Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

15 loại kem bôi côn trùng cắn cho bé an toàn, nhẹ dịu

Cứ mỗi khi bé bị côn trùng cắn, mẹ lại cảm thấy xót xa khi làn da bắt đầu nổi mẩn, sưng đỏ khiến bé khó chịu quấy khóc. Mẹ phân vân liệu kem bôi nào mới thích hợp với bé giữa hàng loạt sản phẩm trên thị trường. Mẹ có thể tham khảo chi tiết 15 loại kem bôi côn trùng cắn cho bé an toàn hiệu quả sau đây để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất dành cho bé.

Xem thêm:

1. Kem EmBé an toàn với làn da bé

Dù là sản phẩm trong nước, tuy nhiên có thể khẳng định rằng về chất lượng hay độ an toàn, Kem EmBé không hề thua kém sản phẩm nhập ngoại, thậm chí còn nhỉnh hơn so với nhiều loại khác.

Đây là dòng kem chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ với công thức hoàn toàn tự nhiên, không chứa chất bảo quản, dầu khoáng hay corticoid gây hại cho da bé.

  • Xuất xứ: Trong nước
  • Thành phần: Bao gồm thành phần như Nano curcumin, Cúc la mã, Kẽm oxyd, Lanolin, dầu hạnh nhân, D-panthenol,  Allatonin, Vitamin E với mùi hương khoan khoái giúp bé thư giãn và cảm thấy dễ chịu.
  • Công dụng: Sự có mặt các thành phần thảo dược đem lại 5 tác động toàn diện trên làn da bé:
    • Giảm ngay triệu chứng sưng, đỏ, ngứa, ngừa thâm sẹo vết muỗi đốt, côn trùng cắn.
    • Làm mát da, ngăn ngừa và làm dịu vết rôm sảy, hăm tã, mẩn ngứa.
    • Kích thích tái tạo tế bào da, lành vết trầy xước.
    • Tạo “hàng rào bảo vệ” làn da khỏi tác động từ bên ngoài, ngăn ngừa sự tấn công của các yếu tố gây hại.
    • Dưỡng ẩm, làm mềm da, hết khô da, nứt nẻ.
  • Cách dùng:
    • Làm sạch vùng da bị côn trùng cắn
    • Sau đó lấy một lượng Kem EmBé vừa đủ đầu ngón tay, thoa nhẹ nhàng lên da
    • Thoa 2-3 lần mỗi ngày, đến khi khỏi.
Kem EmBé làm dịu mát, giảm sưng ngứa khi trẻ bị côn trùng cắn
Kem EmBé làm dịu mát, giảm sưng ngứa khi trẻ bị côn trùng cắn

2. Lăn Muhi đặc trị côn trùng cắn

  • Xuất xứ: Hàng Nhật xách tay, được bán tại quầy thuốc hoặc các cửa hàng dành cho bé.
  • Thành phần: Acid acetic ester, Diphenhydramine hydrochloride, Tinh dầu bạc hà, Isopropyl methyl phenol, Axit glycyrrhetinic, Long não. Là những thành phần lành tính, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
  • Công dụng:
    • Đặc trị muỗi đốt và côn trùng cắn
    • Tinh chất bạc hà mát lạnh  giúp dịu cơn ngứa, giảm sưng tấy, mẩn đỏ
    • Thuốc có tác dụng nhanh và hiệu quả ngay sau khi sử dụng.
  • Cách dùng:
    • Mẹ lấy chút kem ở đầu ngón tay,  xoa đều lên các mẩn đỏ đó bé sẽ bớt cảm giác đau, ngứa.
    • Một ngày có thể sử dụng được nhiều, giữa các lần nên cách nhau khoảng 2 tiếng.
    • Sau 1-2 ngày da của bé sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
  • Lưu ý: Mẹ không nên dùng kem bôi côn trùng cắn cho bé vào vết thương hở, tránh dây vào mắt bé. Nên sử dụng cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Lăn Muhi trị côn trùng cắn
Lăn Muhi trị côn trùng cắn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

3. Kem Chicco

  • Xuất xứ: Đây là loại kem bôi trị côn trùng cắn có xuất xứ từ Ý, có ba dạng bào chế giúp mẹ thoải mái lựa chọn: bình xịt, kem bôi, gel lăn.
  • Thành phần: Kem Chicco chủ yếu là tinh chất citrodiol có nguồn gốc từ cây bạch đàn, ngoài ra còn có thành phần thiên nhiên nhiên khác như chiết xuất hoa tiêu, vỏ măng cụt cùng nước, PEG 40. EDTA, oleyl alcol, kali sorbat, menthol, capryly glycol, propylene glycol, Carbomer, triethanolamin.
  • Công dụng:
    • Làm mát ,dịu da giảm cơn ngứa
    • Kem Chicco với các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, làm dịu da, giảm cơn ngứa, giúp cho vết đốt không bị sưng đỏ, nhanh chóng phục hồi da, không để lại sẹo.
  • Cách dùng:
    • Thoa trực tiếp lên da ngay ở vết côn trùng cắn, sau 3 tiếng nên thoa lặp lại một lần, tránh tiếp xúc với vết thương hở, mắt, miệng.
    • Sử dụng đối với các bé trên 3 tháng tuổi và thích hợp cho cả gia đình, kể cả phụ nữ mang thai.
Kem bôi Chicco
Kem bôi Chicco

4. Kem Mommy care

  • Xuất xứ: Israel
  • Thành phần: Nước, chiết xuất lô hồi, dầu Jojoba, bơ hạt mỡ, glycerin, yến mạch, alcol benzylic, Dehydroacetic acid, chiết xuất khoai nưa, chitosan, dầu hạt hướng dương, tinh dầu bạc hà, hoa tiêu, Polyglyceryl-3 Diisostearate, tocopherol, Carrageenan, Bisabolol và linalool.
  • Công dụng:
    • Đây là dòng sản phẩm kem bôi côn trùng cắn cho bé được làm từ các thành phần tự nhiên và hữu cơ an toàn đối với bé
    • Kem giúp làm dịu, mát da và giảm kích ứng da, vết sưng do côn trùng cắn, vết bỏng nhẹ hay vết xước.
  • Cách dùng:
    • Trước tiên mẹ làm sạch da cho bé, thoa một lớp mỏng lên các vết đốt
    • Lưu ý tránh vùng da nhạy cảm của bé: mắt, miệng.
Kem bôi Mommy care
Kem bôi Mommy care

5. Kem Stanhome Cool Insect

  • Xuất xứ: Pháp
  • Thành phần: Aqua, Alcohol, Propylene Glycol, Glycerin, Ammonim Acryloyl Dimethyltaurate.VP Copolymer, Menthol, Methyl Salicylate, Camphor, Allantoin, chiết xuất cây phỉ…
  • Công dụng: Với dạng bào chế dạng gel, kem thẩm thấu nhanh chóng vào da giúp làm dịu mát cơn ngứa, vết sưng tấy do muỗi và các loại côn trùng cắn mà không để lại sẹo thâm.
  • Cách dùng:
    • Thoa lên vùng da bị côn trùng cắn và massage nhẹ nhàng
    • Lưu ý không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ dưới 36 tháng tuổi. Tránh tiếp xúc với vùng da mắt.
Kem Stanhome Cool Insect
Kem Stanhome Cool Insect

6. Kem bôi côn trùng cắn cho bé – Gel Autan Akut

  • Xuất xứ: Đức
  • Thành Phần: Nước, Alcohol denat, Carbomer, Triethanolamine, chiết xuất cúc la mã, Propylene glycol, Menthol, Camphor, chiết xuất lô hội, Dichlorobenzyl Alcohol, Tetrasodium EDTA, Phenoxyethanol, Methylparaben, Ethylparaben, Propylparaben, Butylpa
  • Công dụng:
    • Giảm cảm giác ngứa rát
    • Nhanh chóng lành vết thương.
  • Cách dùng:
    • Thoa kem trực tiếp lên các vết cắn côn trùng, mẹ có thể thoa 3,4 lần dãn nhau trong 1 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
    • Lưu ý sản phẩm chỉ dùng ngoài da, tránh các vết thương hở và tiếp xúc với mắt, sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gel Autan Akut trị vết côn trùng cắn hiệu quả
Gel Autan Akut trị vết côn trùng cắn hiệu quả

7. Kem S-Quito free

  • Xuất xứ: Đức
  • Thành phần: Nước, Alcohol Denat, Chiết xuất từ lá Plantago Lanceolata, Glycerin, Hydroxyethylcellulose, Chiết xuất hoa Achillea Mille Scratchium, Chiết xuất hoa Chamomilla Recutita, Chiết xuất hoa Bellis Perennis.
  • Công dụng: Kem có tác dụng làm mát, dịu vết ngứa, giảm sưng tấy do côn trùng cắn, thúc đẩy tái tạo da giúp nhanh lành sẹo. Sản phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi.
  • Cách dùng: Lấy một lượng kem vừa đủ, thoa trực tiếp lên vết cắn, sau đó thoa lại nhiều lần trong ngày.
  • Lưu ý: Không được bôi lên vùng da trầy xước, hoặc vết thương hở. Tránh tiếp xúc với mắt, vùng xung quanh miệng.
Kem S-Quito free
Kem S-Quito free

