Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Rửa vết muỗi đốt bằng nước sạch

Cách xử lý khi bé bị muỗi đốt mà các mẹ cần biết

Da của bé còn nhỏ rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Đặc biệt là khi bị muỗi đốt sẽ làm cho bé rất khó chịu, ngứa ngáy, vết đốt đỏ, sưng to. Xử lý khi bé bị muỗi đốt như thế nào để giảm đau nhanh nhất? 10 cách sau đây sẽ giúp mẹ.

Xem thêm:

1. Làm sạch vết thương

Khi phát hiện bé bị muỗi đốt thì trước hết mẹ tuyệt đối không cho bé gãi hoặc chạm vào vết thương. Vì điều đó có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Tiếp theo, cha mẹ cần vệ sinh vết đốt cho bé ngay lập tức, để tránh lây lan sang các khu vực da lân cận hoặc dẫn đến trường hợp nhiễm trùng. Mẹ có thể làm sạch vết thương bằng những cách vô cùng đơn giản sau:

1.1. Rửa bằng nước sạch

Cách nhanh nhất và an toàn nhất trước khi xử lý khi bé bị muỗi đốt là rửa vết đốt bằng nước sạch. Da bé còn mỏng manh nên rất nhạy cảm, dễ kích ứng với những dung dịch kháng khuẩn hay xà phòng. Vì vậy, tốt hơn hết là mẹ nhẹ nhàng dùng nước sạch rửa vết thương, để tránh vi khuẩn xâm nhập và làm bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Rửa vết muỗi đốt bằng nước sạch
Rửa vết muỗi đốt bằng nước sạch

1.2. Rửa bằng nước muối

Rửa bằng nước muối sẽ nhanh chóng làm sạch vết thương của bé khi bị muỗi đốt, đồng thời cũng làm cho bé đỡ cảm thấy ngứa ngáy hơn. Nước muối có tác dụng làm dịu vết đốt của muỗi, sát khuẩn vết thương, chống viêm và ngăn chặn trường hợp bị nhiễm trùng.

Đây cũng là một cách làm sạch vết thương an toàn nhất bởi muối không những không gây kích ứng cho da bé mà còn làm cho vết thương dịu đi, giảm đau và ngăn cho vết đốt bị sưng đỏ.

2. Giảm sưng tấy

Rất nhiều bé có cơ địa nhạy cảm, sau khi bị muỗi đốt vùng da có thể bị tình trạng sưng tấy. Lúc này các bậc cha mẹ có thể dùng ngay những liệu pháp tự nhiên để ngăn ngừa và làm giảm nhanh triệu chứng sưng tấy trên da bé.

Giảm sưng tấy ở vết muỗi đốt
Giảm sưng tấy ở vết muỗi đốt

2.1. Dùng đá lạnh

Khi thấy vết đốt có dấu hiệu bắt đầu sưng lên, ngay lập tức bố mẹ hãy dùng những viên đá lạnh thoa nhẹ nhàng lên vùng da ngay chỗ vết đốt. Nhiệt độ rất thấp của nước đá làm cho vết đốt bị tê nhẹ, giúp bé giảm đau nhanh chóng.

Cách chườm đá lạnh làm cho vết thương giảm sưng nhanh và an toàn, ngăn ngừa và giảm tối đa khả năng viêm nhiễm. Không những vậy, nước đá lạnh còn giúp làm sạch vết thương, bảo vệ da bé tránh được tình trạng nhiễm khuẩn.

Dùng đá lạnh chườm cho bé khi bị muỗi đốt
Dùng đá lạnh chườm cho bé khi bị muỗi đốt

2.2. Dùng nước cây phỉ

Cây phỉ được xem là một loại thảo dược tốt cho da. Trong cây phỉ có chất tanin làm se da tự nhiên. Nước cây phỉ có rất nhiều công dụng trong giảm đau và kháng viêm ở những vết thương nhỏ.

Đây là một loại thảo dược có tác dụng dịu nhẹ, nên mẹ có thể sử dụng một ít nước cây phỉ thấm bào bông y tế rồi bôi nhẹ lên vết muỗi đốt. Nước cây phỉ sẽ giúp làm dịu vết đốt, giảm các tình trạng kích ứng có thể xảy ra và hạn chế vi khuẩn xâm nhập vết thương. 

3. Dùng các mẹo dân gian để trị vết muỗi đốt

Ngoài những cách xử lý khi bé bị muỗi đốt vừa kể trên, mẹ có thể dùng các mẹo dân gian trong trường hợp bé bị muỗi đốt nhẹ, tình trạng sưng đỏ ở da bé ít. Những cách làm này được đúc kết qua kinh nghiệm chăm sóc trẻ trong dân gian, vừa an toàn vừa nhanh, đảm bảo cho sức khỏe của bé.

3.1. Dùng sữa mẹ

Trong trường hợp bé bị muỗi đốt là bé sơ sinh, còn ít tháng tuổi, lúc này mẹ không thể dùng cách dung dịch hay biện pháp khác để trị vết đốt do muỗi vì da bé rất mỏng manh, nhạy cảm. Cách đơn giản nhất là mẹ hãy lấy bông gòn sạch thấm một ít sữa mẹ vừa mới vắt rồi bôi một ít nhẹ nhàng lên chỗ da bé bị muỗi đốt. Đây là cách làm rất an toàn, dịu nhẹ, làm giảm nhanh sưng đỏ và không để sẹo thâm.

Sữa mẹ giúp trị vết muỗi đốt hiệu quả
Sữa mẹ giúp trị vết muỗi đốt hiệu quả

3.2. Nước chanh

Nước chanh cũng là một cách làm cho vết muỗi đốt trên da bé giảm đau và nhanh hết trong thời gian ngắn. Do trong nước chanh có chứa rất nhiều axit có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm.

Mẹ có thể dùng bông gòn thấm một ít nước cốt chanh rồi thoa thật nhẹ lên chỗ da bé bị muỗi đốt. Xử lý khi bé bị muỗi đốt bằng nước chanh có thể thực hiện dễ dàng và nhanh chóng tại nhà.

