Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người không chỉ khiến bé khó chịu, quấy khóc mà còn có nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng đến ngoại hình sau này. Bố mẹ cần làm gì để nhận biết và điều trị rôm sảy? Hãy lắng nghe chia sẻ từ Ts. Bs Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan (Viện Da liễu Trung ương) ngay sau đây.
[ Hỏi ]
“Cháu của tôi hiện mới được hai tháng tuổi nhưng lại bị rôm sảy khắp người suốt mấy hôm nay khiến tôi rất lo lắng. Dù đã bôi thuốc và tắm mát cho cháu nhưng vẫn không thấy đỡ nhiều. Các chuyên viên có thể tư vấn giúp tôi cách điều trị hiệu quả không? Tôi xin cảm ơn.” Bác Thanh (Hà Nội)
[ Đáp ]
Chào bác, rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể điều trị hiệu quả nếu phụ huynh nhận biết sớm và có cách điều trị thích hợp. Trước tiên bác cần nhận biết những dấu hiệu sớm dưới đây trước khi bệnh trở nặng hơn.
1. Rôm sảy khắp người ở trẻ sơ sinh có biểu hiện như thế nào?
Rôm sảy là căn bệnh mà trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh thường hay mắc phải vào thời tiết mùa hè nóng bức. Các tuyến mồ hôi chưa phát triển toàn diện khiến mồ hôi bị tắc nghẽn, không thoát ra ngoài. Mồ hôi kết hợp với bụi bẩn hoặc vi khuẩn sẽ làm viêm da, bị rôm sảy. Thường thì sau khi được vệ sinh thân thể sạch sẽ thoáng mát, trời mát mẻ trở lại thì rôm sẽ tự lặn và không để lại sẹo.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người có biểu hiện là:
Những nốt sần nhỏ li ti mọc thành từng mảng trên cơ thể.
Có thể có cả mụn nước, có nhân, nằm khá nông so với bề mặt da.
Các vị trí thường hay nổi rôm nhất là lưng, ngực, cổ và đầu do các bị trí này bài tiết mồ hôi nhiều nhất.
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, các vết rôm sẽ lan sang khắp người tới các vị trí như nách, bẹn, trên mặt vv..
Rôm sảy mọc lâu và mọc đi mọc lại nhiều lần sẽ hình thành rôm sâu có thể để lại sẹo và mắc các bệnh về lỗ chân lông cho trẻ vĩnh viễn.
Biểu hiện của việc trẻ sơ sinh rôm sảy khắp người
2. Rôm sảy khắp người có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người là một căn bệnh tưởng chừng không có gì đáng lo ngại nhưng lại rất nguy hiểm. Rôm sảy có thể kéo theo các cơn sốt cao khiến bé càng đổ mồ hôi nhiều vô cùng ngứa ngáy và khó chịu.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người có nguy hiểm không
Các vết mẩn ngứa khiến bé không thể nằm yên, ngứa gãi và cựa quậy gây vỡ mủ, chảy nước. Các nhân tố như mồ hôi chảy vào hay bụi bẩn có thể gây viêm nhiễm cho trẻ và để lại sẹo rỗ xấu xí. Đặc biệt khi sức đề kháng còn khá yếu như trẻ sơ sinh thì các vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng, khiến bé mắc bệnh năng hơn. Bởi thế phụ huynh không nên quá chủ quan khi bé bị rôm sảy khắp người.
3. Nguyên nhân hiện tượng rôm sảy khắp người
Thời tiết mùa hè nóng bức là thời điểm bé dễ bị mắc rôm sảy nhất. Lúc này do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng, mồ hôi ra nhiều khiến các lỗ chân lông bị bít lại dẫn đến nổi rôm sảy.
Bên cạnh đó, việc để bé ở trong các căn phòng nóng bức, cuốn nhiều lớp quần áo, tã lót khiến cơ thể bí bách cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy khắp người.
Vận động quá nhiều hay bị sốt cao cũng khiến trẻ sơ sinh dễ dàng mắc bệnh này.
Do rôm sảy thường tự lặn nên nhiều phụ huynh chủ quan hoặc chậm trễ trong việc chữa trị khiếm rôm sảy lan ra nhiều hơn.
Sự vận động, cọ xát vào các vết mẩn đỏ để giảm cảm giác ngứa rát khiến các mụn nước bị vỡ vừa gây nhiễm trùng lại vừa lan nhanh.
Tự tay bé gãi vào các vết này rồi đưa lên mặt hay các khu vực khác trên cơ thể cũng là lý do khiến bé bị nổi rôm khắp người.
Và khi bé bị rôm sảy nhưng cơ thể không giữ được sự thoải mái khô thoáng cũng khiến rôm sảy nổi khắp người.
Nguyên nhân bé bị rôm sảy khắp người
4. Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người
4.1. Vệ sinh cá nhân
Đây là việc quan trọng nhất để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người. Do tuyến mồ hôi bị nghẽn nên mẹ cần đảm bảo do da luôn khô thoáng giúp mồ hôi có thể thoát được ra ngoài.
