Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trị rôm sảy cho bé

Những điều mẹ nên làm khi trị rôm sảy mụn nhọt cho bé

Rôm sảy mụn nhọt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý đến những điều sau khi trị rôm sảy mụn nhọt cho bé để tránh nhiều sai lầm đáng tiếc nhé!

Xem thêm:

1. Đảm bảo vệ sinh khi tắm nước lá cho bé

Có rất nhiều bài thuốc dân gian trị rôm sảy mụn nhọt cho bé bằng cách tắm đun nước các loại lá từ tự nhiên. Kinh nghiệm của các thế hệ trước đã để lại cho đời sau những bài học quý báu tuy nhiên mẹ vẫn cần phải đảm bảo vệ sinh khi tắm nước lá cho trẻ. Lưu ý khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch, kĩ, ngâm qua nước muối hoặc nước tím trước khi nghiền, lọc hay đun nước để tắm.

Các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí là không chết sau khi đun sôi. Thêm vào đó, thành phần lông tơ trên lá cũng dễ gây kích ứng với làn da nhạy cảm của trẻ. Vì vậy bé cần được tắm sạch bằng sữa tắm trước khi tắm với nước lá. Sau khi vệ sinh cho bé rồi có thể rửa lại bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể còn đọng lại trên da gây nhiễm vi khuẩn. Mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài từ 7-10 phút.

trị rôm sảy mụn nhọt cho bé

Thường xuyên tắm cho bé là cách tri rôm sảy hiệu quả

2. Chọn phấn rôm đảm bảo chất lượng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phấn rôm không an toàn cho làn da của bé. Chính vì vậy chọn lựa phấn rôm đảm bảo chất lượng là một trong những điều nên làm khi trị rôm sảy mụn nhọt cho bé. Phấn rôm là sản phẩm cần thiết cho bé nhất là trong thời tiết nóng nực, oi ả. Thế nhưng hiện nay rất ít người biết lựa chọn phấn rôm đúng và an toàn để cho con sử dụng. Nếu da trẻ bị khô chúng ta không nên dùng mà thay vào đó có thể sử dụng kem giúp cân bằng, làm mềm da. Trong phấn rôm có chất hút ẩm nếu thoa lên sẽ làm mất chất nhờn gây nguy cơ mắc bệnh da liễu. Chính vì vậy, khi dùng phấn rôm để trị rôm sảy cho bé cần lựa chọn các sản phẩm uy tín và đã qua kiểm định giúp da bé khỏi mụn nhọt

.

trị rôm sảy mụn nhọt cho bé

Bôi phấn rôm đúng liều lượng trị rôm sảy hiệu quả

3. Thoáng mát là điều kiện quan trọng trị rôm sảy

Khi trị rôm sảy mụn nhọt cho bé người lớn nên tạo điều kiện thông thoáng, mát mẻ. Ngoài việc lựa chọn quần áo có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt phải thường xuyên tắm cho bé, chườm đá lạnh hoặc dùng khăn lau người trẻ khoảng 4-5 lần/ ngày mỗi lần 7-10 phút.

Tạo môi trường thoáng mát cho bé như sử dụng quạt sưởi, điều hòa nhiệt độ thích hợp,… chúng ta nên chủ động trong việc chống nắng khi đưa bé đi ra ngoài bằng mũ, nón vì nắng sẽ tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển hơn. Hàng ngày trong các bữa ăn nên bổ sung nước và các chất vitamin như hoa, quả, cá,thịt, đậu.,… để cơ thể bé được hấp thụ, dưỡng ẩm da tốt.

4. Uống nhiều nước

Nhu cầu uống nước cũng là một phần thiết yếu để không mắc rôm sảy. Cho trẻ uống nước khi đã 6-12 tháng tuổi, tùy vào độ tuổi của từng bé mà chúng ta có thể đưa ra những cách tính lượng nước cần có trong ngày. Trung bình từ 6-12 tháng không quá 70-80ml/ngày. Độ tuổi từ 1-2 tuổi không quá 340-360ml/ngày. Đây là lượng nước trung bình mẹ cần quan tâm,  không nên cho con uống nước quá nhiều so với quy định vì điều này sẽ làm rối loạn quá trình điện giải hệ bài tiết trong cơ thể bé.