Pha nước cốt chanh với nước tắm cho bé
Pha nước cốt chanh với nước tắm cho bé

3.3. Khoai tây

Khoai tây cũng là một nguyên liệu trong dân gian trị vết muỗi đốt cho bé. Nếu bé bị muỗi đốt, vết đốt hơi đỏ, bé hơi ngứa nhẹ thì mẹ có thể dùng khoai tây giảm ngứa cũng rất hiệu quả. Các mẹ có thể rửa khoai tây thật sạch, cắt một lát nhỏ rồi thoa một ít thật nhẹ lên nốt muỗi đốt. Cách làm này làm cho vết muỗi đốt nhanh hết đỏ, sưng và giảm đau ngứa nhanh cho bé.

Khoai tây giúp chống viêm, giảm sưng ở vết muỗi cắn
Khoai tây giúp chống viêm, giảm sưng ở vết muỗi cắn

3.4. Bạc hà

Bạc hà là một trong những loại thảo dược lành tính rất tốt cho da và sức khỏe con người. Trong bạc hà có chứa chất the mát giúp làn da dịu nhẹ của bé giảm nhanh tình trạng đỏ ửng, ngứa ngáy. Khi thoa một ít nước ép lá bạc hà lên vết muỗi đốt thì tính chất mát lạnh từ bạc hà sẽ làm cho bé thấy dễ chịu, vết muỗi đốt cũng nhanh xẹp.

Lá bạc hà với tinh chất the mát, giảm đau ngứa nhanh chóng
Lá bạc hà với tinh chất the mát, giảm đau ngứa nhanh chóng

3.5. Giấm ăn

Bên cạnh các loại nguyên liệu trên thì giấm ăn cũng là một liệu pháp xử lý khi bé bị muỗi đốt rất hiệu quả. Trong giấm cũng có có chứa thành phần chất axit nhẹ, khi bôi giấm ăn lên vết muỗi đốt sẽ giúp giảm ngứa nhanh chóng. Trong trường hợp bé bị muỗi đốt nhiều vết trên cơ thể, mẹ có thể pha một ít giấm ăn vào nước ấm sạch rửa những vết muỗi đốt một cách nhẹ nhàng, vết muỗi đốt sẽ giảm đỏ nhanh và mau hết hơn.

Giấm ăn là gia vị trong nhà bếp làm giảm sưng ngứa do muỗi đốt
Giấm ăn là gia vị trong nhà bếp làm giảm sưng ngứa do muỗi đốt

3.6. Xà bông khô

Ở những vùng da muỗi đốt ở mông hay chân bé, mẹ có thể dùng xà bông khô để làm sạch và giảm ngứa. Trong xà bông khô có chứa thành phần muối natri nên khi thoa vào vết muỗi đốt cho bé rồi rửa bằng nước sạch thì tính kiềm trong xà bông và nước sẽ làm trung hòa chất độc đã gây ngứa khi bị muỗi đốt.

Xà bông khô giúp giảm ngứa, khử trùng vết muỗi cắn
Xà bông khô giúp giảm ngứa, khử trùng vết muỗi cắn

Có rất nhiều cách làm khác nhau để trị vết muỗi đốt cho bé, tuy nhiên, dựa vào tình trạng vết đốt như thế nào và độ tuổi bé ra sao mà các bậc phụ huynh nên lưu ý chọn lựa cách làm phù hợp nhất.

Muỗi đốt tuy nhỏ nhưng lại là nguyên nhân lây lan nhiều căn bệnh, ảnh hưởng cho sức khỏe của bé. Vì vậy, các bậc cha mẹ vì phải chú ý chống muỗi và xử lý khi bé bị muỗi đốt bằng những cách làm đảm bảo an toàn nhất cho bé.

Vỏ chuối giúp giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt

15 cách giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt vô cùng hiệu quả

Mùa hè là mùa hoành hành của rất nhiều loại côn trùng, nhất là muỗi. Đây cũng là thời điểm mà các mẹ cần phải chú ý hơn để có thể chăm sóc và bảo vệ bé. Nếu các bé không may bị muỗi đốt thì tham khảo 15 cách giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt sau đây và áp dụng cách chữa phù hợp để bé nhanh khỏi.

Xem thêm:

1. Chanh

Chanh là loại trái cây có lượng axit cao, chính vì vậy mà chanh có khả năng sát trùng rất tốt. Cách giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt bằng chanh, mẹ chỉ việc dùng một lát chanh rồi vắt lấy nước cốt. Bôi vài giọt cốt chanh lên vết muỗi đốt của bé rồi xoa đều thì triệu chứng đau và sưng sẽ bị giảm đi đáng kể.

Sử dụng chanh làm giảm đau cho bé
Sử dụng chanh làm giảm đau cho bé

2. Viên đá lạnh

Theo tạp chí Huffington Post thì đá lạnh có thể làm tê một vài dây thần kinh nằm xung quanh vết muỗi đốt. Khi bé vừa bị muỗi đốt thì mẹ hãy lấy ngay một viên đá lạnh và thoa cho bé. Chỉ cần thoa trong một khoảng thời gian ngắn là bé sẽ không cảm thấy ngứa, đồng thời giảm thiểu độ sưng tấy của vết đốt.

Dùng đá lạnh chườm cho bé khi bị muỗi đốt
Dùng đá lạnh chườm cho bé khi bị muỗi đốt

3. Xà bông khô

Trong thành phần của xà bông có chứa nhiều natri, nếu được kết hợp với nước thì chất này sẽ tạo ra dung dịch mang tính kiềm, có khả năng trung hòa được chất độc gây tê ngứa của muỗi, giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt nhanh chóng. Mẹ chỉ việc xoa đều xà bông và một ít nước lên da bé, sau khoảng 2 đến 3 phút rồi rửa sạch lại với nước sạch.

Xà bông khô giúp giảm đau khó chịu khi bị muỗi đốt
Xà bông khô giúp giảm đau khó chịu khi bị muỗi đốt

4. Bột nở

Dùng bột nở hay Baking soda cũng là phương pháp giảm ngứa do muỗi rất hữu hiệu. Trong bột nở có chất sodium bicarbonate, đây là loại hợp chất có tính kiềm nhẹ, có khả năng trung hòa độ cân bằng pH trên da người. Tính chất này sẽ làm giảm bớt đau nhức, giảm sưng tấy trên các vết muỗi đốt. Các mẹ chỉ việc hòa một lượng nhỏ bột baking soda với nước ấm sao cho bột sền sệt lại rồi bôi đều lên da bé. Sau khi bột khô thì mẹ cho bé rửa lại với nước sạch.