Với bé nhỏ được vài tháng thì mẹ nên hạn chế mặc các loại bỉm quá dày hay cuốn quá nhiều lớp khăn, mặc nhiều quần áo dày.
Mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé, nhất là tay luôn đảm bảo sạch sẽ, tránh việc ngứa gãi vào các vết sần gây nhiễm trùng.
Vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh bị rôm sảy
4.2. Hạn chế việc dùng các loại phấn rôm
Nếu phụ huynh có nhu cầu sử dụng để thấm hút mồ hôi tốt hơn thì nên chú ý mua các loại phấn rôm chất lượng.
Ngoài ra, có thể dùng một vài cách để làm dịu và xẹp các nốt sần như dầu dừa, dầu oliu, mật ong hay củ đậu.
Cho bé mặc các bộ đồ mỏng, rộng rãi với chất liệu cotton thấm hút mồ hôi để bé có thể có thể vận động thoải mái hơn.
Hạn chế sử dụng phấn rôm cho trẻ
4.3. Giữ môi trường xung quanh thoáng mát sạch sẽ
Môi trường xung quanh cũng tác động khá nhiều đến việc hạn chế sự lan ra của rôm sảy.
Phụ huynh nên đưa các bé ra ở những căn phòng thoáng mát, có sử dụng quạt gió hay điều hòa để đảm bảo cơ thể bé luôn được mát mẻ.
Thời gian này cũng mẹ nên hạn chế đưa bé ra các khu vực nắng nóng, bụi bẩn để tránh bị nhiễm trùng, hạn chế cho bé vận động mạnh làm toát nhiều mồ hôi hơn.
Mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chỗ nằm của bé để loại bỏ bụi bẩn cũng như các vi khuẩn gây hại.
Môi trường xung quanh trẻ sơ sinh nên sạch sẽ thoáng mát
4.4. Bôi kem dưỡng da
Kem dưỡng da sẽ làm dịu các cơn ngứa rát khắp người và hạn chế sự viêm nhiễm nếu các vết sần bị vỡ.
Các loại kem dưỡng da cũng giúp vết thương mau lành hơn và không để lại sẹo.
Mẹ nên mua các sản phẩm kem dưỡng da chứa các thành phần tự nhiên khi thấy trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người.
Các chiết xuất thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã, vv… Vitamin E, Kẽm Oxyd, Allantoin, D-Panthenol… có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế viêm nhiễm, mau lành vết thương, giảm ngứa, ngừa thâm sẹo. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm như Kem EmBé tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Mẹ cũng nên tránh sử dụng sản phẩm có paraben, corticoid vì đây là những chất gây kích ứng da, gây hư tổn da.
Tắm lá là một phương pháp dân gian chữa trị trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người hiệu quả. Mẹ có thể đun nước tắm cùng với các loại lá như lá sài đất, lá mướp đắng, lá rau sam vv… tắm cho bé từ 1-2 lần mỗi ngày.
Thường xuyên tắm lá cho trẻ sơ sinh
Lưu ý:
Phụ huynh nên rửa sạch, ngâm nước muối trước khi đun nước tắm vì trong lá có thể có các loại thuốc hóa học hay bụi bẩn gây hại cho da.
Trước khi tắm lá mẹ cần hỏi tư vấn của bác sĩ, chú ý cách tắm lá, những điều cần làm và cần tránh khi tắm lá. Ví dụ như một số phụ huynh dùng các loại lá như lá chè tươi, lá bàng, lá trúc đào có thể sẽ gây hại cho da vì nó chứa tính chất, thậm chí là gây viêm nhiễm nặng hơn.
Đến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị nếu bệnh nặng, chữa lâu không khỏi. Vì nếu rôm sảy có dấu hiệu mưng mủ thì sẽ có nguy cơ viêm nhiễm và mắc thêm các bệnh khác cao hơn. Bởi thế, mẹ hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có các phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp.
Bên cạnh đó, với những trẻ trên 6 tháng tuổi thì phụ huynh có thể cho bé uống nhiều nước hay các thực phẩm nhiều rau xanh (dùng dưới dạng chão loãng hoặc xay cùng bột), và các loại nước trái cây tự nhiên để giúp cơ thể mát hơn.
Rôm sảy là một căn bệnh khá lành tính tuy nhiên nếu không chú ý thì có thể để lại nhiều hậu quả không tốt về sau cho làn da của trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các phụ huynh thêm nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì nhanh khỏi là thắc mắc của không ít bố mẹ hiện nay. Bởi nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, rôm sảy sẽ để lại sẹo, thậm chí gây viêm tắc lỗ chân lông, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 20 loại lá tắm cho bé sau đây sẽ giúp mẹ trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhanh, giúp bé có làn da mịn màng, khỏe mạnh.
1. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá có an toàn không?