5. Ăn nhiều hoa quả

Hàng ngày trong các bữa ăn nên bổ sung các chất vitamin như hoa, quả, cá,thịt, đậu.,… để cơ  thể  bé được hấp thụ, dưỡng ẩm da tốt. Trong trái cây có nhiều dinh dưỡng, chất xơ, vitamin a, e, c nên nó sẽ giúp trẻ khỏe mạnh không chỉ về thể chất mà còn giúp tinh thần luôn được thoải mái, tránh mắc các bệnh tật. Lưu ý cần chọn các loại hoa quả có nguồn gốc an toàn, tránh hàng giả, hàng nhái và bị hỏng. Một số loại còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, không tạo điều kiện cho rôm sảy phát tán như: cam, quýt, nho, bơ,…Thay vì ăn trực tiếp người lớn có thể xay nhuyễn thành sinh tố để cho trẻ uống, như thế sẽ dễ dàng hơn cho cả mẹ và bé.

Trên đây là một vài điều mà mẹ cần làm khi trị rôm sảy mụn nhọt cho bé. Hãy bảo vệ làn da của trẻ để da bé luôn được mịn màng nhé! Chúc các mẹ thành công.

hăm da ở trẻ

Những điều không nên làm khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Tình trạng hăm da diễn ra phổ biến ở trẻ, hăm da làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nuôi con nhỏ của người lớn. Vậy nên làm gì khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh? Sau đây sẽ là một vài kiến thức hăm da cho chúng ta tham khảo

1. Đóng tã nhiều

Nguyên nhân gây nên tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh chính là do sử dụng bỉm. Các loại bỉm, tã không có xuất xứ nguồn gốc đảm bảo, hết hạn sử dụng hoặc không phù hợp với làn da của con đã vô tình làm cho bé bị hăm nhiều hơn. Vì vào mùa nóng nực mẹ thường xuyên đóng bỉm, tã liên tục mà không để cho vùng bẹn của bé được thoáng mát nên các nốt mần đỏ sẽ xuất hiện trên da trẻ. Khi bé bị hăm tã thường có các biểu hiện như: ngứa, đốm nốt đỏ li ti mọc lên một chỗ hoặc nhiều chỗ tập trung ở mông, đùi, bẹn và cơ quan sinh dục.

Vì thế để giúp bé không bị hăm mẹ cần giữ cho da trẻ luôn được sach sẽ, thay đổi tã khi tã đã bẩn hoặc những khi bé vừa đi vệ sinh xong để tránh tình trạng vi khuẩn tấn công. Mẹ nên thay tã sau 2-4h đồng hồ và dùng nhiều vào ban đêm khi trẻ đi ngủ thì cách 4 tiếng lại chịu khó thay cho bé 1 lần.

chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Đóng bỉm nhiều có thể gây hăm da cho bé

2. Sự thờ ơ với hăm da của cha mẹ

Trẻ nhỏ chịu sự tác động lớn nhất từ người lớn và khi bị hăm thì cha mẹ chính là người có thể chữa trị cho chúng. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại cho rằng hăm da chỉ là một tình trạng nhẹ, phổ biến, hầu hết trẻ nhỏ nào cũng sẽ đều mắc phải và có thể điều trị được. Nhưng chính vì sự chủ quan đó mà khi để tình trạng hăm kéo dài mới phát hiện thì lúc đó mới hốt hoảng giật mình. Đúng là nếu ở mức độ nhẹ, hăm da có thể chữa được tại nhà.