Bột nở giúp giảm đau và sưng tay khi bị muỗi đốt
Bột nở giúp giảm đau và sưng tay khi bị muỗi đốt

5. Nha đam

Gel nha đam (phần thạch trong của các lá nha đam xanh) mang tính khử trùng và giúp da dịu đi, vô cùng thích hợp để giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt. Các mẹ nên chọn lấy vài lá nha đam, nạo lấy phần gel trong rồi để trong tủ lạnh khoảng 10 tới 15 phút. Sau đó lấy gel lạnh để thoa đều lên da, để vài phút cho khô rồi rửa sạch lại với nước.

Dùng lô hội bôi lên vết muỗi đốt
Dùng lô hội bôi lên vết muỗi đốt

6. Vỏ chuối

Dùng vỏ chuối xát lên vết muỗi đốt là phương pháp dân gian rất phổ biến. Trên thực tế thì chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh được tác dụng của vỏ chuối  trong việc giảm vết sưng hay vết ngứa. Tuy vậy thì các nhà khoa học cũng đã chứng tỏ rằng lượng đường trong vỏ chuối có thể đẩy bớt dịch trên da, đồng thời giúp da dịu lại khi bị sưng tấy.

Vỏ chuối giúp giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt
Vỏ chuối giúp giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt

7. Giấm

Tương tự như chanh, giấm là dung dịch mang tính axit cao, có thể khử trùng và giảm cảm giác ngứa ngáy do muỗi gây ra. Khi bé tắm thì mẹ có thể hòa vào bồn tắm khoảng 2 đến 3 chén giấm. Cách này rất thích hợp với những bé không may bị nhiều vết muỗi đốt khắp cơ thể. Hoặc mẹ cũng có thể nhỏ vài giọt giấm lên khăn bông để thấm lên những nơi bị muỗi đốt.

Sử dụng giấm gạo để tắm hoặc bôi lên vết muỗi đốt của bé
Sử dụng giấm gạo để tắm hoặc bôi lên vết muỗi đốt của bé

8. Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch có khả năng tẩy trùng, làm sạch vết thương rất tốt. Ngay khi vừa phát hiện bé bị muỗi đốt thì các mẹ hãy dùng nước muối sinh lý để rửa vết sưng. Hãy rửa nhiều lần để vết thương của bé đỡ sưng tấy và giúp bé đỡ ngứa hơn.

9. Khoai tây

Khoai tây cũng sở hữu tác dụng giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt khá tốt. Các mẹ hãy chọn lấy một củ khoai tây vừa vặn, cắt thành lát mỏng rồi xoa lên vết muỗi đốt càng sớm càng tốt. Xoa đều lát khoai vừa cắt trong 5 phút, đến khi lát cũ đã mềm ra thì thay một lát mới. Vết đốt sẽ không khiến bé ngứa ngáy, đồng thời không bị sưng tấy cũng như để lại những vết sẹo xấu xí.

Khoai tây có tác dụng giảm đau do muỗi đốt
Khoai tây có tác dụng giảm đau do muỗi đốt

10. Sữa mẹ

Với các em bé sơ sinh có làn da đặc biệt nhạy cảm thì các phương pháp xoa giấm hoặc bột nở, chanh… sẽ không thích hợp. Thay vào đó mẹ có thể vắt ra một ít sữa mẹ và bôi lên da. Cách làm này phù hợp với làn da rất mỏng manh của trẻ sơ sinh, giúp bé đỡ khó chịu vì vết đốt, lại không bị sưng tấy và để lại những vết thâm khó coi.

Dùng sữa mẹ chữa muỗi đốt cho bé
Dùng sữa mẹ chữa muỗi đốt cho bé có làn da mỏng

11. Kem đánh răng

Loại kem đánh răng thích hợp để giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt là kem bạc hà. Các mẹ hãy lấy một lượng kem vừa đủ để thoa lên các vết đốt, để cho kem tự khô trên da. Đây là phương pháp có thể làm dịu vết sưng mau chóng. Tinh chất bạc hà có trong kem sẽ giúp da bé có cảm giác tê lạnh, không bị ngứa phải gãi nhiều. Sau khi kem khô và hết mát lạnh thì mẹ chỉ việc cho bé rửa sạch lại da với nước.

Kem đánh răng giúp giảm đau ngưá khi bé bị muỗi đốt
Kem đánh răng giúp giảm đau ngưá khi bé bị muỗi đốt

12. Mật ong

Mật ong được xem là chất khử trùng và chất kháng sinh hàng đầu trong thiên nhiên. Bôi mật ong lên vết đốt sẽ giúp bé sát trùng, chống sưng tấy và giảm cảm giác bức bối do ngứa. Loại mật ong tốt nhất mà các mẹ nên lựa chọn là mật ong nguyên chất. Mẹ có thể chấm mật ong trực tiếp lên vết đốt và xoa đều cho bé.

Bôi mật ong giúp mau khỏi vết muỗi đốt
Bôi mật ong giúp mau khỏi vết muỗi đốt

13. Dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp là sản phẩm sử dụng tinh chất của cây khuynh diệp (hay cây bạch đàn). Tinh chất này đã được chứng minh là rất thích hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bé bị muỗi đốt thì các mẹ hãy bôi dầu khuynh diệp lên trên da. Sau khi xoa dầu khoảng 10 phút thì rửa sạch lại với nước, vết đốt sẽ không sưng và gây ngứa.

Bôi dầu khuynh điệp cho bé khi bị muỗi đốt để giảm đau
Bôi dầu khuynh điệp cho bé khi bị muỗi đốt để giảm đau

14. Hành và tỏi

Tỏi có tính chất kháng khuẩn khá cao nhờ hàm lượng kháng sinh allicin cao. Tinh dầu tỏi còn giàu chất glucoten giúp diệt khuẩn, chống viêm nhiễm từ muỗi vô cùng hiệu quả. Để giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt các mẹ hãy nhanh chóng lấy một nhánh tỏi, cắt làm đôi rồi thoa lên vùng vừa bị đốt.