Theo kinh nghiệm dân gian, các loại lá được sử dụng để chữa rôm sảy ở trẻ em thường là những loại lá có tính mát và chứa chất kháng viêm, sát trùng, chẳng hạn như lá sài đất, trà xanh hay kinh giới… Đây là phương pháp an toàn vì chúng giúp làm sạch da, cải thiện tình trạng rôm sảy cho bé mà không gây tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây.
Trẻ tắm nước lá trị rôm sảy
Để phát huy hiệu quả tối ưu khi tắm nước lá cho bé, bố mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
Cách sử dụng lá tắm an toàn và hiệu quả
Chọn mua lá tại những địa chỉ cung cấp uy tín để đảm bảo an toàn, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên lá.
Rửa thật sạch các loại lá trước khi đun nước tắm. Nên ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, lông tơ và bụi bẩn trên lá.
Các loại lá đều nên được đun sôi, để nguội để đảm bảo an toàn.
Mặc dù những loại lá trên đều có công dụng khoáng khuẩn nhưng không nên nấu quá đặc. Làm vậy để tránh các bột lá đọng lại gây nhiễm trùng vết rôm sảy.
Sau khi đun sôi thì lọc vứt bỏ bã, chỉ sử dụng phần nước
Lọc bỏ bã lá để dùng phần nước
Cách pha nước tắm trị rôm sảy cho bé
Khi pha nước tắm cho trẻ, bạn nên đổ nước lạnh vào trước rồi mới pha thêm nước nóng
Sau khi tắm bằng nước lá, bố mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước ấm để loại bỏ những bột lá còn sót lại trên da.
Sau khi tắm và lau khô người cho con, mẹ nên thoa 1 lớp kem dưỡng da em bé mỏng để da bé không bị khô, nứt nẻ. Mẹ nên chọn kem dưỡng có thành phần thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), Vitamin E, tinh chất Cúc la mã… Các chất này sẽ làm tăng hiệu quả trị rôm sảy và giúp da bé thêm mịn màng.
Lựa chọn lá tắm phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bé
Trẻ bị rôm sảy nặng
Trước khi chọn loại lá tắm cho bé, mẹ cần xác định da của bé thuộc loại da nào và tình trạng rôm sảy ra sao. Như vậy sẽ tránh được việc gây kích ứng hoặc khiến tình trạng rôm sảy càng nặng nề hơn. Để giúp trẻ tránh bị mẩn ngứa do dị ứng với một số loại cây, lá, bố mẹ nên thử bằng cách đun lấy một cốc nước lá nhỏ, bôi một ít lên tay của bé và theo dõi trước khi cho bé tắm.
Trường hợp tình trạng da bé đang bị trầy xước, hoặc bị rôm sảy nặng mẹ không nên tự ý dùng nước lá để tắm cho bé. Bởi vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bé bị rôm sảy tại các khu vực gần hệ thần kinh, mạch máu như tại mặt, cổ, đầu… Đây là những vùng da mỏng và nhạy cảm, việc tắm nước lá không đúng cách có thể gây hại. Đặc biệt, rôm sảy tại những vùng này nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm tắc tĩnh mạch tại não và những di chứng nguy hiểm khác.
2. 15 loại lá tắm trị rôm sảy tốt nhất cho bé
2.1. Lá kinh giới
Tác dụng của lá kinh giới:
Lá kinh giới có vị cay và ấm, mùi thơm dễ chịu. Trong lá có chứa đến 1,8% tinh dầu, các chất kháng sinh tự nhiên và nhiều hoạt chất có công dụng chữa bệnh.
Lá kinh giới có tác dụng kháng vi khuẩn, làm sạch da, phòng ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, cầm máu, tiêu độc hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm nước lá kinh giới
Chuẩn bị:
Lá kinh giới tươi hoặc khô 1 nắm
Máy xay sinh tố hoặc cối giã (nếu dùng lá tươi) hoặc nồi nấu (nếu lá khô)
Ray lọc bã hoặc khăn mỏng
Chậu tắm 2 cái
Các bước sơ chế:
Đối với lá tươi:
Rửa sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối 5 – 10 phút, rửa lại bằng nước sạch và để ráo
Dùng cối giã nhuyễn hoặc dùng máy xay sinh tố
Dùng ray chắt lấy nước bỏ bã hoặc dùng khăn mỏng để lọc lấy nước pha vào chậu nước tắm cho bé
Đối với lá khô:
Rửa sạch, cho vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ (khoảng 2 bát tô nước)
Đun sôi 3-5 phút cho chất lá ra hết sau đó lọc bỏ bã
Pha vào chậu nước tắm cho bé
Cách tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy bằng lá kinh giới:
Dùng khăn mỏng mịn thấm nước lá kinh giới lau nhẹ nhàng lên mình bé. Chú ý lau kĩ nhưng nhẹ nhàng ở vùng bị rôm sảy, mẩn ngứa, và những vùng hay bị như: lưng, cổ, vùng có nếp gấp ở tay, bẹn, đùi
Tắm ngay lại với nước sạch ấm ở chậu bên cạnh để tráng hết nước lá đọng trên người
Dùng khăn lau thấm khô toàn bộ cơ thể trẻ
Lưu ý:
Bố mẹ có thể giã tươi lá kinh giới tắm cho trẻ luôn, nếu đun thì không nên đun quá kỹ như vậy sẽ làm mất phần tinh dầu có tác dụng tốt
Không tắm nước lá cho bé có da nhạy cảm với nước kinh giới
2.2. Lá tía tô giúp bé rôm sảy hết mẩn ngứa
Công dụng của lá tía tô: có khả năng sát khuẩn, giải nhiệt, làm mát da, giảm ngứa ngáy mẩn đỏ.