8. Kem After bites

  • Xuất xứ: Mỹ
  • Thành phần: sáp nhũ hóa, chiết xuất lá lô hội, diethanolamin, dimethicone, dầu khuynh diệp, nước, NaOH, vitamin E, tinh dầu trà xanh.
  • Công dụng:
    • Bảo vệ làn da bé khỏi tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa kích ứng da( sưng, ngứa, mẩn đỏ)
    • Làm dịu và phục hồi tổn thương nhanh chóng cho bé sau khi bị côn trùng cắn.
  • Cách dùng: Thoa trực tiếp lên vết muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, tiếp tục bôi lặp lại nhiều lần nếu bé cảm thấy ngứa.
  •  Lưu ý: kem bôi trị côn trùng cắn cho bé After bites chỉ nên sử dụng đối với trẻ trên hai tuổi.
Kem trị côn trùng cắn cho bé After bites
Kem bôi côn trùng cắn cho bé After bites

9. Kem làm dịu da Biolane

  • Xuất xứ: Pháp
  • Thành phần: nước, dầu Olea Europaea, Paraffinum, Glycol stearat, liquidum, glycerin, acid stearic, algin, cetyl, dầu Persea gratissima, petrolatum
  • Công dụng:
    • Chất kem lỏng nhanh thẩm thấu qua da giúp xoa dịu cơn ngứa
    • Làm giảm sưng tấy từ các vết cắn
    • Thúc đẩy sự tái tạo các tế bào da, giúp bé lấy lại làn da ban đầu.
  • Cách dùng:
    • Khi trẻ bị côn trùng ngắn thoa một lớp kem nhẹ nhàng lên vết thương, sử dụng hàng ngày khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
    • Lưu ý không sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Kem làm dịu da Biolane
Kem bôi côn trùng cắn cho bé-  Biolane

10. Kem Moustidose

  • Xuất xứ: Pháp
  • Thành phần: Nước, Glycerin, Caprylic/Capric Triglyceride, Peg-8, Hydrogenated Polyisobutene, Dipropylene Glycol, Gôm nhũ hương , Squalane, Tocopherol, Hydroxyethyl Acrylate/Sodium Acryloyldimethyl Taurate Copolymer, Ammonium Acryloyldimethyltaurate VP Copolymer, Sodium Polyacrylate, Polysorbate 60, Caprylyl Glycol.
  • Công dụng:
    • Chứa tinh chất nhũ hương giúp làm dịu các nốt ngứa, sưng tấy do muỗi hoặc côn trùng cắn
    • Đặc biệt, sự kết hợp hai thành phần glycerine và hydrogel giúp dưỡng ẩm, làm mát da, không để lại vết thâm trên da trẻ nhỏ.
  • Cách dùng:
    • Thoa một lượng kem vừa đủ lên nốt muỗi đốt hoặc côn trùng cắn.
    • Dùng được cho trẻ sơ sinh, lưu ý mẹ không nên bôi lên các vết thương hở cho bé.
Kem bôi côn trùng cắn cho bé Moustidose
Kem bôi côn trùng cắn cho bé Moustidose

11. Kem Bio Bio Baby

  • Xuất xứ: Ý
  • Thành phần: Nước, dầu hạt hoa hướng dương, dầu hoa cúc , Octyldodecanol, Glycerin, Dầu hạnh nhân, Lô hội, Magnesium sufate, Glyceryl captylate, Glyceryl caprylate, Triethyl citrate, Parfum, Zinc stearate, Benzoic acid, Bisabolol, Lactic acid.
  • Công dụng:
    • Kem thoa côn trùng cắn Bio Bio Baby giúp dưỡng ẩm khiến da bé luôn mịn màng với chiết xuất từ thực vật organic
    • Bên cạnh đó còn có tác dụng chữa trị vết côn trùng, muỗi đốt an toàn cho bé
    • Kem có thể sử dụng trên mặt và cả người cho bé, thích hợp với làn da nhạy cảm.
  • Cách dùng: Thoa đều kem trên da bé, mỗi ngày 2 lần cho bé, tránh tiếp xúc với mắt.
Kem Bio Bio Baby làm dịu da nhanh chóng
Kem Bio Bio Baby làm dịu da nhanh chóng

12. Kem Soov

  • Xuất xứ: Úc
  • Thành phần: Lidocaine hydrochloride( 3%), cetrimide (0.5%); ethanol, phenoxyisopropanol (1%).
  • Công dụng:
    • Làm dịu cực nhanh vết cắn của muỗi,côn trùng giảm sưng tấy.
    • Không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu ngay lập tức, hơn nữa không để lại sẹo thâm, mọng nước.
    • Ngoài ra, sản phẩm còn sử dụng cho vết cắt, bỏng nhẹ, bỏng nước và cháy nắng.
  • Cách dùng: Lấy một lượng kem vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vết muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Mẹ không thoa lên vết thương hở, các vết thương gần mắt miệng. Dùng cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên.
Kem bôi Soov
Kem bôi Soov trị côn trùng cắn, đốt

13. Kem Cicabio Bioderma

  • Xuất xứ: Pháp
  • Thành phần: nước, Glycerin, Ethylhexyl Palmitate, kẽm oxyd, chiết xuất tảo biển, chiết xuất hạt nho, xylitol, Laureth-7, Laureth-3, mannitol, Asiatic Acid, Madecassic Acid, Octyldecanol, Butylene Glycol, Copper Sulfate và Zinc Sulfate ….
  • Công dụng:
    • Tinh chất thiên nhiên trong kem giúp kháng khuẩn tự nhiên, nhanh làm lành các vết thương, làm dịu da ngay tức khắc
    • Dưỡng ẩm, chống oxy hóa, giảm cảm giác khó chịu khi hình thành da non.
  • Cách dùng:
    • Sau rửa sạch và để da khô, mẹ hãy thoa lên vùng da bị tổn thương của trẻ một lượng kem vừa đủ, ngày 2 lần.
    • kem bôi côn trùng cắn cho bé Cicabio Bioderma sử dụng được cho phụ nữ mang thai, trẻ em, trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm.
    • Lưu ý mẹ chỉ dùng cho vết thương nhẹ ngoài da cho bé.
Kem Cicabio Bioderma
Kem Cicabio Bioderma

14. Kem bôi Bumooly gel

  • Xuất xứ: Hàn Quốc
  • Thành phần: Diphenhydramine HCl, Dibucaine HCl, L-Menthol, Methyl Salicylate, DL-Camphor, Glycyrrhetic Acid.
  • Công dụng:
    • Dùng bôi khi bị muỗi đốt, côn trùng cắn, eczema, viêm da, phát ban, ngứa da, nổi mề đay.
    • Nhờ thành phần menthol và camphor giúp bé cảm thấy dễ chịu thoải mái, giảm ngay triệu chứng ngứa, sưng tấy do muỗi, côn trùng đốt..
  • Cách dùng:
    • Ngày bôi nhiều lần lên vết cắn
    • Chỉ dùng ngoài da, mẹ không nên bôi lên các vết thương hở, tránh kém dây vào mắt
    • Cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
Kem bôi Bumooly gel giảm ngứa nhanh chóng
Kem bôi Bumooly gel giảm ngứa nhanh chóng

15. Kem Cicaplast Baume B5

  • Xuất xứ: Pháp
  • Thành phần: Nước, Panthenol 5%, Madecassoside, Perfluorodecalin, nguyên tố đồng, kẽm, magie, Shea butter, Glycerin, Butylene Glycol,  Hydrogenated Polyisobutene, Dimethicone, Aluminum Starch Octenylsuccinate, Cetyl Peg/Ppg-10/1 Dimethicone Trihydroxystearin, Copper Gluconate, Apryloyl Glycine, Citric Acid…
  • Công dụng:
    • Kem bôi côn trùng cắn cho bé Cicaplast Baume B5 giúp làm mát dịu da, giảm kích ứng đồng thời  tái tạo da, làm lành da do côn trùng cắn
    • Đồng thời kem còn được dùng điều trị cho những làn da bị viêm nhiễm, vết thương hở và tổn thương nhiều.
  • Cách dùng:
    • Bôi trực tiếp lên vết thương do côn trùng đốt, tránh tiếp xúc với niêm mạc vùng mắt,
    • Mẹ chú ý nên thoa một lượng vừa phải tránh gây bí da.
Kem bôi côn trùng cắn cho bé Cicaplast Baume B5
Kem bôi côn trùng cắn cho bé Cicaplast Baume B5

16. Những lưu ý khi dùng kem bôi côn trùng cắn cho bé

Để bảo vệ sự an toàn cho làn da của bé, các mẹ khi chăm sóc con nên cân nhắc và lưu ý những mẹo nhỏ nhất, giảm thiểu sự kích ứng cho trẻ. Dưới đây là một vài lưu ý mẹ cần xem xét khi dùng kem bôi cho bé:

  • Tham khảo bác sĩ chuyên khoa da liễu về kem trị thâm côn trùng cắn phù hợp dành cho bé nhà mình.
  • Lựa chọn sản phẩm có uy tín thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ưu tiên sản phẩm có thành phần thiên nhiên.
  • Đọc kỹ hướng dẫn và thông tin trên bao bì của sản phẩm: thành phần, công dụng, đặc biệt là độ tuổi và đối tượng sử dụng.
  • Trước khi thoa kem cho bé, mẹ nên chắc chắn rằng vùng da cần bôi được vệ sinh chặt chẽ, nọc độc của côn trùng đã được lấy ra.
  • Không được bôi kem bôi côn trùng cắn xung quanh vết thương hở vì nó làm vết thương lâu chữa lành.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em, tránh tình trạng bé ngậm hay nuốt
  • Không kết hợp giữa kem trị côn trùng cắn với kem chống nắng, làn da nhạy cảm của bé có thể dễ kích ứng, nổi mẩn
  • Ngừng sử dụng kem ngay lập tức nếu mẹ nghi ngờ bé nhà mình bị dị ứng (như phát ban).
Những lưu ý khi bôi kem côn trùng cắn cho bé
Những lưu ý khi bôi kem côn trùng cắn cho bé

17. 5 sai lầm cần tránh khi sử dụng kem bôi côn trùng cho bé

5.1. Độ tuổi sử dụng

Từng độ tuổi có tỉ lệ hấp thu thuốc vào da khác nhau, mức độ nhạy cảm đối với thành phần hoạt chất khác nhau, nếu sử dụng tùy tiện có thể gây ra những rủi ro không đáng có cho bé. Mẹ nên lựa chọn loại kem bôi côn trùng cắn cho bé sử dụng với mọi lứa tuổi, như vậy sẽ rất an toàn cho bé.