Chỉ cần thoa vài lần trong ngày là mẹ có thể giúp vết đốt không bị phồng đỏ. Phương pháp này cũng tỏ ra khá hiệu quả trong việc phòng ngừa dị ứng do nọc độc muỗi. Nếu không muốn dùng tỏi thì mẹ có thể thay thế bằng một củ hành nhỏ.

Dùng hành tây trị muỗi đốt
Dùng hành tây trị muỗi đốt

15. Lá rau húng

Trong lá rau húng có chứa chất thymol và long não. Đây là hai loại hợp chất có khả năng giảm cảm giác ngứa ngáy rất công hiệu. Các mẹ có thể hái một ít lá rau húng, đem rửa sạch rồi nghiền nát và đắp lên vết muỗi đốt. Nếu muốn thì mẹ cũng có thể sử dụng tinh dầu rau húng để thoa lên vết đốt, cách này cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Đắp lắ rau húng giúp giảm ngứa và đau khi bị muỗi đốt
Đắp lắ rau húng giúp giảm ngứa và đau khi bị muỗi đốt

Trên đây là một vài phương pháp thông dụng để chữa trị các vết muỗi đốt lên cơ thể của trẻ nhỏ. Có thể thấy rằng đây đều là những phương pháp sử dụng các nguyên liệu lành tính, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản, thích hợp với mọi đối tượng.

Hy vọng rằng các mẹ sẽ tận dụng được những cách giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt này để giúp con cái mình thoải mái hoạt động và vui chơi trong mùa hè đang đến.

Hình ảnh rôm sảy trẻ sơ sinh dạng rôm sảy mủ

Chuỗi hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết chính xác

Làn da mỏng manh của bé rất dễ bị rôm sảy, nhất là vào những ngày hè nóng bức. Chuỗi hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh sau đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng hình dung và nhận biết chính xác về bệnh lý này.

Xem thêm:

1. Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh các loại khác nhau

Rôm sảy là bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, mồ hôi ứ đọng trên bề mặt da kết hợp bụi bẩn và chất nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ngứa, mụn nhọt trên da.
  • Quần áo dày, quá chật, không thấm hút mồ hôi tốt gây rôm sảy.

Rôm sảy là một bệnh ngoài da rất dễ nhận biết. Đó là những mụn nước li ti, xuất hiện rải rác hoặc từng cụm trên da, có thể làm vùng da ửng đỏ. Rôm sảy chia ra làm 4 loại chính: rôm sảy dạng tinh thể, rôm sảy đỏ, rôm sảy mủ và rôm sảy sâu.

1.1. Hình ảnh – Dấu hiệu rôm sảy dạng tinh thể

Rôm sảy tinh thể (miliaria crystallina) là những mụn nước trắng nông, trong, nhỏ như đầu ghim, chứa chất lỏng, không gây ngứa, không đau. Đây là loại rôm sảy nhẹ nhất trong 4 loại.

Rôm sảy dạng tinh thể rất dễ vỡ khi chỉ cần ma sát nhẹ với áo quần. Vì không gây viêm nên khi vỡ cũng không gây khó chịu, ngứa ngáy cho bé.

Rôm sảy dạng tinh thể biến mất rất nhanh, sau vài ngày khỏi bệnh sẽ xuất hiện mảng da bong.

Hình ảnh rôm sảy dạng tinh thể
Hình ảnh rôm sảy dạng tinh thể
Hình ảnh rôm sảy dạng tinh thể ở ngực của trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sảy dạng tinh thể ở ngực của trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sảy dạng tinh thể ở vùng bụng trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sảy dạng tinh thể ở vùng bụng trẻ sơ sinh

1.2. Hình ảnh – Biểu hiện rôm sảy đỏ

Rôm sảy đỏ gây tổn thương ở vị trí sâu hơn, trong lớp thượng bì của da. Các bé bị rôm sảy tinh thể lâu ngày sẽ chuyển sang rôm sảy đỏ.

Lớp thượng bì ở da bé sẽ xuất hiện các mảng sần đỏ. Các mảng sần này gây ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu.

Bé bị loại rôm này thường quấy khóc và không chịu ngủ. Rôm sảy đỏ nặng hơn rôm sảy dạng tinh thể.

Hình ảnh rôm sảy đỏ ở ngực của bé
Hình ảnh rôm sảy đỏ ở ngực của bé
Hình ảnh rôm sảy đỏ ở tay trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sảy đỏ ở tay trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sảy đỏ trẻ sơ sinh xuất hiện ở vùng mặt
Hình ảnh rôm sảy đỏ trẻ sơ sinh xuất hiện ở vùng mặt

1.3. Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh dạng mủ

Rôm sảy mủ (pustulosa miliaria) khá giống với mụn trứng cá. Đây là biến chứng nặng hơn của rôm sảy đỏ. Các nốt sần đỏ bị viêm và chứa mủ bên trong. Bé bị rôm sảy mủ rất dễ nhiễm trùng và gây viêm da.

Nếu hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh dưới đây trùng với con bạn thì bạn nên lập tức đưa con đi khám bác sĩ.

Hình ảnh rôm sảy trẻ sơ sinh dạng mủ xuất hiện ở mặt
Hình ảnh rôm sảy trẻ sơ sinh dạng mủ xuất hiện ở mặt

1.4. Hình ảnh rôm sảy sâu ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy sâu (Miliaria profunda) là biến chứng nặng nhất của rôm sảy. Những bé từng bị rôm sảy đỏ nhiều lần sẽ dễ thành rôm sảy sâu. Tuyến mồ hôi bị bí tắc dẫn đến nhiễm khuẩn. Bé bị rôm sảy sâu da sẽ đỏ như da gà.

Các bà mẹ thường nhầm lẫn biểu hiện rôm sảy này với dị ứng hoặc sốt phát ban. Khi thấy dấu hiệu như hình, mẹ đưa bé đến bác sĩ để nhận tư vấn. Nếu để lâu sẽ gây sẹo toàn thân và khiến bé mất tự tin khi trưởng thành.