Nước lá tía tô trị rôm sảy cho bé
Chuẩn bị:
Lá tía tô tươi 1 nắm
Ray lọc bã hoặc khăn mỏng lọc bã
Máy xay sinh tố hoặc cỗi giã
Sơ chế:
Rửa sạch với nước sạch sau đó ngâm với nước muối 10 phút. Chú ý khi rửa nên kì cọ vào cá mặt lá cho sạch, tránh bị nhàu nát
Vớt ra để ráo nước, cho vào cỗi giã nhuyễn hoặc máy xay sinh tố. Thêm 100ml nước vào và khuấy đều, lọc lấy nước trong
Cách dùng nước lá tía tô tắm cho bé bị rôm sảy:
Bước 1: Pha nước lá tía tô vào chậu nước tắm cho bé, chú ý nhiệt độ nước ấm vừa phải 37 – 38 độ C.
Bước 2: Cho trẻ vào tắm và nhẹ nhàng dùng khăn tắm nhẹ nhàng lên vùng rôm sảy cho trẻ
Bước 3: Tắm khoảng 3-5 phút, cho trẻ sang chậu nước ấm sạch bên cạnh tráng lại người
Bước 4: Lấy khăn lau khô và mặc quần áo cho trẻ.
Lưu ý: Không dùng nước tía tô đặc thoa trực tiếp lên da của trẻ sơ sinh vì da bé còn quá non, dễ gây kích ứng da dẫn đến nổi mụn và viêm da nặng hơn.
2.3. Cây sài đất giúp làm mát da bé bị rôm sảy
Tác dụng:
Sài đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, cầm ho, cầm máu, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, rôm sảy…
Các nghiên cứu y dược hiện đại cho thấy trong thành phần cây sài đất có nhiều tinh dầu và muối vô cơ, có tác dụng giảm đau, kháng sinh tốt, không chứa độc tính.
Cây sài đất thường mọc ở những nơi ẩm, mát. Mẹ có thể tìm thấy ở góc vườn hay những chỗ đất tốt.
Cho bé tắm cây sài đất để chữa rôm sảy
Chuẩn bị: 300gr lá sài đất tươi, 2 lít nước
Cách dùng cây sài đất tắm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn:
Bước 1: Để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy lấy thân cây sài đất tươi, đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng.
Bước 2: Tiếp đó, mẹ cho lá sài đất vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp
Bước 3: Để nguội, và vò nát lá sài đất, vắt lấy nước. Mẹ cần dùng ray lọc bỏ toàn bộ cặn lá
Bước 4: Pha nước sài đất vào chậu nước tắm cho trẻ
Bước 5: Dùng khăn lau từng bộ phận trên cơ thể, bắt đầu là mặt, sau dó vòng qua lưng và lên vùng cổ. Những vùng bị rôm sảy mẹ lau nhẹ nhàng, tránh làm xước và vỡ các hạt mụn nước.
Bước 6: Sau khi tắm xong mẹ tráng lại người cho bé bằng nước ấm.
Lưu ý: Dùng sài đất tươi tốt hơn dùng khô, nên mẹ hãy chọn mua khi cây còn tươi, không bị héo.
2.4. Dùng lá khế chua tắm cho trẻ bị rôm sảy
Tác dụng: Trẻ bị rôm sảy tắm gì không thể không kể đến lá khế. Lá khế có chứa tinh chất thanh nhiệt và các chất kháng khuẩn giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường ngoài
Chuẩn bị: 1 nắm lá khế chua, chọn những lá còn tươi xanh, không úa, không quá non hay già cỗi
Lá khế nấu nước tắm cho trẻ trị rôm sảy
Sơ chế:
Tuốt sạch gân chính, giữ lại phần lá khế
Rửa vài lượt với nước sạch sau đó ngâm với nước muối loãng 5-10 phút
Vò nhẹ lá khế bằng tay
Cách làm nước tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng lá khế:
Chuẩn bị 1 nồi 2 lít nước, đem lá khế bỏ vào và đun sôi
Nước sôi 5 phút thì tắt bếp để nguội
Dùng ray lọc hoặc mảnh vải mỏng để lọc phần cặn lá.
