé nhà bạn.

Để sử dụng phương pháp đơn giản này, cha mẹ bé có thể nghiền một viên aspirin và thêm vào đó một chút nước nước chỉ đủ làm cho thuốc tan và thoa nó vào khu vực bị viêm. Sau đó, lưu lại khoảng 10 phút.

Nguyên nhân là do thuốc Aspirin có chứa salicylic acid. Đây là một chống viêm mạnh rằng sẽ giúp làm giảm đỏ mắt, viêm và ngứa trong ít nhất là 20 phút.

4. Muối khoáng

Ngâm vết cắn của muỗi, ong hoặc rắn cắn cho bé bằng chút muối khoáng. Nếu sau đó trẻ nhà bạn vẫn có những triệu chứng đáng lo ngại như một vết thương chảy máu, đau nặng, sốt, tiêu chảy hoặc chóng mặt thì bạn nên cho con đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Nhưng nếu vết cắn không có gì nghiêm trọng, mẹ bé hãy tự bảo vệ bé bằng cách rửa vết thương sạch sẽ, sau đó ngâm vết cắn trong dung dịch muối khoáng ấm (3 muỗng canh muối cho mỗi cốc nước) với tần suất 2 lần/ ngày trong liên tiếp 1 tuần vết cắn sẽ khỏi dần.

5. Sử dụng Amoniac

Cha mẹ bé cũng có thể làm dịu vết cắn do muỗi hoặc các côn trùng khác đốt cho con bằng việc đổ một chút amoniac cho khu vực bị cắn trong khoảng 30 giây, sau đó rửa lại vết cắn sạch sẽ.

Nguyên nhân là do amoniac có thể giúp phá vỡ nọc độc của các côn trùng cắn giúp giảm ngứa và đau trong vòng vài giây. Nếu trẻ vẫn đau, bạn có thể chườm lạnh vào khu vực bị đau hoặc thoa thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng trong giai đoạn chữa bệnh (thường mất khoảng một tuần).

6. Nước ép hành tây

Không mấy ngạc nhiên khi hành tây cũng được coi là một phương thuốc đơn giản giúp giảm sưng, chảy máu và ngứa.

Mẹ bé có thể thái nguyên một vài lát hành tươi hoặc bằm nát ra để băng vào vết muỗi cắn hoặc côn trùng đốt cho bé. Hãy để hành tay ít nhất 1 giờ và lặp lại hàng ngày cho đến khi vết cắn bớt đau và đỏ.

Nguyên nhân khiến hành tây được coi là phương thuốc hiệu nghiệm điều trị các bệnh về da là do hành tây có chứa nhiều quercetin, kaempferol và lưu huỳnh. Các hợp chất tự nhiên này giúp diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, tăng tốc độ sự hình thành của các tế bào da mới khỏe mạnh và giúp ngăn chặn chảy máu, giảm viêm.

bị côn trùng đốt dùng nước hành tây hiệu quả

Bị côn trùng đốt chữa bằng nước hành tây rất hữu hiệu

7. Xà phòng diệt khuẩn

Để giảm ngứa ngáy cho bé khi bị muỗi đốt hoặc các côn trùng cắn, bạn hãy tắm cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn với nước ấm.

Đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh các khu vực có làn da mỏng và bị ngứa dữ dội của bé như mắt cá chân, háng, mặt sau của đầu gối khoảng 2 lần/ ngày. Thoa thêm một chút kem hydrocortisone cho đến khi các triệu chứng trên ở bé biến mất.

Con nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ massage đúng 7 huyệt vị này đảm bảo hết ngay, con ăn ngon, hết trớ!!

Các mẹ ơi, chẳng biết thế nào mà dạo gần đây con gái em cứ uống sữa vào là bị trớ sữa liên tục khiến em lo lắng quá các mẹ ạ. Hồi bé mới được 2 tháng, chỉ cần mỗi lần uống sữa xong em bế đứng lên tầm 5 phút là ợ một cái rõ to rồi nằm xuống ngủ ngon lành.

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Hiện tượng nôn trớ khiến bé có thể trở nên khó chịu và chậm tăng cân. Các mẹ ơi, chẳng biết thế nào mà dạo gần đây con gái em cứ uống sữa vào là bị trớ sữa liên tục khiến em lo lắng quá các mẹ ạ. Hồi bé mới được 2 tháng, chỉ cần mỗi lần uống sữa xong em bế đứng lên tầm 5 phút là ợ một cái rõ to rồi nằm xuống ngủ ngon lành. Vậy mà bây giờ được 5 tháng thì tình trạng trớ sữa liên tục bắt đầu xuất hiện nhiều. Đôi lúc đang nằm chơi, chỉ cần vặn mình một cái là y như rằng sữa ở trong miệng lại trào ra, có khi em không kịp đỡ dậy thì lại bị tràn vào mũi khiến cả nhà được một phen thót tim. Sốt ruột quá nên em gọi cho đứa bạn làm bác sĩ để hỏi về nguyên nhân thì nó mới nói là có thể do con em bị đầy hơi, khó tiêu. Rồi nó chỉ em một vài cách massage cho bé giúp khắc phục tình trạng trên, em đã làm theo và thấy chuyển biến tốt hơn hẳn các mẹ ạ. Mừng quá nên em chia sẻ lên đây cho các mẹ nào cũng đang có con bị nôn trớ nhiều như con em thì áp dụng xem sao nhé.