Rôm sảy sâu xuất hiện ở vùng da lớn của trẻ sơ sinh
Rôm sảy sâu xuất hiện ở vùng da lớn của trẻ sơ sinh

2. Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh với các vị trí khác nhau trên cơ thể bé

Trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh ống tuyến mồ hôi nên hay xảy ra tình trạng mồ hôi không thoát được. Đặc biệt ở Việt Nam, khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể cần tiết mồ hôi để làm mát.

Rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở vùng da tiết nhiều mồ hôi như: kẽ nách, da đầu, cổ, vai, đùi trong, ngực, nếp gấp da, lưng và háng. Thông thường, ở trẻ sơ sinh, rôm sảy xuất hiện nhiều nhất ở 3 vùng: cổ, mặt, da đầu.

2.1. Hình ảnh rôm sảy ở mặt 

Nguyên nhân chủ yếu gây rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh là mồ hôi từ đầu chảy xuống. Các mẹ không phát hiện để lau khô cho bé nên lỗ chân lông ở mặt bị bí tắc. Da mặt bé lại nhạy cảm nên dẫn đến nổi sảy.

Nổi sảy ở mặt rất nguy hiểm. Da mặt rất mỏng và nhạy cảm, ảnh hưởng đến ngoại hình. Các mẹ cần điều trị nhanh chóng để tránh rôm sảy trở nặng gây viêm da, nhiễm khuẩn.

Rôm sảy ở vùng mặt của trẻ
Rôm sảy ở vùng mặt của trẻ

2.2. Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh vị trí cổ

Vùng da cổ có nhiều nếp gấp, hoặc do bố mẹ đắp chăn, mặc áo quá kín cho con cũng khiến mồ hôi ở cổ không thoát được dẫn đến bị rôm sảy.

Khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ bố mẹ cần lưu ý có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Hình ảnh rôm sảy ỏ cổ trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sảy ở cổ trẻ sơ sinh

2.3. Hình ảnh rôm sảy ở da đầu

Vì da đầu được bao phủ bởi tóc nên rất dễ bám bụi và giữ mồ hôi. Việc da đầu tích bụi, mồ hôi lâu ngày sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây rôm sảy.

Khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu thì ba mẹ cần thận trọng hơn vì có thể gây ra các bệnh về da khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ba mẹ nên cắt tóc gọn gàng cho bé để phần da đầu được thông thoáng và có các biện pháp chữa trị kịp thời.

Hình ảnh rôm sảy ở da đầu trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sảy ở da đầu trẻ sơ sinh

3. Cách chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh

  • Đối với rôm sảy nhẹ, ba mẹ có thể sử dụng phấn rôm thoa lên vùng nổi sảy. Để tránh bụi phấn rơi vào mắt, mũi của bé, mẹ nên dùng lượng vừa phải. Đổ phấn vào tay, thoa đều trong lòng bàn tay và phủ lên người bé.
  • Sử dụng nước lá để tắm và gội đầu cho bé. Nước lá trà xanh, lá khổ qua, lá sài đất, lá trầu không…. Sau khi tắm xong, mẹ nên dùng nước ấm tráng người bé để bột lá không bị đọng trên da.
  • Sử dụng thuốc bôi có thành phần làm dịu, kháng viêm, làm lành da như Nano Curcumin, Cúc la mã. Không chọn thuốc có chứa corticoid, paraben, vì đây là những chất gây kích ứng da, làm bệnh thêm trầm trọng. Không được để tay bé chạm vào vùng da đã thoa thuốc.
Tắm nước lá cho trẻ sơ sinh để chữa rôm sảy
Tắm nước lá cho trẻ sơ sinh để chữa rôm sảy

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì – 20+ loại lá dễ tìm dễ mua

4. 7 lưu ý để bảo vệ trẻ khỏi rôm sảy

  • Nếu bé bị rôm sảy nặng, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ da liễu để được cấp thuốc bôi riêng.
  • Không để bé dùng tay gãi vết rôm sảy hoặc cọ sát mạnh vùng da này để tránh viêm nhiễm.
  • Không dùng dầu massage cho bé trong thời gian này vì khiến rôm sảy nặng hơn.
  • Che chắn kĩ khi bé ra đường hoặc hạn chế ra ngoài từ 9h đến 16h.
  • Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ nên ăn thêm rau xanh, hoa quả và cho bé bú thường xuyên để tránh mất nước.
  • Chỗ bé ngủ cần thoáng mát, sạch sẽ, tránh để bé đổ nhiều mồ hôi.
  • Cho bé mặc quần áo nhẹ, mỏng, mát mẻ và thấm hút mồ hôi tốt.
Chỗ ngủ của bé nên thoáng và sạch sẽ
Chỗ ngủ của bé nên thoáng và sạch sẽ

5. 5 kinh nghiệm chăm bé bị rôm sảy cho các mẹ bỉm sữa

  • Mẹ cần theo dõi kiểm tra da bé thường xuyên để phát hiện rôm sảy sớm.
  • Nếu áp dụng các cách chữa rôm sảy tại nhà nhưng không hiệu quả thì mẹ nên ngưng lập tức và đưa đi bác sĩ.
  • Bé còn nhỏ nên mẹ không được cho bé uống nước mát vì hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu, thay vào đó hãy để bé bú nhiều hơn.
  • Mẹ không nên tự ý mua thuốc về bôi mà hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn.
Nên đưa bé đi khám bác sỹ nếu bị rôm sảy quá lâu
Nên đưa bé đi khám bác sỹ nếu bị rôm sảy quá lâu

Những hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh trên đây đã giúp mẹ dễ hình dung về căn bệnh da liễu này. Rôm sảy sẽ không nguy hiểm cho bé nếu mẹ biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời.

Top 17 loại kem dưỡng da em bé tốt nhất hiện nay

Hăm tã là vấn đề về da thường gặp phải ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này không đáng nguy hại vì có thể xử lý được nhờ một số loại kem hăm cho em bé. Bố mẹ hãy tham khảo top 17 loại kem chống hăm sau đây để giúp làn da bé luôn hồng hào, mịn màng nhé.