5.2. Thời điểm sử dụng

Mẹ nên bôi kem ngay sau khi đã xử lý vết thương do côn trùng cắn.

Nhiều mẹ cho rằng kem bôi côn trùng đốt thể dùng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, trên thực tế thì điều này không đúng bởi nếu lạm dụng chúng có thể khiến vết thương của bé trở nên nghiêm trọng, khó lành hơn.

Mọi sản phẩm kem trị côn trùng cắn cho bé có bán trên trị trường, tại các cửa hiệu thuốc đều có đi kèm hướng dẫn sử dụng. Mẹ nên đọc kỹ về tờ giấy này để hiểu rõ hơn về cách dùng và vận dụng nó vào chăm sóc con mình nhé.

Nên đọc kỹ hướng dẫn bôi kem trị côn trùng cắn cho trẻ
Mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bôi kem cho trẻ

5.3. Xuất xứ của sản phẩm

Mẹ nên chú ý đến nguồn gốc của sản phẩm, sản phẩm phải được Bộ Y tế chứng nhận, tem chống hàng giả, hàng nhái.

Bên cạnh đó, hiện tại có rất nhiều sản phẩm xách tay, tuy nhiên khó mà phân biệt được liệu chúng là hàng thật hay hàng giả. Vì vậy mẹ nên lựa chọn các cơ sở uy tín để mua, khi mua cần kiểm tra nhãn mác, bao bì cẩn thận.

5.4. Thành phần kem bôi

Một điều mẹ cần chú ý nữa là thành phần trong kem bôi côn trùng cắn cho bé cắn liệu có tương thích, an toàn với làn da của bé hay không? Có một số thành phần có thể gây kích ứng hoặc sử dụng lâu dài gây nguy hiểm cho bé như corticoid, paraben, dầu khoáng… Mẹ nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nhẹ dịu cho bé.

5.5. Không phải bị côn trùng cắn lại dùng kem bôi một cách vô tội vạ

Đối với côn trùng khác nhau thì mức độ độc tính trên da bé rất khác nhau, đối với trường hợp nặng như da phồng rộp. sưng tấy, có dấu hiệu lở loét thì mẹ không nên sử dụng kem bôi cho bé, mà nên đưa con mình tới các bác sĩ chuyên khoa da liễu để có hướng xử trí thích hợp.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các mẹ có những lựa chọn kem bôi côn trùng cắn cho bé thích hợp giúp bé nhanh chóng hết ngứa ngáy, đau rát. Nếu có bất cứ thắc mắc nào mẹ hãy để lại câu hỏi dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp ngay cho mẹ.

Khoai tây giảm ngứa và sưng cho trẻ khi bị muỗi cắn

Trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng – 7 cách đơn giản mẹ cần biết

Trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng?” Có lẽ là từ khóa được nhiều mẹ tìm kiếm nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển giao và vào mùa hè. Tuy nhiên với 7 cách giúp hết sưng khi bị muỗi đốt đơn giản mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà được chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ trị vết muỗi đốt cho con nhanh chóng, hiệu quả.

Xem thêm:

1. Trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng – Dùng đá lạnh

Công dụng

  • Chườm đá lạnh vẫn luôn là cách làm hữu hiệu được sử dụng để làm giảm các vết sưng tấy và đối với vết sưng do muỗi đốt cũng vậy.
  • Không những thế chườm đá lạnh còn giúp làm giảm ngứa tức thì, giúp cho bé không còn khó chịu bởi vết muỗi đốt nữa.

Cách dùng

  • Cách thực hiện vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần dùng một viên đá lạnh, bọc vào vải sạch, mỏng.
  • Sau đó, thoa đều lên vết muỗi đốt trong một thời gian ngắn sẽ làm giảm sưng tấy cũng như những khó chịu mà vết muỗi đốt gây ra.
Đá lạnh trị muỗi cắn hiệu quả, dễ tìm
Đá lạnh trị muỗi cắn hiệu quả, dễ tìm

2. Sử dụng khoai tây

Công dụng

  • Trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng? Nếu trong nhà có sẵn khoai tây thì mẹ có thể dùng khoai tây để giảm ngứa và giảm sưng cho con.
  • Ngoài ra các tính chất có trong khoai tây cũng sẽ giúp vết muỗi đốt nhanh lành mà không để lại sẹo.

Cách dùng

  • Mẹ có thể dùng khoai tây, cắt lát mỏng và xoa lên vết muỗi đốt.
  • Để tăng hiệu quả giảm ngứa, giảm sưng thì mẹ có thể thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút.
Khoai tây giảm ngứa và sưng cho trẻ khi bị muỗi cắn
Khoai tây giảm ngứa và sưng cho trẻ khi bị muỗi cắn

3. Tinh dầu hoa oải hương

Công dụng

Tinh dầu oải hưởng giúp giảm cơn ngứa và hết sưng khi bị muỗi đốt hoặc một số loại côn trùng khác tấn công nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì thế, khi mẹ đang phân vân trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng thì tinh dầu từ oải hương là một gợi ý lý tưởng.

Cách dùng

Mẹ chỉ cần dùng tinh dầu hoa oải hương nguyên chất bôi trực tiếp lên vết muỗi đốt sẽ làm giảm cơn ngứa và sưng tấy nhanh chóng.

Mẹo nhỏ phòng tránh

  • Sử dụng tinh dầu oải hương để xua đuổi muỗi bằng cách xịt nhẹ vào quần áo, mũ, giày dép của con.
  • Mùi thơm của hoa oải hương sẽ lan tỏa, tạo thành lớp tường chắn muỗi, giúp muỗi tránh xa bé yêu của bạn.
Dầu Oải hương điều trị và phòng muỗi cắn ở trẻ
Dầu Oải hương điều trị và phòng muỗi cắn ở trẻ

4. Sử dụng vỏ chuối

Công dụng

  • Vỏ chuối được xem là cứu tinh cho làn da bị muỗi đốt nhờ khả năng làm giảm viêm, giảm sưng giúp làm giảm kích thước của vết sưng do vết muỗi đốt, do đó xóa nó theo thời gian.
  • Ngoài ra vỏ chuối còn giúp giảm ngứa, làm mát và giảm đau vô cùng tuyệt vời.

Cách dùng

  • Có nhiều cách khác nhau để sử dụng vỏ chuối làm hết sưng do muỗi đốt. Một trong những cách làm đơn giản nhất là kết hợp vỏ chuối và dưa chuột.
  • Cách làm như sau, đầu tiên lấy phần trong của vỏ chuối và cho vào bát. Sau đó lấy một quả dưa chuột cỡ trung bình và xay nó.
  • Trộn cả hai thành phần cho đến khi nhão mịn.
  • Sử dụng hỗn hợp trên bôi vào khu vực bị muỗi đốt và để nó trong một giờ rồi rửa sạch bằng nước đá lạnh và lau khô bằng khăn. Với cách làm này cơn ngứa và vết sưng sẽ giảm đáng kể ngay sau khi bôi hỗn hợp.
Vỏ chuối trị vết muỗi cắn và làm lành vết thương
Trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng- Dùng vỏ chuối

5. Dầu cây tràm trà

Công dụng

Với thành phần alpha – terpineol có trong tinh dầu tràm giúp kháng khuẩn, sát trùng, giảm ngứa và giảm sưng hiệu quả để trị muỗi đốt.

Cách dùng

  • Tương tự như đối với tinh dầu hoa oải hương. Mẹ có thể bôi trực tiếp tinh dầu tràm lên vết muỗi đốt của con, thoa nhẹ để tinh dầu thẩm thấu vào da.
  • Sau khoảng 15 đến 30 phút là cảm giác ngứa sẽ biến mất hoàn toàn, sau khoảng 1 đến 4 tiếng vết sưng đỏ do muỗi đốt cũng sẽ biến mất mà không để lại vết thâm.

Mẹo nhỏ

Bên cạnh đó để phòng tránh muỗi đốt cho con mẹ có thể sử dụng 5 – 10 giọt tinh dầu tràm pha vào nước để tắm cho con mỗi ngày.

Tinh dầu tràm trị muỗi đốt hiệu quả
Tinh dầu tràm trị muỗi đốt hiệu quả

6. Trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng- Dùng xà bông

Công dụng

Bôi xà bông lên vết muỗi đốt sẽ nhanh chóng làm giảm ngứa và giảm sưng hiệu quả. Nhờ chất sodium hay còn gọi là muối natri kết hợp nước sẽ có tính kiềm giúp trung hòa chất gây ngứa có tính axit.

Cách làm

Mẹ chỉ cần lấy xà bông đã làm ướt thoa lên vùng muỗi đốt, để yên trong khoảng 2 – 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch là được.