Nếu khi hăm da lan ra toàn bộ cơ thể thì rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Lúc này da trẻ dễ có nguy cơ về các bệnh da liễu, viêm da, loét da,… Trong trường hợp không mong muốn như thế chúng ta nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để sớm điều trị kịp thời. Thế nên việc cẩn thận đề phòng hăm da ngay từ những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày là điều người lớn không được bỏ qua khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh.

chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Khi bé bị hăm da cần ngay bôi ngay thuốc

3. Sử dụng phấn rôm khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Chúng ta không nên dùng bột phấn rôm để thoa lên vùng da hăm tã vì nó sẽ làm bít lỗ chân lông, gây kích ứng cho da của trẻ. Phấn rôm thường được dùng cho trẻ chống ẩm ướt khi tắm xong. Nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về việc sử dụng nó. Trên thực tế phấn rôm sẽ gây hại cho trẻ khi bé hít vào, làm viêm da nặng hơn. Thành phần của phấn có kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm dễ gây ảnh hưởng cho đường thở, sức khỏe của con nhất là các bé gái khi thoa phấn rôm vào vùng bẹn sẽ có thể ảnh hưởng đến buồng trứng về sau.

4. Chú ý không gian phòng ngủ

Mẹ có biết rằng phòng ngủ của trẻ rất quan trọng trong quá trình điều trị tình trạng hăm da hay không? Hoạt động ngủ là nhu cầu thiết yếu, rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của bé. Nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ c, không quá cao hoặc thấp so với nền nhiệt ngoài trời để con dễ dàng thích nghi khi đi ra ngoài. Nếu thời tiết xấu, môi trường xung quanh bị ô nhiễm nên đóng cửa sổ, cửa ra vào cho bé giữ độ ẩm.

Vào mùa hè cần tạo cho trẻ có chút ánh sáng từ tự nhiên để khô thoáng phòng hơn. Người lớn cũng có thể đặt chậu nước sạch trong phòng ở một vị trí nào đó. Ngoài ra tất cả không gian, đồ đạc phải thoáng mát , dễ chịu cho con khi ngủ. Thường xuyên giặt chăn ga, thảm lót sàn để loại trừ nguy cơ xâm nhập của các loài vi khuẩn tới vùng hăm da.

Trong quá trình chữa hăm cho trẻ sơ sinh các mẹ cần đặc biệt tránh xa ba điều không nên đã nói trong bài viết trên để có thể sớm trị hăm hiệu quả cho con. Hi vọng các mẹ sẽ luôn thành công trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con trẻ.

trị hăm háng

Các mẹ đã biết: cách trị hăm háng hiệu quả từ dân gian

Hăm háng hay còn gọi là hăm tã là hiện tượng diễ ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ban đầu chỉ là những vết đỏ trên da nhưng để lâu và không can thiệp đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm da nặng. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách trị hăm háng từ mẹo dân gian sẽ trợ giúp mẹ hiệu quả.

1. Nguyên nhân hăm háng

– Do các mẹ thường xuyên mặc tã cho trẻ là nguyên nhân khiến bé sẽ dễ bị hăm tã hơn.

– Hoặc có thể do nguyên nhân ẩm ướt và cọ xát của quần áo, tã… Nước tiểu hoặc phân trong tã thời gian lâu sẽ gây ra kích ứng da và phát triển vi khuẩn hoặc men nấm.

– Đôi khi nhiễm trùng da, viêm da cũng là nguyên nhân gây hăm tã. Ngoài ra hương thơm tẩm trong tã hoặc khăn lau cho bé cũng có thể gây kích ứng da.

– Da bé cũng có thể bị kích ứng do dính nước tiểu, phân… nhưng đối với dạng hăm tã này, mẹ chỉ thấy những mảng hăm xuất hiện ở vùng mặc tã.

cách trị hăm háng cho bé

Hăm háng khiến bé đau và khó chịu

2. Triệu chứng của hăm háng

– Khi da bé bị hăm chắng chứng tỏ vùng da này đã bị nhiễm khuẩn, lúc này da bé sẽ có mảng hăm màu vàng và mảng hăm chứa nước. Nếu ở trường hợp bé bị hăm háng nặng có thể có vết loét có mủ hay bị đóng vảy như sáp ong trên mông bé.