Một số huyệt vị mẹ cầm massage cho bé để hạn chế tình trạng nôn trớ

Massage ngón tay cái và lòng bàn tay phía dưới ngón tay cái

Ngón tay cái và lòng bàn tay liền kề phía dưới được xem là 2 huyệt vị tác động trực tiếp đến dạ dày, lá lách và cảm xúc của trẻ. Vì thế, khi bé bị đầy hơi, khó tiêu, mẹ có thể sử dụng tay của mình để massage thật nhẹ nhàng và liên tục vào 2 vị trí đó của trẻ khoảng 3-4 lần khoảng 100-200 nhịp để cải thiện tình trạng này nhé.

Lòng bàn tay

Nếu bé vẫn khó chịu khi bị đầy hơi, mẹ có thể dùng ngón tay cái của mình để massage nhẹ lòng bàn tay của bé theo quỹ đạo quay vòng tròn, thực hiện luân phiên ở cả 2 lòng bàn tay của bé, duy trì động tác này trong khoảng thời gian từ 2-3 phút. Bên cạnh những tác dụng trên, động tác massage này sẽ giúp trẻ bợt cảm giác buồn nôn, táo bón và căng thẳng nữa đó nha các mẹ. Vậy nên nếu có thời gian, mẹ cứ massage cho bé vị trí này để giúp con được thư giãn nha.

Các ngón tay

Đây cũng là một trong những chiêu thức giúp khắc phục tình trạng đầy hơi, khó tiêu của trẻ. Đầu tiên mẹ hãy sử dụng ngón tay cái của mình để massage từng đốt ngón tay cho trẻ, trong khi tay còn lại cố định tay trẻ ngửa ra. Sau đó mẹ cố gắng thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng, chậm rãi và duy trì từ 3-5 lần ở mỗi ngón tay của trẻ nha.

Phần lưng

Để thực hiện tốt thao tác này, mẹ hãy đặt bé nằm sấp và thật sự thoải mái. Tiếp theo mẹ lấy các ngón tay của mình massage thật cẩn thận phần lưng theo chiều xương sống rồi kéo dài ra toàn bộ phần lưng của trẻ. Duy trì thực hiện từ 5-10 lần sẽ giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động tốt hơn, giúp trẻ nhanh thoát khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu đấy ạ.

Vùng bụng

Mẹ hãy lấy lòng bàn tay của mình và đặt vào phần bụng vùng quang rốn của trẻ, sau đó xoay đúng chiều kim đồng hồ trong khoảng thời gian từ 5-10 phút. Đây là phương pháp massage giúp tăng khả năng kích thích sự chuyển động của ruột, giúp trẻ có thể đi ngoài một cách dễ dàng và thoải mái.

Sống lưng và cánh tay

Khi trẻ cảm thấy khó chịu, cáu gắt, không chịu ăn cũng không chịu ngủ, mẹ cần nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị đầy hơi, khó tiêu. Ngay lúc này mẹ hãy thực hiện massage phần sống lưng và cánh tay cho trẻ sẽ giúp cải thiện tình hình. Đầu tiên mẹ dùng 3 ngón tay massage trải dài theo chìu dọc của sống lưng trẻ, duy trì thực hiện khoảng 5-10 lần giúp trẻ được thư giãn. Đối với phần cánh tay của trẻ, mẹ cũng làm tương tự, kéo dài từ khuỷu tay cho đến phần cổ tay, thực hiện liên tục khoảng 100 lần để khắc phục tình trạng trên nhé.

Vùng rốn

Mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng rốn của trẻ theo hình vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ với trình tự lập lại khoảng 100 lần. Các động tác massage như trên cần được duy trì từ 5-10 phút hàng ngày, ngoài tác dụng chữa chứng đầy hơi, khó tiêu của trẻ, còn giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hoá tốt hơn và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng nhiều hơn, tốt cho sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ của trẻ.

Một số chú ý khi massage cho bé

  • Mẹ nên massage vào buổi sáng để bé chào ngày mới với tinh thần vui vẻ.
  • Mẹ chú ý tháo trang sức, cắt ngắn móng tay và xoa bóp thật nhẹ nhàng để không làm bé đau.
  • Thực hiện các động tác massage bằng lực vừa phải, cẩn thận trong từng thao tác, sử dụng tinh dầu massage có chiết xuất hoàn toàn thiên nhiên, an toàn, thân thiện và không gây khó chịu cho trẻ, tránh thực hiện massage ngay sau khi trẻ vừa ăn xong.