Pha nước lá khế vào chậu tắm cho trẻ, mẹ lưu ý nhiệt độ của nước tắm phù hợp với bé
Tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm để trôi đi hết nước lá còn đọng trên da. Sau đó lau khô người bé
Lưu ý:
Mẹ không được để nước lá qua đêm
Không chà xát vỏ lá lên người bé
2.5. Lá trầu không
Tác dụng của lá trầu không:
Lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có hàm lượng lớn các Vitamin và khoáng chất như Vitamin C, Canxi, Niacin,…
Không những thế, trong lá trầu không còn có Chavicol có tính sát khuẩn, giảm ngứa, trị hăm, làm sạch lỗ chân lông, giúp chữa trị các bệnh về da rất tốt.
Lá trầu không trị rôm sảy rất phổ biến
Chuẩn bị: Lá trầu không tươi 4-5 lá, chọn lá không quá già và cũng không quá non, không bị sâu.
Cách dùng lá trầu không làm nước tắm trị rôm sảy cho bé:
Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, mẹ nên nhẹ nhàng kì cọ kỹ 2 mặt lá để loại bỏ các chất bẩn trên lá. Sau đó ngâm với nước muối loãng
Bước 2: Cắt nhỏ lá để các chất hòa tan vào nước hoặc có thể hãm như nước chè đều được.
Bước 3: Cho vào nồi đun sôi với 1 – 1,5 lít nước khoảng 5 phút
Bước 4: Sau đó để lá trầu không trong nồi tầm 10 – 15 phút để cho chất trong lá trầu thôi ra nước.
Bước 5: Đợi nước bớt nguội rồi lọc bỏ phần bã và pha vào nước tắm cho trẻ
Bước 6: Sau khi nước lá cần tráng lại với nước sạch để tránh các nước còn đọng trên da bé.
Mẹ dùng nước lá trầu tắm cho bé từ 2-3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Không nên tắm cho bé bằng nước lá trầu quá đặc vì da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm sẽ dẫn đến bị khô và bong tróc.
2.6. Lá chè xanh giúp làm sạch da trẻ
Tác dụng của lá chè xanh:
Trong chè xanh có nhiều epigallocatechin gallate (EGCG) có khả năng tiêu viêm, kháng vi khuẩn, vi trùng có hại.
Đặc biệt là khi kết hợp với NaCl trong muối, hỗn hợp chè xanh với muối sẽ loại bỏ được các vi khuẩn có trên bề mặt da của bé.
Tiêu độc, làm sạch da, ngăn ngừa rôm sảy hiệu quả.
Lá chè xanh có hiệu quả trong việc chữa rôm sảy
Chuẩn bị:
100gr lá chè xanh tươi
Nồi 1-2 lít nước sạch
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh (mẹ nên rửa kỹ từng mặt lá) sau đó ngâm với nước muối loãng
Bước 2: Vò nát lá rồi cho vào nồi nước, đun sôi khoảng 10 phút để nguội bớt.
Bước 3: Sau đó lọc bỏ bã và cặn lá, pha nước vào chậu tắm cho bé cho nhiệt đồ phù hợp 37-38 độ C
Bước 4: Tắm rửa nhẹ nhàng cho bé khoảng 5 phút, rồi tắm tráng lại với nước sạch và lau khô người.
Thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/tuần sẽ có hiệu quả trị rôm rất tốt.
2.7. Lá dâu tằm
Tác dụng của lá dâu tằm:
Lá dâu tằm rất giàu các acid hữu cơ, Protein, các Vitamin C, B, D và các hợp chất có lợi cho sức khỏe.
Tinh dầu trong lá dâu tằm có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn trên da.
Tắm lá dâu tằm sẽ làm mát, làm sạch da, ngăn ngừa và điều trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả.
Lá dâu tằm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Chuẩn bị: 200gr lá dâu tằm, 5 lít nước, túi vải
Cách làm:
Bước 1: Mẹ lấy lá dâu tằm đem rửa sạch với nước, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
Bước 2: Sau đó cho vào túi vải nấu với 5 lít nước khoảng 10 phút
Bước 3: Khi nấu xong các mẹ dùng nước dâu tằm đang còn ấm tắm cho bé. Sau đó tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm sạch
Tắm 2-3 lần/ tuần sẽ thấy hiệu quả trị rôm sảy rõ rệt.
2.8. Cây dền gai
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì mau khỏi? Câu trả lời là cây dền gai quen thuộc trong vườn nhà bạn
Công dụng của cây dền gai:
Cây dền gai còn có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm, trị mụn nhọt trên da.
Tắm nước đun từ cây dền gai là cách bảo vệ da an toàn, làm da mịn màng, không bị ngứa, nứt nẻ.
Cây dền gai là loại cây mọc hoang, dễ trồng. Bố mẹ có thể tìm thấy trong vườn nhà hoặc mua ngoài chợ.
Trẻ bị mẩn ngứa nên tắm lá cây dền gai
Chuẩn bị: Cây dền gai tươi 1 nắm
Cách nấu nước tắm:
Bước 1: Mẹ lấy thân cây dền gai tươi, đem rửa với nước sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 5-10 phút
Bước 2: Sau đó, cho dền gai vào nồi nước (2 lít nước) đun khoảng 3-5 phút.