– Triệu chứng thứ 2 có thể bé bị hăm da do nấm, lúc này nơi mảng hăm sẽ có màu đỏ tươi, với những mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa từ rìa vết hăm. Các mẹ sẽ thấy những mẩn đỏ nổi lên ở những vùng bẹn,cổ hay nếp gấp trên da bé.

Khi bị hăm háng, nếu mẹ vệ sinh cho bé kém sẽ có nhiều khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng bởi đây là vùng da luôn ấm và có xu hướng giữ ẩm. Vì thế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và dẫn đến một số bệnh nấm da nguy hiểm khác.

3. Các cách trị hăm háng an toàn từ dân gian

Nếu con bạn mắc bệnh hăm da, đơn giản là nên giữ vùng hăm da được khô ráo và tiếp xúc với không khí nhiều. Đồng thời tham khảo các bài thuốc dân gian sau đây để cải thiện làn da của trẻ một cách hiệu quả và tránh các tổn thương không mong muốn về da cho trẻ một cách an toàn sức khỏe nhất.

a. Sử dụng lá trầu không

Đây là cách trị hăm háng hiệu quả nhất bởi trầu có vị cay nồng và tính ấm nên có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Khi trẻ bị hăm háng mẹ chỉ cần lấy khoảng 3-4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng nước trầu không thấm vào khăn sạch, nhẹ nhàng thấm lên vùng háng đan bị hăm của bé. Làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm da của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

b. Cách trị hăm háng bằng cây mã đề

Cách trị hăm với cây mã đề rất đơn giản: các mẹ chỉ cần lấy 1 ít lá mã đề tươi rồi đem rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo nước. Sau đó, vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên vùng da bị hăm của bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da háng do hăm tã gây ra một cách hiệu quả

 

c. Dùng búp ổi non

Đây cũng là cách trị hăm háng hiệu quả được rất nhiều các bà mẹ áp dụng và đã thành công. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: các mẹ cũng có thể lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, sau đó để ráo nước và đun lên lấy nước rửa chỗ hăm háng cho bé. Kiên trì thực hiện sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ trong việc trị hăm cho bé

búp ổi là cách trị hăm háng hiệu quả cho bé

Cách trị hăm háng bằng búp ổi rất hiệu quả

4. Ngăn ngừa hăm tã hiệu quả

– Giữ bé khô, sạch và mát là cách chắc chắn nhất để tránh hăm tã.

– Thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa vùng sinh dục kỹ. Tuy nhiên tránh lau quá mức bằng khăn tay có thể gây ra kích ứng và làm khô da.

– Đảm bảo tã không quá chật. Chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.

– Nếu bạn đang cho bé bú, tiếp tục càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ pH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm tã hiệu quả

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc phòng chữa trị hăm háng cho bé hiệu quả giúp bé ăn ngon và phát triển toàn diện.

trẻ bị hăm da

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Nhiều bài thuốc dân gian đã được áp dụng trong cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bởi tính an toàn, không nguy hiểm đã và đang được phụ huynh tin dùng sử dụng như trầu không. Trầu không là loại lá đem lại những hiệu quả rất tốt nhưng không phải là không có những mặt xấu. Bài viết sau sẽ phần nào giúp người lớn hiểu đúng về lá trầu không.