Lưu ý

Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc làm của mẹ nên có thể nghịch ngợm, quơ quệt lung tùng lên mắt, mũi. Vì vậy mẹ cần để ý sau khi bôi để tránh dây vào mắt, mũi của con.

Xà bông giúp trẻ hết sưng, ngứa và nhiễm trùng cho bé
Xà bông giúp trẻ hết sưng, ngứa và nhiễm trùng cho bé

7. Hành và tỏi giảm sưng vết muỗi đốt

Công dụng

Mẹo dùng hành và tỏi là gợi ý cuối cùng trong bài viết khi mẹ đang lo lắng trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng. Nhờ khả năng sát khuẩn, sát trùng và cách làm đơn giản mà hành và tỏi cũng được các mẹ lựa chọn để giảm ngứa và sưng khi con bị muỗi đốt.

Cách dùng

Khi bé bị muỗi đốt, mẹ chỉ cần cắt đôi nhánh tỏi hoặc hành rồi thoa vào vết đốt một vài lần là ngứa và cảm giác sưng sẽ giảm đáng kể.

Lưu ý

Do hành và đặc biệt là tỏi rất nóng, có thể gây bỏng trên da. Vì vậy cách làm này mẹ không nên áp dụng đối với trẻ sơ sinh, trẻ có da mỏng, da mẫn cảm và mỗi lần nên thoa nhanh để không làm nóng, bỏng da con.

Trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng
Trẻ bị muỗi đốt dùng hành, tỏi sẽ giúp trẻ hết sưng

Trên đây là 7 cách đơn giản giúp mẹ trả lời “trẻ bị muỗi đốt làm sao hết sưng”. Mẹ có thể thực hiện những cách này khi trẻ bị muỗi đốt để giúp giảm ngứa và hết sưng cho con rất hiệu quả. Ngoài ra mẹ cũng có thể làm hết sưng ở vết muỗi đốt cho con bằng giấm, chanh, mật ong, kem đánh răng hoặc bột nở cũng đem lại kết quả tương tự.

Triệu chứng trẻ bị rôm sảy

17+ phương pháp trị rôm sảy cho bé hiệu quả mà mẹ nên biết

Bé bị mẩn ngứa như rôm sảy, thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc. Nếu không biết cách xử lý có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, trị rôm sảy cho bé như thế nào là điều được các mẹ đặc biệt quan tâm.

Xem thêm: 5 thông tin mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu

1. Bé bị rôm sảy có nguy hiểm không

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy như thời tiết nóng nực, không khí ô nhiễm, mặc quá nhiều quần áo. Nhưng chủ yếu là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn (ống dẫn mồ hôi) giữ mồ hôi dưới da khiến rôm sảy phát triển.

Các loại rôm sảy ở trẻ được phân loại theo mức độ tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ nhẹ nhất là xuất hiện các mụn nước nhỏ đến mức độ các da bị viêm và có mủ. Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh chủ yếu là khi xuất hiện những mụn nước trên da, có thể gây ngứa, ửng đỏ, thậm chí bị nhiễm khuẩn tạo thành mụn mủ và nhọt.

Bệnh rôm sảy tuy không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể tự điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh tại nhà. Nhưng nếu mẹ điều trị không đúng cách cho bé sẽ khiến trẻ bị rôm sảy nặng hơn dẫn đến những biến chứng nặng như viêm loét da, da bị nhiễm trùng hoặc bị nấm.

Triệu chứng trẻ bị rôm sảy
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy

2. Mẹo dân gian trị rôm sảy 

Khi trẻ bị rôm sảy nhẹ, vùng da bị rôm chưa lan rộng thì mẹ có thể áp dụng một trong những cách làm dân gian như là:

2.1. Lá khế

Lá khế thường được dùng để chữa hăm tã, ngứa ngáy và trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Lá khế có tính mát giúp làm dịu vùng da nóng của em bé bị rôm sảy.

Cách làm:

  • Mẹ dùng 100g lá khế tươi non đem rửa sạch để ráo nước.
  • Tuốt bỏ phần gân cứng và đem lá đi xay nhỏ với chút muối và nước.
  • Lọc lấy nước và bỏ bã. Phần nước mẹ đem pha nước tắm cho trẻ. 

Thực hiện tắm nước lá khế thường xuyên cho tới khi trẻ hết bị rôm sảy.

Trị rôm sảy cho bé bằng lá khế
Lá khế trị rôm sảy cho bé

2.2. Mướp đắng

Mướp đắng có tính mát và làm dịu da rất tốt. Dùng mướp đắng tắm cho trẻ bị rôm sảy sẽ giúp thanh nhiệt giải độc và nhanh chóng khỏi bị ngứa ngáy.

Cách làm:

  • Mẹ dùng 2 quả mướp đắng to rửa sạch để ráo nước.
  • Xay mướp đắng với 1 chút muối trắng.
  • Lọc lấy phần nước mướp đắng và pha với nước lọc để tắm cho trẻ.
Mướp đắng trị rôm sảy cho trẻ
Mướp đắng có tính mát và làm dịu da bé rất tốt

2.3. Lá trà xanh

Lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa cao có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, giúp kháng viêm, làm mát da em bé bị rôm sảy

Cách làm:

  • Chọn 100g lá trà xanh tươi rửa sạc.
  • Vò nát lá và đun với 5l nước trong 5-10 phút.
  • Để nước nguội tự nhiên sau đó vớt lên xác lá ra. Dùng nước đó tắm cho trẻ.

Lưu ý: Mẹ nên dùng lá trà tươi chứ không nên dùng lá khô để thay thế vì sẽ làm giảm tác dụng.

Trị rôm sảy cho bé nhờ lá trà xanh
Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm và làm mát làn da

2.4. Lá tràm

Lá tràm có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng trị mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay. Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc lá tràm tươi để chữa rôm sảy cho bé. Tốt nhất là dùng lá tươi nếu mẹ có thể tìm được.

Cách làm:

  • Lấy 1 nắm lá tràm tươi rửa sạch, vò nát.
  • Đun lá cùng 5l nước trong 5-10 phút. 
  • Đợi nước nguội thì vớt lá ra và dùng nước đó tắm cho bé.

Lưu ý: Trường hợp không tìm được lá tràm tươi, mẹ có thể pha tinh dầu tràm với nước và tắm cho bé. Chú ý chỉ pha với lượng rất nhỏ vì tinh dầu tràm có tính cay.

2.5. Sài đất

Cây sài đất có tác dụng làm mát cơ thể rất tốt nên thường được dùng để trị sốt cao. Ngoài ra, sài đất còn có tính sát khuẩn tốt nên có thể giúp loại bỏ rôm sảy nhanh chóng.

Cách làm:

  • Lấy 1 nắm sài đất già đem rửa sạch.
  • Vò nát sài đất và đun lấy nước tắm cho trẻ hàng ngày.
  • Mẹ có thể cho trẻ uống nước lá sài đất. Lưu ý chỉ cho trẻ từ 2 tuổi uống.
Cây sài đất
Cây sài đất

2.6. Bột yến mạch

Bột yến mạch có thể giúp giảm ngứa và viêm. Điều này làm cho bột yến mạch là một biện pháp khắc phục tại nhà hữu ích cho tình trạng rôm sảy của trẻ.

Cách làm:

  • Mẹ cho 1 hoặc 2 chén bột yến mạch trong bồn nước ấm, khuấy đều lên để bột tan đều.
  • Cho trẻ ngâm trong 20 phút, đặc biệt là ở vùng da bị rôm sảy.
  • Hãy chắc chắn rằng nước không nóng để trẻ không bị kích ứng da thêm nữa.
  • Mẹ cũng có thể tạo một hỗn hợp với bột yến mạch và nước. Trộn 1 phần bột yến mạch với 1 phần nước cho đến khi nó tạo thành một hỗn hợp sệt. Bôi phần hỗn hợp này lên da của trẻ trong 15-20 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch.

Mẹ hãy thực hiện tắm hoặc đắp bột yến mạch cho bé mỗi ngày 1 lần cho tới khi thấy rôm sảy trên da trẻ biến mất.

Yến mạch trị rôm sảy cho bé
Mẹ nên tắm hoặc đắp bột yến mạch mỗi ngày cho bé

Xem thêm: Top 20+ loại lá tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy 

3. 7 loại kem trị rôm sảy cho trẻ

Các cách làm từ dân gian đôi khi khiến mẹ gặp khó khăn khi không tìm kiếm được đúng loại thảo dược lại mất thời gian chuẩn bị. Cũng có trường hợp bé bị mẫn cảm với thành phần của các loại lá trên khiến nốt rôm trở nặng. Hoặc một số vị trí nhạy cảm như trẻ nổi rôm sảy trên mặt thì có thể điều trị bằng các loại kem để có hiệu quả điều trị nhanh, và tránh những điều trên.

3.1. Kem Em Bé Plus

Kem bôi trị rôm sảy, giảm ngứa nhanh Kem Em Bé Plus được chiết xuất từ các loại thảo dược lành tính và dịu nhẹ cho da như:

  • Nghệ Nano THC: Thẩm thấu gấp 7.500 lần nghệ thông thường đem lại tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả giúp giảm sưng đỏ, rôm sảy, mẩn ngứa, kích thích tái tạo tế bào da, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa thâm sẹo.
  •  Chiết xuất thông đỏ Pháp: Giúp giảm ngứa nhanh, chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa thâm sẹo và phục hồi vùng da tổn thương.
  •  Chiết xuất Rau má:  Dịu mát da, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, đồng thời kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Dầu quả Bơ: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi…

Kem Em Bé Plus – Giải pháp hỗ trợ điều trị rôm sảy an toàn và hiệu quả

Kem Em Bé Plus có tác dụng:

  • Làm dịu da, hỗ trợ điều trị chứng rôm sảy, mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Giảm ngứa nhanh, giảm sưng hiệu quả các vết do côn trùng cắn, đốt.
  • Kích thích tái tạo tế bào da và làm mềm da, dưỡng ẩm giúp da không bị khô nứt.