Các nguyên nhân gây nôn trớ

Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ trị nôn trớ cho con hiệu quả hơn
  • Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc
  • Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay
  • Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt
  • Nôn trong bệnh nội khoa
  • Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chẩy, chậm nhu động ruột
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Bệnh nhiễm trùng thần kinh: Viêm màng não mủ
  • Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin
  • Hội chứng sinh dục thượng thận
  • Do rối loạn thần kinh thực vật: hay gặp là co thắt môn vị
  • Nôn trong bệnh ngoại khoa
  • Nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản: thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh
  • Nôn do tắc ruột, xoắn ruột: thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dầy nâu đen

 

Theo WTT

bọ xít

Một số loài côn trùng đốt sưng đỏ thường gặp

Mùa nồm, ẩm ướt là thời điểm gây bệnh cho các loài côn trùng gây bệnh về da. Hầu hết, các trường hợp bị côn trùng đốt sưng đỏ chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ và các biểu hiện đó cũng sẽ nhanh chóng tự biến mất. Tuy nhiên, có những trường hợp vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như: nổi mề đay, phù nề môi, mắt, hầu, họng,… Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị các loài côn trùng tấn công. Sau đây là một số loại côn trùng đốt sưng đỏ thường gặp mà mẹ cần phải biết.

Xem thêm: 

1. Kiến

Kiến là một trong những kẻ thù của trẻ nhỏ. Trong đó có nhiều loại kiến đốt có thể gây viêm da dị ứng trong đó có kiến ba khoang. Kiến ba khoang là một loại côn trùng có bộ cánh cứng, khi đốt gây viêm da nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Kiến ba khoang có đặc điểm nhận dạng là  kích thước nhỏ hơn hạt thóc, có cánh, biết bay và trên bụng có một khoang màu đỏ trên nền đen, bám trên các bức tường. Kiến ba khoang rất hay bay vào bóng đèn vào buổi tối và bay vào giường ngủ, màn, thậm chí bò cả lên người. Kiến ba khoang đốt rất đau và trong bụng chứa một chất độc pirictin. Chất này khi tiếp xúc vào da gây viêm da, thối thịt giống như bị tạt axit.

Kiến lửa là một trong những loài kiến rất độc. Vết đốt của kiến lửa thì không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tạo cảm giác nhói buốt, dai dẳng rất kinh khủng nếu bé bị đốt. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra một số triệu chứng như: chóng mặt, hoa mắt, thở gấp,.. phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt.

côn trùng đốt sưng đỏ

Kiến là côn trùng rất nguy hiểm với da bé

2. Ong bướm

Ong có rất nhiều ở nước ta và là một trong những loại côn trùng đốt sưng đỏ. Đa phần các loài ong đều có nọc độc tùy theo loài mà sẽ có độc ít hay nhiều. Có loài gây chết người chỉ bằng hơn 10 vết đốt: ong vò vẽ, ong đất nhưng cũng có những loài không gây hại nhiều đến sức khỏe của các bé như ong mật. Bởi trong chúng có chứa thành phần protein kèm theo men xâm nhập, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng nghiêm trọng cho da bé. Trong trường hợp bị ong đốt quá nặng trẻ sẽ bị tím tái, trụy tim, sốc,… có thể dẫn đến tử vong.

Các loài bướm cũng làm cho bé bị sưng đỏ da khi nó đốt. Ở bướm có lông phấn và chính lông phấn sẽ gây nên những kích thích viêm da. Ấu trùng có thể trực tiếp đẻ lên da hoặc gián tiếp do gió thổi đưa lông bám vào quần áo để khi mặc trẻ dễ mắc bệnh.

côn trùng đốt sưng đỏ

Ong bướm là loài côn trùng gây ngứa cho da bé

3. Sâu róm

Sâu róm là nguyên nhân gây nên các bệnh về da cho bé. Cần cẩn thận với các loài sâu róm. Chúng không đốt người nhưng lông, gai của các loài này sẽ tiết ra chất làm ngứa rát khi chạm vào da bé. Lông, gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc đi kèm với nốt mẩn ngứa, mề đay do dị ứng. Khi chạm vào sâu róm nhiều trường hợp có thể bị sốt xuất huyết trong vòng 2-3 giờ hoặc vài ngày, những triệu chứng khác như: sưng hạch, hạ huyết áp, đau nhức, co giật,…

4. Bọ xít

Bọ xít là một trong những loài côn trùng khá nguy hiểm vào mùa hè. Nước đái của bọ xít rất độc và xót. Khi bị bọ xít đái vào mắt có khả năng mù lòa rất cao nên không thể xem thường. Đây là loài có hại với ngành nông nghiệp ở nước ta. Bọ xít sau khi đốt để lại triệu chứng đau, rát, sưng tấy. Nhiều trường hợp vết đốt sưng to, phù nề, mưng mủ, bị sốt, lan rộng trên toàn bộ khắp cơ thể của trẻ. Nếu vết đốt của côn trùng gây ra ở tay, chân có thể làm cho người bị đốt không thể di chuyển hay cử động được.

Trên đây là một số loài côn trùng đốt sưng đỏ mà các mẹ nên biết để tránh cho con mình nghịch vào. Đừng thờ ơ với các loại côn trùng vì chúng có thể gây nguy hiểm cho con bạn bất cứ lúc nào. Chúc các mẹ thành công!