1. Lợi ích khi dùng cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Theo sự khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia y tế về việc chăm sóc sức khỏe khuyên nên dùng lá trầu không để chữa hăm da. Trầu không là loại lá có tính ẩm vị cay nồng, vào ba vị kinh, phế, tỳ, vị. Trầu không hay còn gọi là lá trầu xanh có các tính chất thảo dược học là loại cây dây leo, bám trên bờ tường, sống lâu năm có lá hình trái tim mặt bóng cao tới 1m, hoa trắng. Bên cạnh việc biết đến nó là gia vị dùng để têm trầu, cau để ăn với vôi lá còn được biết đến trong quá trình chữa các bệnh về da, viêm nhiễm thông thường…

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Lá trầu không rất tốt trong trị hăm

Trầu không còn có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn, giãn mạch giống như một loại thần dược trị bách bệnh. Lá trầu không dùng được trong các trường hợp bị viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh ngoài da như: tay, chân. Trong lá có nhiều hợp chất quý: cineol, cadinen, các axitamin, tanin cùng nhiều vitamin. Đại đa số các loại bệnh đều có thể thấy sự có mặt của lá trầu không ở trong đó. Chúng ta chỉ cần chọn lá tươi, không dập nát, héo úa, rửa thật sạch khoảng chục lá rồi đem đun sôi để nguội.

Trước khi tắm hay thoa lên vùng bị hăm cho con, có thể vò nát lá trong chậu để chúng có thể ngấm thấm sâu trên cơ thể trẻ. Chỉ cần dùng khăn mềm chấm lên các nếp gấp da, làm liên tục trong 7 ngày mỗi ngày 2- 3 lần. Chắc chắn sau một tuần vùng hăm da sẽ không còn sót lại nữa. Trong 100g lá dầu có chứa tới 2.4% tinh dầu, bản thân lá trầu đã có tính sát khuẩn rất tốt nhất là chống lại sự tấn công của các loại nấm độc hại. Ngoài việc đun sôi lá trầu chúng ta cũng có thể để tươi lá giã nát rồi đắp lên vùng da bị thương.

2. Hạn chế khi dùng cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Việc tìm đến lá trầu không để điều trị hăm da ở bé là vô cùng tốt nhưng nếu quá lạm dụng vào lá cũng sẽ gây ra những hệ quả đáng tiếc thậm chí là làm cho bệnh hăm da lại tái phát nặng hơn. Tại sao lại nói như vậy bởi dùng trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng khô rát nhất là vùng háng, bẹn. Khi dùng lá không khỏi thì nên đưa trẻ đến các trạm y tế cơ sở gần nhất để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra tránh tình trạng không gặp các tác dụng phụ của lá phụ huynh cần cẩn trọng khi dùng lá không nên rửa bằng nước lã mà hãy pha thêm một chút muối loãng vào để loại bỏ tất cả các vi khuẩn từ lá.

 

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Không nên lạm dụng lá trầu không trị hăm cho trẻ

Có nhiều loại lá bán ở ngoài chợ có nguy cơ bị phun thuốc nên chúng ta không thể bỏ qua điều này. Nhiều mẹ để tiết kiệm thời gian hay đun nước lá trầu không một lần và dùng trong các lần kế tiếp tăng nguy cơ tấn công gây bệnh khác từ các vi khuẩn. Vì thế nên đun một lượng vừa đủ để trẻ luôn dùng nước mới cho hiệu quả. Lá trầu không có những công dụng thần kì như một loại thuốc trị bách bệnh nhưng nếu không biết sử sụng đúng cách thì phương pháp này sẽ không mang lại hiệu quả cho người bệnh.

Lá trầu không là nguyên liệu đơn giản, tự nhiên, không quá khó tìm kiếm tuy nhiên người lớn cần phải cố găng duy trì thực hiện đều đặn hàng ngày tránh bỏ dở để trẻ nhỏ có thể hết hăm. Bên cạnh đó cần có thói quen ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ để bổ sung các chất cho da dẻ. Trường hợp các bé nữ cha mẹ cần hết sức lưu ý vùng cơ quan sinh sản của trẻ rất quan trọng. Nhiều người muốn nhanh chóng khỏi bệnh nên sử dụng một số lượng lá lớn và ngâm rửa rất lâu cho con  khiến cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển nhiều hơn dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh với lá trầu không tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng không nên quá chủ quan. Chúc các con sẽ luôn khỏe đẹp!