Cách sử dụng:

  • Mẹ làm sạch vùng da bị rôm sảy của bé sau đó bôi một lớp mỏng Kem Em Bé Plus lên. 
  • Ngày bôi 3-6 lần.
  • Kem Em Bé Plus không có Paraben và Corticoid nên rất an toàn, lành tính, dùng được cho cả trẻ sơ sinh.
Kem EmBé trị rôm sảy cho bé an toàn
Trị rôm sảy cho bé an toàn nhờ Kem EmBé

Mức giá: 80.000 đồng/ tuýp 20g

Ưu điểm:

  • Sản phẩm có thành phần nhập khẩu Châu Âu và công nghệ Aminovector Pháp giúp giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút.
  • Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tiêu chuẩn GMP-WHO, chất lượng được kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
  • Thành phần 100% từ thiên nhiên, lành tính, không chứa corticoid, paraben, phù hợp với mọi làn da em bé.
  • Giúp làm mát, dịu kích ứng tức thì, bảo vệ và tái tạo làn da, giúp phục hồi tổn thương đem lại làn da khỏe mạnh cho bé
  • Nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng và sự đánh giá cao từ chuyên gia về da liễu, được công nhận là dòng sản phẩm chuyên biệt cho trẻ nhằm điều trị các vấn đề: rôm sảy, mẩn ngứa, côn trùng đốt, chàm sữa, hăm tã một cách hiệu quả và an toàn.
  • Giá thành phù hợp, dễ mua vì phổ biến rộng rãi tại các quầy thuốc, bệnh viện.

Nhược điểm: Tuýp kem 20g dùng sẽ nhanh hết so với sản phẩm kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh khác.

3.2. Calamine

Nguồn gốc: Calamine hay còn gọi là sữa dưỡng calamine, được sử dụng điều trị các dạng ngứa ngoài da.

Nhà sản xuất:  Calamine Plain – Chuyên sản xuất kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và các sản phẩm chăm sóc da cho em bé.

Thành phần chính: Kẽm oxyd, oxyd ferric 0.5 %

Công dụng:

  • Giúp xoa dịu vết ngứa, giảm khó chịu khi da bé bị kích ứng do rôm sảy.
  • Thuốc cũng giúp làm săn se, khô vết rỉ và chảy nước đối với mụn mủ.
  • Lưu ý dạng thuốc này chỉ định dùng ngoài da.
Xoa dịu làn da em bé giúp trẻ em thoải mái nghỉ ngơi
Trẻ thoải mái sẽ cho giấc ngủ ngon lành

Hướng dẫn sử dụng: Trước khi dùng, mẹ nên lắc thật kỹ, thấm ướt dung dịch Calamine bằng bông gạc, rồi chấm nhẹ nhàng lên vùng bị rôm sảy, để khô tự nhiên. Mẹ nên chấm 1-2 lần hằng ngày để đạt kết quả tốt nhất

Mức giá: 120.000 đồng/ lọ 100ml

Ưu điểm:

  • Thành phần lành tính, không có chứa chất bảo quản, hoàn toàn phù hợp với làn da trẻ nhỏ
  • Giảm nhanh cảm giác ngứa, ngáy khó chịu khi sử dụng, đồng thời giúp làm mát, săn da và giúp chống lại sự tấn công vi khuẩn
  • Khá phổ biến, sẵn có tại nhiều cửa hàng, nhà thuốc nên mẹ dễ tìm

Nhược điểm: Thể chất ở dạng hỗn dịch, khó ổn định và bảo quản so với các loại kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh khác.

3.3. Kem dưỡng chứa Lanolin

Nguồn gốc: Là một loại dầu có nguồn gốc từ lông cừu, hoàn toàn tự nhiên có tác dụng làm mềm da, dưỡng ẩm. Kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên cho nên rất thân thiện với làn da của em bé.

Nhà sản xuất: Có rất nhiều thương hiệu. Mẹ có thể lựa chọn nhà sản xuất: Eucerin, Healthy care, carmex

Thành phần: Lanolin, Vitamin E, chiết xuất lô hội…

Chiết suất cây lô hội có trong sản phẩm thành phần thuốc
Trong sản phẩm có thành phần cây lô hội

Công dụng:

  • Kem này có tác dụng ngăn tiết mồ hôi ở trẻ, tái tạo vùng da tổn thương nhanh chóng.
  • Đồng thời tạo ra một lớp màng bảo vệ không cho da bé tiếp xúc với các kích ứng bên ngoài, giảm tình trạng rôm sảy ở trẻ.
  • Giúp làm mềm da, dưỡng ẩm tạo cảm giác mềm mịn cho da bé.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trước khi bôi, mẹ nên làm sạch da bé bằng nước ẩm.
  • Thoa một lớp kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh mỏng lên tay, rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy.
  • Nên bôi 1-2 lần hằng ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Giá bán: Tùy từng thương hiệu sẽ có giá khác nhau, mẹ có thể lựa chọn sản phẩm ở mức giá vừa phải hoặc cao cấp.

Ưu điểm:

  • Chiết xuất hoàn toàn từ lông cừu, cực kỳ lành tính, an toàn đối với làn da trẻ nhỏ
  • Ngoài khả năng dưỡng ẩm vượt trội, kem có chứa lanolin tạo lớp màng tự nhiên giúp da bé được bảo vệ khỏi các tác nhân đến từ môi trường bên ngoài.

Nhược điểm: Dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, vì vậy mẹ nên cân nhắc trước khi sử dụng cho bé vì nó gây nhờn rít, dễ bị lên mụn hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng rôm sảy.

3.4. Xịt trị rôm sảy mẩn ngứa Kobayashi

Thành phần: Với thành phần từ thiên nhiên giúp làm dịu ngay cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé.

Tác dụng của Xịt Trị Rôm Sảy Mẩn Ngứa Kobayashi là:

  • Trị mẩn ngứa do rôm sảy, nổi mụn, côn trùng cắn, mẩm ngứa do hăm tã.
  • Làm mát da nhanh chóng, giảm nhanh cảm giác ngứa.
  • Hút mồ hôi, diệt khuẩn.

Cách dùng:

  • Lau sạch vùng da bị rôm sảy, để vùng da khô ráo.
  • Lắc bình trước khi dùng, để bình nghiêng 60 độ phun cách vùng bị rôm sảy khoảng 10cm.
Xịt trị rôm sảy mẩn ngứa cho trẻ
Xịt trị rôm sảy mẩn ngứa cho trẻ – Kobayashi

Ưu điểm:

  • Chai xịt tiện lợi, dễ dàng mang theo khi di chuyển.
  • Hương thơm dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
  • Phù hợp với cả em bé có làn da nhạy cảm.

Lưu ý: Không xịt lên các vết thương hở, không xịt trực tiếp vào vùng mặt. Không xịt trực tiếp cho trẻ dưới 1 tuổi.

3.5. Thuốc sát khuẩn Levigatus

Thành phần: chiết xuất từ Cetrimid và nghệ tươi.

Tác dụng:

  • Trị vết ngứa do côn trùng cắn, vết thương nông.
  • Trị rôm sảy, hăm tã ở trẻ em.

Cách dùng:

  • Bôi lên vùng da bị rôm sảy một lớp mỏng.
  • Ngày bôi 2-3 lần.
Thuốc sát khuẩn Levigatus
Thuốc sát khuẩn Levigatus

3.6. Phấn đặc trị rôm sảy Pureen

Thành phần: Phấn thuốc Pureen được điều chế với công thức đặc biệt từ việc kết hợp chiết xuất từ thảo dược, giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, không gây kích ứng da, an toàn cho làn da nhạy cảm.

Thương hiệu: Pureen

Xuất xứ: Malaysia

Công dụng:

  • Chống mẩn ngứa và dị ứng.
  • Thấm hút nhanh mồ hôi, giữ cho trẻ có làn da khô thoáng.
  • Chữa hăm tã, rôm sảy.

Cách dùng:

  • Mẹ nên lấy một lượng phấn vừa tay thoa lên các vùng da bị rôm sảy của bé sau khi tắm, hoặc thay tã, khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
  • Phấn rôm Pureen có thể dùng vào các vùng nhiều nếp nhăn như vùng cổ, nách, bẹn hay khe mông, đùi. Mẹ lưu ý nên tránh để phấn rôm tiếp xúc với vết thương hở, niêm mạc mắt, miệng.

    Phấn đặc trị rôm sảy cho trẻ
    Phấn đặc trị rôm sảy cho trẻ Pureen

3.7. Thuốc bôi chứa Steroid

Nguồn gốc:  Nhóm hợp chất chống viêm dùng để chữa trị các bệnh về da, hoặc liên quan đến các bệnh miễn dịch, dị ứng.

Nhà sản xuất: Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường, mẹ có thể lựa chọn một vài dòng như: Gentrisone, Phenergan, eumovate. Kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh được lựa chọn bởi các nhà sản xuất này khá nổi tiếng ở nước ta.