Bước 3: Để nguội và chắt lấy phần nước pha vào chậu nước tắm cho bé.
Mỗi ngày mẹ nên tắm cho bé một lần sẽ giúp làm lành da, trị mẩn ngứa, rôm sảy rất tốt.
2.9. Dây và lá khổ qua rừng
Tác dụng của khổ qua rừng trong trị rôm sảy cho bé:
Trong khổ qua rừng có hàm lượng Protein và Vitamin C, B1 cao có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Dùng dây và lá khổ qua rừng nấu nước tắm sẽ giúp làm mát da, ngăn ngừa rôm sảy lan rộng, giảm tình trạng rôm sảy trên da bé.
Tắm dây và lá khổ qua rừng chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Mẹ lấy 1 nắm dây và lá còn tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ các lông tơ gây ngứa da
Bước 2: Cho lá vào nồi 3 lít nước, đun sôi khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp
Bước 3: Để nước nguội bớt rồi vớt bỏ phần lá tắm cho bé.
Bước 4: Sau khi tắm bằng nước khổ qua, mẹ nên tráng lại người bé bằng nước ấm sạch để không đọng bọt lá trên da, tránh nhiễm khuẩn.
2.10. Rau sam
Công dụng:
Rau sam có vị chua, tính mát, chứa nhiều Vitamin B1, B2, Vitamin C và các khoáng chất.
Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, giảm ngứa ngáy, không gây kích ứng da.
Rau sam thường mọc trong vườn và những nơi đất ẩm, là loại thuốc nam quen thuộc ở nhiều nơi.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá rau sam
Chuẩn bị: 200gr rau sam tươi
Cách làm nước tắm từ rau sam giúp trẻ sơ sinh hết rôm sảy:
Bước 1: Rửa sạch rau sam với nước, sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút.
Bước 2: Dùng cối giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Bước 3: Dùng vải lọc vắt lấy nước cốt.
Bước 4: Cho nước cốt hòa vào chậu nước ấm tắm cho bé
Mẹ kiên trì thực hiện 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả
2.11. Cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, hàn liên thảo, là một loại thảo dược chữa bệnh rất phổ biến.
Tác dụng của cây nhọ nồi trong trị rôm sảy cho bé:
Trong cây nhọ nồi có chứa nhiều amin nguồn gốc tự nhiên như ecliptin, nicotin, có coumarin lacton (wedelolacton), tinh dầu, chất đắng…
Cây nhọ nồi có tính lạnh, không độc được dùng để cầm máu, tiêu viêm, diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch và chữa nhiều bệnh khác.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi, dễ dàng tìm thấy và sử dụng.
Cây nhọ nồi nấu nước tắm chữa rôm sảy
Chuẩn bị: 100gr cây nhọ nồi tươi, 2 lít nước
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch cây nhọ nồi với nước sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng trong 10 phút để loại bỏ bụi bẩn
Bước 2: Cho cây nhọ nồi vào nồi 2 lít nước đun sôi 5-10 phút, bắc ra để nguội
Bước 3: Vớt bỏ lá lọc lấy phần nước hòa vào chậu nước tắm cho bé.
Mẹ nên tắm cho bé 1 lần/ngày bằng nước nhọ nồi sẽ giúp trị rôm sảy hiệu quả.
2.12. Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu hay cỏ màn trầu, cỏ vườn trầu, ngưu cân thảo, thanh tâm thảo,….
Công dụng:
Theo y học cổ truyền, cỏ mần trầu có vị ngọt, tính bình, là thảo dược giúp hạ nhiệt, tiêu trừ phong thấp, làm ra mồ hôi, cầm máu…
Trong thân cây có dẫn chất của Beta-sitosterol và palmitoyl. Trong cành và lá tươi có flavonoid. Dùng cỏ mần trầu để tắm sẽ làm giảm trình trạng rôm sảy hiệu quả.
Cỏ mần trầu mọc quanh năm ở nhiều khu đất trống, mẹ có thể tìm thấy dễ dàng.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm cỏ mần trầu
Chuẩn bị: Cỏ mần trầu tươi 1 nắm, 2 lít nước
Cách dùng cỏ mần trầu trị rôm sảy cho bé:
Bước 1: Lấy một nắm mần trầu rửa sạch nhiều lần với nước, pha với nước muối loãng khoảng 10 phút.
Bước 2: Cho cỏ mần trầu vào nồi nước đun 10 phút, bắc ra để nguội.
Bước 3: Vớt bỏ lá và lọc cặn lấy phần nước pha vào nước tắm cho bé.
Bước 4: Sau khi tắm xong tắm tráng cho bé bằng nước ấm sạch.