1. Kem chống hăm Kem EmBé

1.1. Ưu điểm:

  • Kem chống hăm Kem EmBé mang tới những tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị rôm sảy, hăm da, chàm sữa, phòng ngừa muỗi đốt được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng.
  • Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano THC) giúp tái tạo tế bào da và ngăn ngừa sẹo, tinh chất Cúc la mã giúp giảm viêm ngứa, Chiết xuất rau má làm mát và dịu da, Dầu quả Bơ giúp làm mềm da, hết khô da, nứt nẻ…
  • Kem EmBé không chứa corticoid, không paraben nên sử dụng rất an toàn, lành tính và không gây kích ứng da.
  • Kem Embé rất dễ sử dụng, dễ dàng thẩm thấu, không nhờn dính, không bít lỗ chân lông.
  • Sản phẩm được đóng gói dạng tuýp nhỏ gọn, tiện lợi vì thế có thể dễ dàng mang theo khi đi ra ngoài.

1.2. Nhược điểm:

  • Dạng tuýp nhỏ 20g nhanh hết.

Giá thành: 80.000 đồng / hộp

Để đặt hàng Online (Giao hàng và thu tiền tại nhà) quý khách click vào link dưới 

Hoặc Xem ngay ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN KEM EM BÉ CHÍNH HÃNG

2. Kem hăm cho em bé Bepanthen

2.1. Ưu điểm

  • Kem chống hăm Bepanthen có tác dụng ngăn ngừa và điều trị hăm tã, khô da, tổn thương trên da cho trẻ, giúp da bé mềm mịn hơn.
  • Thành phần không chứa các hoạt chất độc hại như Corticoid, Phthalates, parabens, petrolatum, sulfate…có thể gây kích ứng và để lại những tác dụng phụ ngoài mong muốn với làn da còn non yếu của trẻ.
  • Kem hăm cho em bé Bepanthen có dạng thuốc mỡ rất dễ sử dụng, dạng tuýp nhỏ dễ dàng mang theo khi đi ra ngoài.

2.2. Nhược điểm:

  • Kem không có mùi thơm dễ chịu khi sử dụng.
  • Khi thoa kem trên da trẻ sơ sinh sẽ khó làm sạch vùng da của trẻ vì kem dày và nhờn dính.

Giá thành: 47.000 đồng/tuýp 30g.

3. Kem chống hăm Bubchen

3.1. Ưu điểm:

  • Sản phẩm có chứa thành phần là hỗn hợp các chất từ panthenol có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ, viêm nhiễm, nấm ngứa và nhanh chóng phục hồi vùng da hư tổn. Đặc biệt với chiết xuất hoa cúc hoàn toàn từ thiên nhiên có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn, làm dịu nhanh chóng vùng da bị tổn thương ngay khi sử dụng.
  • Sản phẩm không chứa các hóa chất độc hại và các chất bảo quản có thể gây kích ứng đối với làn da của bé.
  • Kem chống hăm Bubchen có mùi hương dịu nhẹ và không gây khó chịu khi sử dụng trên da bé.
  • Sản phẩm được đóng gói với nhiều dạng bao bì đa dạng giúp các mẹ có thể dễ dàng lựa chọn.

3.2. Nhược điểm:

  • Một số dạng kem chống hăm Bubchen như dạng hộp và chai xịt khó sử dụng hơn dạng tuýp
  • Giá thành khá cao và khó mua

3.3. Giá thành:

Kem chống hăm Bubchen 150ml                         105.000 đồng
Kem chống hăm Bubchen 20ml                         27.000 đồng
Kem chống hăm Bubchen 75ml                         126.000 đồng

 

Kem hăm cho em bé Bubchen
Kem hăm cho em bé Bubchen

4. Kem chống hăm Mustela

4.1. Ưu điểm:

  • Sản phẩm có chứa 98% là các thành phần thiên nhiên có công dụng ngăn ngừa và điều trị vấn đề hăm tã, bảo vệ da bé hiệu quả trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài, làm dịu và làm mềm, dưỡng ẩm cho da từ sâu bên trong.
  • Kem chống hăm Mustela được bào chế với công thức đặc hiệu không gây ra bất cứ phản ứng phụ nào, không gây kích ứng với vùng da còn non yếu của trẻ

4.2. Nhược điểm:

  • Mẹ phải sử dụng một lượng kem dày nên có thể bị nhớp dính, bí da.

Giá thành: 260.000 đồng / Tuýp

Kem chữa hăm Mustela
Kem chữa hăm Mustela

5. Kem hăm cho em bé Weleda

5.1. Ưu điểm:

  • Kem chống hăm Weleda được chiết xuất từ những thành phần có trong thiên nhiên như dầu calendula, sáp ong… mang tới tác dụng tuyệt vời không chỉ giúp giữ ẩm, bảo vệ và nuôi dưỡng làn da bé từ sâu bên trong còn giúp làm dịu vùng da, chống viêm da.
  • Thành phần của kem không chứa những hoạt chất độc hại như chất chống viêm Corticoid, chất bảo quản,…
  • Có mùi hương dịu nhẹ khi sử dụng trên là da của bé

5.2. Nhược điểm:

  • Kem chống hăm Weleda có thể gây dị ứng cho một số trẻ sơ sinh do thành phần có chứa sáp ong.

Giá thành: 270.000 đồng / tuýp

Kem chống hăm Weleda
Kem chống hăm Weleda

6. Kem chống hăm Earth mama Angel baby        

6.1. Ưu điểm:

  • Kem hăm cho em bé Earth mama Angel baby được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như dầu ô liu, bơ hạt mỡ, sáp candelilla, dầu jojoba, cây trà, dầu hoa oải hương, chiết xuất từ rong biển, chiết xuất cây anh thảo,…giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hăm da ở trẻ hiệu quả, không gây kích ứng da cũng như không để lại những tác dụng phụ ngoài mong muốn.
  • Sản phẩm còn được sử dụng mang tới những tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị thủy đậu, làm dịu các vết bỏng, vết côn trùng đốt,…
  • Mùi hương dễ chịu từ các thành phần thiên nhiên khi sử dụng.