Thành phần:

Chứa các steroid giúp giảm đau chống viêm: methyl prednisolon, prednison, dexamethasone…

Công dụng:

  • Điều trị các rối loạn, kích ứng da: rôm sảy, chàm sữa, vảy nến, giảm ngứa.
  • Nhờ công dụng kháng viêm mạnh nên hiệu quả rất nhanh.
Thuốc bôi chứa steroid có thể chữa nhiều bệnh ngoài da
Thuốc bôi chứa steroid có thể chữa nhiều bệnh ngoài da

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trước tiên, mẹ làm sạch vùng da bị tổn thương do rôm sảy. bôi một lớp cực mỏng lên đó.
  • Mẹ lưu ý đối với trẻ nhỏ không nên sử dụng liên tục quá 1 tuần.

Giá bán: Phong phú, có nhiều mức giá để mẹ có thể lựa chọn

Ưu điểm: Tác dụng nhanh, chống viêm mạnh

Nhược điểm:

  • Gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi trên da bé: gây bội nhiễm, teo da, khiến vùng da tổn thương lâu liền sẹo, trầm trọng hơn. Ngoài ra tác dụng lên nhiều cơ quan khác, đặc biệt là suy tuyến thượng thận
  • Cần có sự tham vấn của các bác sĩ trước khi dùng, bởi đây là loại thuốc bôi trị rôm sảy có nhiều tác dụng phụ nên không thể sử dụng tùy tiện cho trẻ sơ sinh.

4. Sữa tắm cho bé

Ngoài ra mẹ có thể sử dụng kết hợp các phương pháp trị rôm sảy với một số loại sữa tắm dưới đây cho bé:

4.1. Dung dịch tắm trị rôm sảy Lactacyd BB

Chứa hai thành phần nổi bật là acid lactic và lactoserum. Sản phẩm có tác dụng:

  • Phòng ngừa và điều trị rôm sảy cho trẻ.
  • Hạn chế vi khuẩn gây bệnh trên da, làm mềm da.

Cách dùng:

  • Với trẻ sơ sinh mẹ lấy khoảng 1 -1,5 nắp Lactacyd BB đổ vào trong chậu nước tắm là vừa đủ, sử dụng như sữa tắm thường, sau đó tắm lại thật kỹ bằng nước sạch.
  • Tắm lại bằng nước sạch sau khi sử dụng.
  • Có thể dùng tắm nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Không nên lạm dụng quá nhiều vì gây khô da.

Sữa tắm Lactacyd
Sữa tắm Lactacyd

4.2. Sữa tắm Skina Babe

Đây là dòng sữa tắm có xuất xứ từ Nhật bản, được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên.
Công dụng:

  • Được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên sữa tắm Skina Babe có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch và ngăn ngừa các vấn đề trên da bao gồm rôm sảy, phát ban, mẩn ngứa, chàm sữa.
  • Sữa tắm Skina Babe giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi tác động xấu từ môi trường.

Cách sử dụng:

  • Mẹ nên sử dụng một lượng sữa tắm thích hợp từ 5- 10 ml cho chậu tắm khoảng 20 lít nước
  • Có thể sử dụng 2-3 lần/ngày để tắm cho bé.
  • Sữa tắm Skina Babe có thể dùng đối với bé bị rôm sảy ở nếp gấp cổ, kẽ mông, háng, bẹn.
  • Mẹ lưu ý nên tránh tiếp xúc với niêm mạc mắt và miệng của bé.
Sữa tắn Skina Babe
Sữa tắn Skina Babe

4.3. Sữa tắm toàn thân Johnson’s baby top-to-toe wash

Đây là dòng sữa tắm khá quen thuộc với nhiều bà mẹ, có hiệu quả rõ rệt trong điều trị rôm sảy và các vấn đề da khác.

Tác dụng: Thành phần Glycerin, Fragrance, Citric Acid… giúp làm sạch dịu nhẹ và không gây cay mắt, an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Da bé luôn khô ráo, mát mẻ và mịn màng với hương thơm dễ chịu.

Cách sử dụng:

Mẹ lấy một lượng sữa tắm vừa đủ hòa tan vào thau tắm cho bé, có thể sử dụng tắm rửa hàng ngày.

Sữa tắm toàn thân Johnsons baby
Sữa tắm toàn thân Johnsons baby

4.4. Sữa tắm Cetaphil Baby Daily Lotion

Đây là dòng sữa tắm của Đức, có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, cực kỳ nhẹ dịu với làn da của bé.

Tác dụng:

  • Chiết xuất từ dầu hạnh nhân và dầu hoa hướng dương giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé, bảo vệ làn da bé trước tác động xấu của môi trường
  • Chiết xuất từ cúc vạn thọ có trong sản phẩm còn chống kích ứng, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả
  • Làm lành da, giảm hẳn các triệu chứng nổi mẩn đỏ, rôm sảy, ngứa ngáy và hăm tã trên làn da của bé.
  • Sữa tắm có độ pH chỉ khoảng 6.5 tương đương với độ pH trung bình của da vì vậy đem lại cảm giác làm sạch êm dịu, giúp duy trì độ ẩm cần thiết cũng như duy trì lớp màng bảo vệ da bé trước tác động xấu từ môi trường.

Thời gian, liều lượng sử dụng:

  • Mẹ lấy lượng sữa tắm Cetaphil Baby vừa đủ ra tay, tạo bọt và thoa đều khắp cơ thể của bé từ đầu đến chân
  • Nên sử dụng tắm hàng ngày cho bé.
Sữa tắm Cetaphil Baby Daily Lotion
Sữa tắm Cetaphil Baby Daily Lotion

4.5. Sữa tắm Arau Baby

Là một sản phẩm dành cho trẻ từ sơ sinh của Nhật Bản. Sữa tắm Arau Baby có chiết xuất 100% từ thảo mộc bao gồm nước cất, potassium soap base, glycerin, tinh dầu chanh, tinh dầu hoa oải hương, chiết xuất lá hương thảo, chiết xuất lá tía tô.

Tác dụng:

  • Giúp làm sạch sâu mà không gây khô ráp hay khó chịu cho trẻ nhỏ
  • Đồng thời xoa dịu các vùng da bị rôm sảy mẩn ngứa.

Cách sử dụng:

  • Đầu tiên, mẹ cần lấy một lượng vừa đủ bọt sữa tắm Arau Baby, làm ướt rồi xoa đều kết hợp với massage cho bé để đạt hiệu quả tối đa.
  • Mẹ nên tắm bé hằng ngày cho bé để đạt kết quả tốt nhất.
Sữa tắm Arau
Sữa tắm Arau

5. Lưu ý khi trị rôm sảy cho bé

5.1. Lưu ý mẹ nên làm

Khi trị rôm sảy cho bé, mẹ cần chú ý:

  • Khi trị rôm sảy bằng nước lá cho trẻ, sau đó mẹ cần tắm lại cho trẻ bằng nước sạch. Do nước các loại lá ở trên da lâu có thể khiến da của trẻ bị kích ứng, tránh bí tắc lỗ chân lông. 
  • Khi trẻ bị rôm sảy bố mẹ không nên tự ý bôi thuốc mà chưa được sự tư vấn về liều lượng của các bác sĩ chuyên khoa da liễu.
  • Khi sử dụng kem bôi cho trẻ, mẹ cần lựa chọn những sản phẩm lành tính, an toàn với làn da mỏng manh của bé. 
  • Mẹ cần cố gắng tạo môi trường thông thoáng, khô ráo và mát cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Trong những ngày trời nắng nóng, mẹ cần cho trẻ ở trong phòng mát, có điều hòa hoặc quạt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng chất điện giải và nhiệt độ trong cơ thể. Nên để trẻ uống các loại nước mát như nước cam, nước dưa hấu, nước chanh,…
  • Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, mẹ cần lau người cho trẻ và thay quần áo.
Mẹ nên lau người cho trẻ khi ra mồ hôi nhiều

5.2. Lưu ý mẹ nên tránh

Trong quá trình điều trị rôm sảy cho trẻ, mẹ cần tránh:

  • Khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt bố mẹ cần lưu ý bôi thuốc tránh để dính vào niêm mạc mắt và mũi của bé
  • Không tắm nước lá cho trẻ khi da trẻ đang bị trầy xước, mưng mủ.
  • Mẹ cần tránh đun nước lá quá đặc để tắm cho trẻ. Vì bột lá có thể bám lại trên da gây viêm da.
  • Không sử dụng các loại sữa tắm hoặc thuốc của người lớn để dùng cho trẻ em. Trẻ em với làn da nhạy cảm cần được sử dụng những sản phẩm riêng.
  • Không mặc quần áo quá kín, không ủ bé quá kỹ.

Những phương pháp trị rôm sảy cho bé hiệu quả trên đây hy vọng đã giúp các mẹ có thêm nhiều cách để cải thiện tình trạng của bé. Trẻ bị rôm sảy cần được điều trị sớm, đúng phương pháp để không làm trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Kem bôi da thảo dược Kem Em Bé Plus

Kem Em Bé Plus là kem bôi da thảo dược an toàn cho sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, hăm da. Sản phẩm chứa Nghệ Nano thẩm thấu nhanh và các thành phần nhập khẩu châu Âu (chiết xuất thông đỏ Pháp, chiết xuất sữa dê) cùng công nghệ Aminovector Pháp giúp làm nhanh vết ngứa chỉ sau 5 phút. Kem Em Bé Plus có tác động toàn diện đến làn da: vừa giúp dịu da, giảm mẩn đỏ, giảm ngứa nhanh vừa giữ ẩm sâu tạo điều kiện cho da bé nhanh phục hồi, tái tạo tế bào da và ngừa thâm sẹo.

Hướng dẫn sử dụng Kem Em Bé Plus

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương

Bước 2: Thoa Kem Em Bé Plus lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp mẩn ngứa và sưng đỏ nặng có thể dùng 4-6 lần/ngày.

Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước

5+ thông tin mẹ cần nắm khi trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước

Côn trùng cắn không chỉ gây ra ngứa ngáy, đau hoặc châm chích mà còn có thể khiến làn da bé bị nổi mụn nước. Làm thế nào trong trường hợp trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước ? Dưới đây là những thông tin cơ bản ba mẹ cần biết.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân bị côn trùng cắn nổi mụn nước

1.1. Do cơ địa

Khi bị côn trùng cắn, phản ứng miễn dịch của cơ thể ngay lập tức bắt đầu, được đặc trưng bởi vết sưng ngứa, vùng da bị cắn có viền đỏ bao quanh. Trẻ nhỏ có sự nhạy cảm mạnh mẽ hơn so với người lớn nên sẽ có phản ứng nghiêm trọng hơn như bị côn trùng cắn như nổi mụn nước, bầm tím hoặc phồng rộp, ngứa rát.

Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể bị sốc phản vệ, sốt, phát ban.

Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước do cơ địa

1.2. Do nọc độc côn trùng

Một số loài côn trùng như ong bắp cày, ong vò vẽ… có lượng độc tố nguy hại nên cơ thể sẽ có phản ứng dữ dội hơn như nổi phồng, đau ngứa…

>> Xem thêm: Chàm sữa có ngứa không?

2. Cách xác định vết cắn của côn trùng 

Các loại côn trùng cắn khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Việc xác định được vết cắn là do loài côn trùng nào gây ra sẽ giúp bạn điều trị và xử lý vết cắn côn trùng hiệu quả hơn.

2.1. Vết cắn của kiến

  • Kiến cắn gây đau đớn ngay lập tức. 
  • Vùng da bị kiến cắn sẽ bị đỏ ửng lên và xuất hiện quầng đỏ bao quanh.
  • Có những mụn nước nhỏ xuất hiện và chứa đầy dịch trắng hoặc vàng.
  • Trẻ bị kiến có nọc độc như kiến ba khoang hoặc dị ứng với nước bọt của kiến có thể xuất hiện những phản ứng dị ứng như hắt hơi, khò khè, nổi mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lo lắng đột ngột, chóng mặt, khó thở, tức ngực, ngứa hoặc sưng mặt.
  • Kiến có thể cắn ở bất cứ vị trí cơ thể nào mà nó tiếp xúc.

2.2. Vết cắn của rệp giường

  • Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ có thể sưng lên.
  • Cảm giác nóng rát ban đầu.
  • Ngứa
  • Các vết cắn có thể xuất hiện thành từng nhóm 3 hoặc nhiều hơn.
  • Khu vực trung tâm của vết cắn xuất hiện chấm nhỏ màu đỏ.
  • Vết cắn của rệp giường thường hay xuất hiện ở những khu vực da tiếp xúc với giường như đùi, lưng, gáy,…
Vết cắn của rệp giường
Vết cắn của rệp giường

2.3. Vết cắn của bọ chét

  • Vết cắn của bọ chét rất ngứa.
  • Ở vị trí bị cắn, các đốm đỏ được bao quanh bởi các quầng đỏ.
  • Các vết cắn thường tập trung lại với nhau.
  • Vết cắn của bọ chét thường được tìm thấy ở chân và bàn chân.

2.4. Vết cắn của nhện

Vết cắn của nhện gây ra
Vết cắn của nhện gây ra
  • Gây kích ứng da nhẹ (ngứa).
  • Đỏ và sưng.
  • Quầng đỏ đậm hoặc màu sẫm xuất hiện ở vị trí vết cắn.
  • Trẻ có thể xuất hiện những phản ứng như sốt, co giật, buồn nôn và đau cơ.

2.5. Vết cắn của ruồi

  • Vết cắn gây chảy máu.
  • Tại vị trí bị cắn có thể thấy bị nổi mề đay hoặc phát ban.
  • Trẻ có thể bị ngứa ngáy dài ngày, mưng mủ, nhiễm trùng,…

2.6. Vết cắn của muỗi

  • Muỗi cắn gây ngứa ngay lập tức.
  • Vị trí muỗi đốt có thể sưng húp với một chấm đỏ ở giữa.
  • Vết sưng cứng và nhô lên hẳn khỏi da.
  • Vết cắn có thể xuất hiện mụn nước thay vì vết sưng.
  • Muỗi thường cắn ở vùng da như bắp tay, bắp đùi,…
Vết cắn của muỗi
Vết cắn của muỗi

2.7. Vết cắn của ong

  • Ong cắn gây ra cảm giác đau đớn và châm chích.
  • Khu vực bị cắn sưng to.
  • Ở trung tâm của vết chích có xuất hiện một quầng trắng.
  • Trẻ bị ong độc như vò vẽ, bắp cày cắn có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, sưng lưỡi, nổi mề đay ngoài vị trí vết cắn,…

2.8. Vết cắn của rận

  • Rận cắn gây ngứa dữ dội, đặc biệt vào buổi tối.
  • Cảm giác tê, ngứa ran và sưng quanh chỗ cắn.
  • Nổi mụn giống như mụn nhọt.
  • Rận thường cắn ở cổ tay, khuỷu tay, nách, núm vú, eo, mông và giữa các ngón tay.
Vết cắn do rận gây ra
Vết cắn do rận gây ra

3. Cách xử lý khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước

3.1. Vệ sinh vết cắn của côn trùng

3.1.1. Làm sạch vết cắn

Khi thấy trẻ bị côn trùng cắn, mẹ cần làm sạch vết cắn theo những bước sau đây:

  • Đầu tiên, hãy đưa trẻ tới ngay vị trí sạch sẽ và khô thoáng. Hãy đảm bảo côn trùng không còn bám theo để cắn, chích, đặc biệt là các loài côn trùng sống theo đàn như kiến hoặc ong.
  • Tiếp đến, mẹ tìm cách loại bỏ côn trùng ra khỏi người trẻ. Tuyệt đối không được giết chúng trên da hoặc kéo mạnh vì có thể khiến cho nọc độc lan rộng hoặc răng của chúng cắm vào sâu vào da.
  • Sau đó, sử dụng xà phòng và nước ấm, dung dịch nước muối hoặc dung dịch nước sát trùng để làm sạch vết cắn một cách tỉ mỉ.
  • Sau khi đã làm sạch, mẹ có thể bôi kem chống ngứa và sưng sau đó băng vết cắn lại.
Sự dụng xà phòng để làm sạch vết côn trùng cắn
Sự dụng xà phòng để làm sạch vết côn trùng cắn

3.1.2. Lấy ngòi độc

Với trường hợp bị côn trùng cắn có ngòi độc như ong, mẹ cần phải lấy ngòi độc và túi nọc ra khỏi da bằng cách:

  • Xác định vị trí của ngòi độc và túi nọc, tránh làm vỡ.
  • Khều nhẹ ngòi độc theo hướng kéo nhẹ sang hai bên hoặc sử dụng dụng cụ gắp chuyên dụng. Tuyệt đối không được dùng tay nặn có thể khiến nọc độc tiêm vào sâu hơn trong da.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, mẹ không nên để trẻ gãi vùng da bị côn trùng cắn cho dù rất ngứa. Gãi có thể gây trầy xước dẫn tới nhiễm trùng da.

3.2. Phương pháp dân gian làm giảm sưng tấy khi bị côn trùng cắn

3.2.1. Dùng nước đá

Nhiệt độ lạnh có tác dụng giúp giảm viêm và sưng hiệu quả, giảm ngứa và ngăn cho chất độc không lây lan. Cách làm:

  • Lấy đá bọc trong túi chườm hoặc 1 chiếc khăn mỏng. 
  • Nhẹ nhàng chườm quanh khu vực bị côn trùng cắn khoảng 10 phút.

3.2.3. Dùng lô hội

Lô hội hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên. Lô hội giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, bớt sưng và giúp chữa lành vết loét nhanh hơn nhanh hơn. Cách làm:

  • Lột bỏ lớp da cứng của cây và lấy phần thịt lô hội. 
  • Đem làm lạnh trong 10-15 phút sau đó bọc trong một miếng vải và đắp lên vùng da bị côn trùng cắn. 

Lưu ý: Nên dùng thử trước ở 1 vùng da nhỏ. Nếu trẻ bị dị ứng với lô hội, mẹ không nên sử dụng tiếp.

Trị côn trùng cắn nổi mụn nước bằng lô hội
Trị côn trùng cắn nổi mụn nước bằng lô hội

3.2.4. Nước chanh

Chanh được biết đến với đặc tính chống viêm và gây tê nhẹ. Chúng giúp giảm sưng và đau nhanh chóng. Cách làm:

  • Dùng 1 quả chanh vắt lấy nước.
  • Lấy 1 nắm lá húng quế rửa sạch nghiền nát.
  • Trộn nước chanh với hỗn hợp lá húng quế bôi lên phần bị côn trùng cắn. 

3.2.5. Baking Soda

có tính kiềm tự nhiên nên giúp trung hòa độ pH của khu vực bị ảnh hưởng và giúp giảm ngứa. Cách làm:

  • Hòa tan một muỗng trà baking soda trong nước và bôi hỗn hợp lên vùng da bị côn trùng cắn. 
  • Để ở trên da trong 10-20 phút và sau đó rửa bằng nước ấm. 