2.13. Lá kim ngân
Công dụng:
Kim ngân hay còn gọi là Nhẫn đông là thảo dược có vị ngọt, tính hàn, không độc có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa sốt, lên đậu, lên sởi, mụn nhọt…
Lá kim ngân có chứa kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn ngoài da, giảm ngứa, trị mụn nhọt, rất hiệu quả khi điều trị chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Mẹ có thể tìm mua lá kim ngân ở các hiệu thuốc nam, hay cửa hàng dược liệu.
Lá kim ngân đun với nước cho bé tắm
Chuẩn bị:
150gr cây kim ngân, nên lấy cả lá, thân và hoa
300ml nước sạch
Cách làm:
Bước 1: Mẹ lấy cả lá, thân và hoa kim ngân rửa thật sạch, và nhớ ngâm vào nước muối khoảng 10 phút
Bước 2: Thêm 300ml nước sạch vào nồi lá và đun sôi khoảng 5 phút thì bỏ ra để nguội bớt.
Bước 3: Dùng vải lọc vắt lấy nước để dùng
Bước 4: Mẹ lấy khăn mặt xô, thấm vào nước và lau lên vùng rôm sảy cho bé từ 2-3 lần, sau khoảng 2-3 ngày hiện tượng rôm sảy sẽ giảm dần.
2.14. Lá ngũ trảo/ ngũ trảo phong
Công dụng:
Trong lá ngũ trảo chứa nhiều tinh dầu thiên nhiên, alkaloid, flavonoid,…. có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kháng sinh trên các vi khuẩn.
Tắm lá ngũ trảo giúp bảo vệ làn da bé khỏi viêm, ngứa, loại bỏ vi khuẩn trên da, điều trị rôm sảy hiệu quả.
Cây ngũ trảo thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng trong vườn. Bố mẹ có thể tìm hái ở vườn quanh nhà hoặc mua ở các tiệm thuốc Đông Y, chợ.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá ngũ trảo phong
Hướng dẫn mẹ cách dùng:
Bước 1: Mẹ lấy 1 nắm lá ngũ trảo tươi đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm nước muối pha loãng trong 10 phút để làm sạch và loại bỏ vi khuẩn trên lá.
Bước 2: Sau đó, cho lá vào nồi nước đun sôi khoảng 5 – 10 phút rồi để nguội.
Bước 3: Vớt bỏ lá, lấy nước pha vào chậu tắm cho bé.
Mẹ có thể tắm cho bé bằng cách này mỗi ngày 1 lần, trong 10 ngày thì làn da bé trở nên mịn màng và hết rôm sảy.
2.15. Lá mảnh bát
Mảnh bát hay còn gọi là Hoa bát là một loại thảo dược có nhiều công dụng chữa bệnh:
Trong lá mảnh bát có amylase, tinh dầu và các chất kháng khuẩn có công dụng hạ nhiệt, chống ngứa, tiêu viêm, hiệu quả trong trị rôm sảy
Cây mảnh bát thường mọc lẫn trong lùm bụi, gần nơi có nguồn nước nên rất dễ tìm thấy.
Lá mảnh bát đun nước tắm cho trẻ bị rôm sảy
Chuẩn bị: Lá mảnh bát khô 2 nắm lá
Cách làm:
Bước 1: Khi lấy lá về các mẹ rửa sạch và đem phơi khô
Bước 2: Khi cần dùng, mẹ lấy 2 nắm lá rửa sạch lại với nước. Ngâm với nước muỗi loãng 5 phút cho sạch hết bụi bẩn
Bước 3: Chuẩn bị nồi nước to, cho lá và nước xâm xấp mặt lá rồi đun sôi
Bước 4: Sau khi lá chuyển vàng và có mùi thơm nhẹ, mẹ tắt bếp, chắt lấy nước pha vào chậu nước tắm cho bé.
Tắm lá mảnh bát giúp trẻ sơ sinh hết rôm sảy sau khoảng 1 tuần.
Nước lá mảnh bát trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
3. 5 loại củ, quả có tác dụng trị rôm sảy tuyệt vời
Trẻ bị rôm sảy nên tắm mướp đắng (khổ qua):
Công dụng của mướp đắng: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, hạn chế các bệnh về da rất hiệu quả. Đây chính là câu trả lời cho thắc mắc “tắm gì cho trẻ sơ sinh hết rôm sảy” bố mẹ vẫn đang tìm kiếm.
Mướp đắng hay khổ qua có thể dùng để chữa rôm sảy
Bố mẹ cần chuẩn bị: 2-3 quả mướp đắng thường, máy xay sinh tố, ray lọc hoặc vải lọc
Cách làm nước tắm trị rôm sảy cho trẻ từ mướp đắng:
Bước 1: Trước tiên mẹ cần rửa sạch mướp đắng với nước sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 5-10 phút
Bước 2: Thái mướp đắng thành từng khoanh tròn, cho vào máy xay sinh tố, nên đổ ít nước vào để xay thật nhuyễn
Bước 3: Đổ mướp đắng xay nhuyễn qua ray lọc hoặc dùng vải mỏng lọc bỏ bã.