6.2. Nhược điểm:

  • Sản phẩm có giá bán khá cao và không phổ biến, không được biết tới nhiều tại thị trường Việt Nam

Giá thành: 280.000 đồng / tuýp

Kem chống hăm Earth Mama Angel Baby
Kem chống hăm Earth Mama Angel Baby

7. Kem chống hăm A D (A+D)

7.1. Ưu điểm:

  • Kem chống hăm A D (A+D) có sự kết hợp giữa Vitamin A, Vitamin D cùng Lanolin, Petrolatum giúp làm dịu vùng da, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hăm da, tái tạo vùng da bị hư tổn nhanh chóng, dưỡng ẩm cho da để vùng da của bé lúc nào cũng mịn màng.
  • Sản phẩm không chứa các hoạt chất độc hại đối với làn da nhạy cảm của bé.
  • Kem chống hăm A D (A+D) có mùi hương dịu nhẹ khi sử dụng

7.2. Nhược điểm:

  • Kem chống hăm A D (A+D) có chứa một hàm lượng nhỏ dầu khoáng

Giá thành: 170.000 đồng / hộp

Kem chống hăm A+D
Kem chống hăm A+D

8. Kem hăm cho em bé Burt’s Bees

8.1. Ưu điểm:

  • Kem chống hăm Burt’s Bees là sản phẩm dưỡng da được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên mang tới giải pháp dưỡng da cho bé an toàn và hiệu quả giúp làm mềm, làm mát và điều chỉnh cân bằng làn da của bé.
  • Khi thoa sản phẩm lên da trẻ cho hiệu quả bám dính cao và duy trì trong một khoảng thời gian.
  • Mùi hương dễ chịu từ các thành phần thiên nhiên

8.2. Nhược điểm:

  • Vì có độ bám dính cao và giữ lâu trên da nên khó được làm sạch lớp kem dưỡng trên da bé và tã.
  • Kem chống hăm Burt’s Bees có thể gây dị ứng cho một số trẻ sơ sinh do thành phần có chứa sáp ong.

Giá thành: 400.000 VNĐ/ tuýp 113 gam

Kem chống hăm Burt’s Bees
Kem chống hăm Burt’s Bees

9. Kem chống hăm Sudocrem

9.1. Ưu điểm:

  • Là dòng sản phẩm ưu việt mang tới những tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh.
  • Kem chống hăm Sudocrem được chiết xuất từ nhiều thành phần thiên và không có chứa các hoạt chất độc hại, chất bảo quản nên cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi cho trẻ sử dụng.
  • Sản phẩm không gây kích ứng cho vùng da non yếu của trẻ do kết cấu của kem có khả năng chống thấm nước và tạo ra cơ chế như một rào cản bảo vệ làn da bé.
  • Kem chống hăm Sudocrem có mùi hương dịu nhẹ và rất dễ chịu khi sử dụng trên là da của bé.
  • Ngoài việc sử dụng cho trẻ nhỏ sản phẩm hoàn toàn có thể sử dụng được với nhiều đối tượng khác nhau giúp điều trị nhiều vấn đề khác liên quan đến da như bệnh Eczema, trị mụn trứng cá, cháy nắng, chữa bỏng nhẹ,…

9.2. Nhược điểm:

  • Vì có độ bám dính cao nên có thể gây bí và khó làm sạch.

Giá tham khảo: 95.000 đồng/hộp 60g

Kem hăm Sudocream
Kem hăm Sudocream

10. Kem chống hăm Desitin Maximum Strength

10.1. Ưu điểm:

  • Sản phẩm có chứa nhiều thành phần tự nhiên an toàn và không gây kích ứng cho da bé như Tính chất nha đam, Vitamin E, Kẽm oxyd,… giúp cung cấp độ ẩm cho da bé, làm dịu và phục hồi vùng da bị hư tổn.
  • Sản phẩm không chứa các hóa chất độc hại như parabens, Phthalates,… nên an toàn khi sử dụng trên làn da của bé.
  • Mức giá hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều người

10.2. Nhược điểm:

  • Kem hăm cho em bé Desitin Maximum Strength có mùi hơi khó chịu khi sử dụng

Giá thành: 205.000 đồng/ hộp 113 gam

Kem trị hăm Desitin Tím
Kem trị hăm Desitin Tím

11. Kem hăm cho trẻ em Cetaphil

11.1. Ưu điểm:

  • Sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất với thành phần an toàn không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ, giúp làm dịu và điều trị vấn đề hăm da cho trẻ hiệu quả.
  • Sản phẩm có mùi thơm dễ chịu khi sử dụng
  • Giá thành hợp lý cũng là một điểm cộng đối với kem chống hăm Cetaphil.

11.2. Nhược điểm:

  • Đối với những vùng da bị hăm nặng thì việc sử dụng kem chống hăm Cetaphil không mang lại hiệu quả cao.

Giá thành: 229.000 đồng/ hộp 70 gam

Kem chống hăm Centaphil
Kem chống hăm Centaphil

12. Kem chống hăm cho trẻ Johnson’s Baby

12.1. Ưu điểm:

  • Thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn cho da trẻ nhỏ.
  • Kem chống hăm Johnson’s Baby giúp ngăn ngừa và điều trị hăm da ở trẻ, làm dịu, và dưỡng ẩm cho da từ sâu bên trong. Đồng thời sản phẩm còn giúp vùng quấn tã của trẻ luôn được thông thoáng sạch sẽ và không bị tổn thương.
  • Kem có mùi hương dễ chịu và dễ sử dụng.

12.2. Nhược điểm:

  • Kem chống hăm Johnson’s Baby có độ bám dính cao nên khó rửa sạch.

Giá thành: 190.000 đồng/tuýp 110g

Phấn thơm chống hăm Johnson Baby
Phấn thơm chống hăm Johnson Baby

13. Kem chống hăm Penaten

13.1. Ưu điểm:

  • Sản phẩm có dạng kem mỡ nên khi thoa lên vùng da bị tổn thương của trẻ sẽ cho cảm giác mát dịu và rất dễ chịu.
  • Những thành phần tự nhiên an toàn có trong kem chống hăm Penaten giúp tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hăm da ở trẻ hiệu quả.
  • Giá thành hợp lý cũng là một điểm cộng cho sản phẩm.

13.2. Nhược điểm:

  • Phải dùng 1 lượng kem dày nên có thể gây bí và khó làm sạch.