3.2.6. Giấm táo

Giấm táo có tính axit thấp hơn các loại giấm khác và nó cũng giúp khôi phục lại độ pH tự nhiên. Do đó, giấm táo có tác dụng giảm viêm và sưng hiệu quả. Cách làm: 

  • Xoa giấm táo lên da trực tiếp hoặc hoặc pha loãng vài giọt giấm táo trong nước để tắm.
Giảm viêm và sưng khi bị côn trùng cắn
Giấm táo giúp giảm viêm và sưng khi bị côn trùng cắn

3.2.7. Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và vì vậy nó có thể ngăn ngừa vết cắn bị nhiễm trùng. Tốt nhất mẹ nên sử dụng mật ong nguyên chất. Mẹ hãy nhỏ mật ong vào vết cắn ngứa và massage. Sau đó, băng lại để tránh nhiễm khuẩn và tránh côn trùng như kiến kéo đến.

3.3. Điều trị khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước

3.3.1.  Điều trị côn trùng cắn bằng mẹo dân gian

Trường hợp côn trùng cắn có những triệu chứng nhẹ, mẹ có thể:

  • Dùng trà xanh

Trà xanh có đặc tính chống viêm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da. Trà xanh cũng giàu chất chống oxy hóa giúp nhanh chóng tái tạo vùng da bị tổn thương. Mẹ có thể dùng lá trà xanh đun lấy nước để rửa vùng da bị côn trùng cắn hoặc sử dụng túi trà lọc làm lạnh và đắp lên da.

Trà xanh trị côn trùng cắn nổi mụn nước
Trị côn trùng cắn nổi mụn nước bằng trà xanh
  • Dầu oải hương

Tinh dầu oải hương có tác dụng giảm sưng ngứa và nhiễm trùng. Nó cũng có tác dụng giúp các loài côn trùng tránh xa vùng da bị nổi mụn nước. Mẹ hãy dùng tinh dầu oải hương bằng cách pha loãng với nước và bôi trực tiếp lên da của bé.

  • Dùng kem đánh răng

Các loại kem đánh răng có chiết xuất từ trà xanh và bạc hà có thể giúp giảm sưng và ngứa hiệu quả. Khi bôi kem đánh răng lên da, cảm giác the mát giúp làm dịu da. Kem đánh răng cũng giúp vết côn trùng cắn mau se lại. Bạn chỉ cần sử dụng 1 lượng nhỏ kem đánh răng và bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị côn trùng cắn. Đợi tới khi khô thì rửa sạch lại với nước ấm.

Chữa côn trùng cắn nổi mụn nước bằng kem đánh răng
Kem đánh răng cũng giúp vết côn trùng cắn mau se lại
  • Lá bồ công anh

Lá bồ công anh có tác dụng tiêu viêm và hút chất độc hiệu quả. Sử dụng lá bồ công anh bằng cách chọn những lá tươi xanh đem rửa sạch sau đó nghiền nát, trộn với 1 chút mật ong và đắp lên da. 

  • Dùng tỏi

Tỏi là một phương thuốc tự nhiên để trị côn trùng cắn giúp giảm sưng và làm dịu cơn ngứa cũng như ngăn ngừa vết cắn ngay từ đầu. Muỗi và nhiều loài côn trùng khác không thể chịu được mùi tỏi. Mẹ hãy bôi tỏi băm trực tiếp lên vết cắn, để trong vài phút và sau đó rửa sạch. Nếu sợ bị kích ứng, mẹ hãy cho tỏi băm vào 1 chiếc khăn sạch sau đó đắp lên da của trẻ.

3.3.2. Điều trị côn trùng cắn sưng chân bằng Tây y

  • Kem EmBé

Kem EmBé là sản phẩm nội địa được Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm được đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa nghiên cứu dựa trên thể trạng của trẻ em Việt và tình hình thời tiết nước ta nên mang lại hiệu quả rất nhanh chóng.

Hơn hết, Kem EmBé có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, chuyên biệt cho làn da trẻ nhỏ như

    • Tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã: Là bộ đôi kháng viêm và kháng khuẩn giúp giảm ngứa tự nhiên nhanh chóng. Cúc La Mã làm dịu những tổn thương trên da trong khi tinh nghệ giúp phục hồi vùng da tổn thương, đẩy nhanh quá trình tái tạo da và ngăn ngừa sẹo.
    • Lanolin và dầu hạnh nhân: Tác dụng bảo vệ da mà không gây bí rít, làm mềm da và bôi trơn, giảm tác động mạnh lên da.
    • Kẽm Oxyd: Tác dụng kháng khuẩn nhẹ và bảo vệ, làm dịu da, chữa lành vùng da bị thương tổn.
    • D-panthenol, Allatonin và Vitamin E: Dưỡng da, duy trì độ ẩm và sự mềm mại của làn da

Kem EmBé có tác dụng:

    • Chữa côn trùng cắn đốt gây ngứa, sưng. Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da.
    • Làm dịu da, mát da.
    • Kích thích tái tạo tế bào da, hạn chế sẹo thâm.
    • Dưỡng ẩm và làm mềm da, mang tới làn da mịn màng.

Đặc biệt, sản phẩm rất hiệu quả, an toàn cho da của trẻ em do không chứa corticoid, và paraben.

Sử dụng Kem EmBé khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Trị côn trùng cắn nổi mụn nước an toàn và hiệu quả nhờ Kem EmBé
  • Chicco

Thành phần chính là hoạt chất Citrodiol chiết xuất từ cây Bạch đàn Úc mang đến những tác dụng là:

    • Tác dụng chống muỗi và chống côn trùng.
    • Giúp giảm sưng và ngứa do bị côn trùng cắn.
    • Có thể sử dụng được cho trẻ nhỏ.
  • Just Gentle

Thành phần gồm Titanium Dioxide, Zinc Oxide,Dimethicone/ Vinyl Dimethicone Crosspolymer, Dimethicone Copolymer, Alumina, Synthetic Beewax,…

Tác dụng của sản phẩm là:

    • Tác dụng giảm ngứa khi bị côn trùng cắn.
    • Có tác dụng giảm vết sưng nhanh.
    • Có tính kháng viêm nhẹ.
Giảm ngứa khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Kem Just Gentle giúp giảm ngứa khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
  • Muhi

Thành phần gồm: axit glycyrrhetinic, acid acetic ester dexamethasone, tinh dầu bạc hà, diphenhydramine hydrochloride,… Tác dụng gồm:

    • Làm dịu cảm giác sưng ngứa do côn trùng đốt.
    • Làm xẹp nhanh vết sưng.
    • Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Levomekol

Là kem bôi đa năng có xuất từ từ Nga với tác dụng:

    • Trị viêm da do côn trùng cắn.
    • Chống viêm loét, mụn nhọt.
    • Làm vết thương mau lành.
    • Trẻ em và phụ nữ có thai hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Kem Levomekol trị viêm da do côn trùng cắn
Kem Levomekol trị viêm da do côn trùng cắn

3.3.3 Điều trị côn trùng cắn nổi mụn nước 

Trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước chỉ nên điều trị tại nhà khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ và xảy ra trong thời gian ngắn. Trong trường hợp vết côn trùng cắn nổi mụn nước dẫn tới những triệu chứng như:

  • Phát ban ở những bộ phận không bị côn trùng cắn.
  • Sốt cao.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Khó thở, thở khò khè, sưng lưỡi, sưng họng.
  • Lở loét diện rộng.

Mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được xác định tình hình chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Không nên tiếp tục tự ý điều trị tại nhà vì có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

4. Các biến chứng khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước

Côn trùng cắn nổi mụn nước có thể dẫn tới những biến chứng:

Biến chứng khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Biến chứng khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
  • Lở loét, mưng mủ, chảy dịch vàng, sưng phù,…
  • Nhiễm trùng thứ cấp: Vết côn trùng cắn nếu bị nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn hoặc trầy xước do vết gãi có thể dẫn tới nhiễm trùng. Trẻ bị nhiễm trùng thứ cấp có thể bị sốt cao, mê man.
  • Sưng hạch bạch huyết: Côn trùng cắn gây đau có thể làm cho các hạch bạch huyết ở cổ, bẹn, nách bị sưng.
  • Mắc bệnh truyền nhiễm: Côn trùng như muỗi vằn đốt có thể dẫn tới bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,… 

5. Phòng tránh côn trùng cắn

5.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà

  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo. Thường xuyên lau dọn các vị trí khuất như dưới gầm giường, góc tủ.
  • Thường xuyên thay hoặc giặt ga, chăn màn. 
  • Không để thức ăn thừa trong nhà để tránh kiến và côn trùng khác kéo đến.
  • Không nên mở cửa nhà vào thời gian côn trùng hoạt động mạnh là sáng sớm và chiều tối.
  • Sử dụng các sản phẩm diệt, ngăn côn trùng thích hợp.
 Cách phòng tránh bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

5.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời 

  • Tránh những nơi rậm rạp, bụi cỏ khi vui chơi ngoài trời.
  • Không mặc quần áo quá sáng màu, quần áo màu sắc sặc sỡ, tránh sử dụng nước hoa khi đi ra ngoài.
  • Nên bôi kem chống côn trùng trước khi ra khỏi nhà.
  • Che kín tay chân, đeo giày, tất khi đi ra ngoài để hạn chế da tiếp xúc với côn trùng.
  • Tránh xa vùng nước đọng, ao tù là những nơi có nhiều muỗi.
  • Sau khi ở những khu vực nhiều côn trùng vào nhà, cần kiểm tra kỹ để tránh côn trùng bám vào người.

Khi trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước, mẹ cần biết cách xử lý chính xác và nhanh chóng để tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, trong khi với những triệu chứng nặng, mẹ cần đưa trẻ đi điều trị y tế.