13.3. Giá thành:

Kem chống hăm Penaten 50ml                     105.000 đồng
Kem chống hăm Penaten 25ml                     55.000 đồng

 

Kem chống hăm Penaten baby
Kem chống hăm Penaten baby

14. Kem chống hăm cho bé Bio-Bio Baby

14.1. Ưu điểm:

  • Sản phẩm được chiết xuất từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại của đất nước Italia nên các mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng với làn da còn non yếu của trẻ.
  • Kem hăm cho em bé Bio-Bio Baby không chứa các hoạt chất độc hại gây kích ứng da nên sản phẩm rất an toàn cho bé sử dụng nhiều lần trong ngày.
  • Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hăm da an toàn và hiệu quả do trẻ thường xuyên phải mặc tã, đóng bỉm, giúp da bé luôn khô thoáng.
  • Sau khi thoa kem chống hăm Bio-Bio Baby sẽ tạo một lớp màng mỏng bảo vệ làn da em bé ngăn cách với lớp tã ẩm ướt và nhiều vi khuẩn.

14.2. Nhược điểm:

  • Kem chống hăm Bio-Bio Baby có độ bám dính cao nên khó rửa sạch.

Giá thành: 268.000 đồng/tuýp 75ml

Kem hăm cho em bé Bio Bio Baby
Kem hăm cho em bé Bio Bio Baby

15. Kem chống và trị hăm Chicco

15.1. Ưu điểm:

  • Thành phần chính của kem chống và trị hăm Chicco là những thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên an toàn và không gây kích ứng.
  • Sản phẩm mang tới tác dụng ngăn ngừa và trị hăm da ở trẻ hiệu quả, giúp da mềm mịn, phục hồi nhanh vùng da hư tổn của trẻ.
  • Là dòng sản phẩm nổi bật tới từ Ý, kem chống và trị hăm Chicco đã được kiểm nghiệm an toàn với da nhạy cảm của trẻ.

15.2. Nhược điểm:

  • Kem chống và trị hăm Chicco có dạng nước trong dầu làm cho dung dịch đặc sệt gây khó khăn trong việc thoa lên da bé.
  • Độ bám dính cao, khó làm sạch.

Giá thành: 208.000 đồng/tuýp 100ml

16. Kem hăm cho em bé Sanosan

16.1. Ưu điểm:

  • Thành phần tự nhiên và an toàn giúp các mẹ chăm sóc và bảo vệ vùng da của trẻ khỏi những tổn thương, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hăm da, dưỡng ẩm và phục hồi nhanh vùng da bị tổn thương của trẻ.
  • Sản phẩm không chứa những hoạt chất độc hại, chất tạo màu vì thế không gây kích ứng cho da.

16.2. Nhược điểm:

  • Mùi hương gây khó chịu

Giá thành: 115.000 đồng/tuýp 100ml

Kem chống hăm Sanosan 100ml
Kem chống hăm Sanosan 100ml

17. Kem chống hăm cho trẻ Biolane

17.1. Ưu điểm:

  • Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên và an toàn, không có chứa các hoạt chất độc hại nên rất nhẹ dịu và không gây dị ứng cho da.
  • Kem chống trị hăm Biolane giúp làm dịu và chữa lành nhanh chóng tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ trên da.
  • Khi thoa đều kem lên vùng da của trẻ, trẻ sẽ cảm nhận được sự nhẹ dịu, thoải mái và mang lại hiệu quả ngay tức thời.
  • Thiết kế bao bì bắt mắt với kiểu dáng tinh tế và sang trọng

17.2. Nhược điểm:

  • Giá thành của sản phẩm khá cao và khó tìm.

Giá thành: 221.000 đồng/ tuýp 100 ml

Kem chống hăm Biolane
Kem chống hăm Biolane

18. Lưu ý khi chọn kem hăm cho em bé

18.1. Độ tuổi của bé

Với từng độ tuổi của trẻ sẽ có từng loại kem trị hăm khác nhau. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi, dược sĩ để tìm loại kem phù hợp nhất cho trẻ. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh, làn da của bé rất dễ bị tổn thương, mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi sử dụng.

Lựa chọn kem hăm cho bé theo độ tuổi
Lựa chọn kem hăm cho bé theo độ tuổi

18.3. Chú ý các thành phần của kem

Theo Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan, Nguyên Trưởng khoa Laser phẫu thuật – Chăm sóc da thẩm mỹ, Viện Da liễu Trung ương, mẹ chỉ nên dùng những sản phẩm có thành phẩm từ thiên nhiên cho da của bé.

Bởi các thành phần thiên nhiên lành tính, an toàn và dịu nhẹ cho da, không có tác dụng phụ. Điển hình như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm oxyd…

Mẹ cũng nên tránh không sử dụng những sản phẩm có chứa các hoạt chất như corticoid, parabens, phthalates, BHA, nước hoa tổng hợp, talc, phenoxyethanol…vì đó đều là những hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe.

Mẹ nên đọc kỹ các thành phần, không nên tự ý mua theo lời quảng bá của người bán.

18.2. Phù hợp với làn da bé

Một số loại kem hăm cho em bé có thể gây kích ứng hoặc để lại tác dụng phụ. Vì thế, ngoài việc tham khảo ý kiến bác sĩ, mẹ nên thử 1 lượng kem mỏng lên 1 vùng nhỏ trên da, quan sát xem da có bị mẩn ngứa hay trẻ có khó chịu không rồi mới sử dụng.

Lựa chọn kem hăm phù hợp với da của bé
Lựa chọn kem hăm phù hợp với da của bé

18.4. Thương hiệu uy tín, rõ ràng

Những dòng kem trị hăm có thương hiệu và uy tín sẽ đảm bảo an toàn và mang tới hiệu quả nhất cho vùng da của trẻ. Chính vì thế đây được xem là tiêu chí mà các mẹ không nên bỏ lỡ.

Trên đây là top 17 loại kem hăm cho em bé tốt nhất hiện nay mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Hy vọng mẹ sẽ lựa chọn được sản phẩm kem hăm cho em bé phù hợp để chăm sóc và bảo vệ làn da của bé yêu hiệu quả khỏi những vết hăm tã và các vấn đề về da khác.