Bước 4: Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên đun phần nước đắng trên bếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp để nguội, pha vào chậu nước ấm cho bé. Đối với trẻ nhỏ thì mẹ có thể pha trực tiếp nước mướp đắng sau khi xay vào chậu tắm.
Bước 5: Sau khi tắm xong mẹ nhớ tắm tráng lại bằng nước ấm sạch cho bé.
Mỗi ngày tắm cho trẻ 1 lần bằng nước mướp đắng sẽ giảm chứng rôm sảy hiệu quả.
Gừng tươi:
Tác dụng: Gừng có vị cay, tính ấm, giàu chất oxy hóa giúp ức chế các chất gây viêm nên giúp chữa rôm sảy rất tốt.
Dùng gừng tươi trị rôm ở trẻ
Chuẩn bị: 80gr củ gừng tươi, 2 lít nước
Cách làm nước tắm:
Bước 1: Gừng tươi mẹ rửa sạch với nước, để nguyên cả vỏ.
Bước 2: Giã nhỏ gừng, lọc lấy nước gừng rồi cho vào đun sôi với 2 lít nước
Bước 3: Để nguội và tắm cho trẻ vào buổi sáng để phát huy hiệu quả tốt nhất
Nước cốt chanh:
Chanh là loại quả dễ tìm trong cuộc sống, và có nhiều tác dụng tuyệt vời giúp mẹ trả lời thắc mắc “trẻ bị rôm sảy tắm gì?”. Thành phần trong nước chanh rất giàu Vitamin C, Vitamin B6 và hàm lượng acid lớn giúp diệt khuẩn, tẩy tế bào chết.
Pha nước cốt chanh với nước tắm cho bé
Cách pha nước tắm bằng chanh rất đơn giản, mẹ có thể thực hiện với các bước sau:
Với 20 lít nước mẹ chỉ nên pha nửa quả chanh
Bước 1: Chuẩn bị nước tắm cho bé, mẹ vắt thêm nửa quả chanh tươi vào chậu nước
Bước 2: Khuấy cho đều rồi đặt bé vào tắm
Bước 3: Dùng khăn mềm tắm nhẹ nhàng cho bé, nhất là vùng da bị rôm sảy
Bước 4: Sau khi tắm bằng nước chanh thì cần tắm qua một lần nữa bằng nước ấm sạch
Lưu ý: Không nên tắm quá nhiều nước chanh, chỉ nên tắm 2-3 lần/ tuần bằng chanh tươi cho trẻ
Tinh dầu tràm trà: Có chứa nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên giúp ngăn ngừa và giết hại các vi khuẩn gây bệnh, làm sạch lỗ chân lông và tăng tốc độ phát triển tế bào mới
Bước 1: Nhỏ tinh dầu vào thìa muối Nabica, trọn kỹ cho tinh dầu thấm vào thìa muối
Bước 2: Hòa thìa muối vào 5 lít nước.
Bước 3: Sau khi tắm cho bé bằng sữa tắm, mẹ hãy để bé ngâm mình trong nước tinh dầu khoảng 2-3 phút.
Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi mẹ nên chỉ dùng công thức 1 với lượng bằng 1/3 công thức trên.
Hạt cây thì là và dầu dừa: Dầu dừa từ lâu đã được biết đến là dầu dưỡng làm dịu, làm mát da. Kết hợp dầu dừa với hạt thì là sẽ giúp làn da bé hết bị mẩn ngứa, làm mát da, ngăn ngừa rôm sảy lan rộng.
Cách trị rôm bằng dầu dừa khá đơn giản:
Bước 1: Mẹ chỉ cần giã nát hạt thì là rồi trộn đều với dầu dừa
Bước 2: Thoa hỗn hợp lên vùng da bị rôm của bé.
Bước 3: Sau khoảng 1 tiếng mẹ dùng nước ấm tắm cho bé.
Chỉ sau 2-3 lần/tuần là những vết rôm sảy sẽ không còn xuất hiện.
Hạt thì là kết hợp với dầu dừa làm nước tắm
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp trị rôm sảy khác tại đây
Cảnh báo nếu trẻ sơ sinh tắm lá trong lâu ngày nhưng không tình trạng rôm sảy không thuyên giảm. Thậm chí vết rôm sảy càng bị sưng đỏ và lan rộng ra nhiều hơn thì bố mẹ cần dừng tắm lá và đưa bé đến gặp các bác sĩ da liễu để xác định tình trạng bệnh của con và có hướng điều trị phù hợp.
Đưa trẻ đi tăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị
20 loại lá trên đây đã giúp mẹ trả lời câu hỏi “trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì”. Khi thấy những dấu hiệu bị rôm xuất hiện, mẹ hãy áp dụng một trong những cách trên đây để phòng ngừa và chữa trị giúp bé mau khỏi.
Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da mà trẻ sơ sinh thường gặp phải. Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh có gì khác với những bệnh ngoài da ở trẻ? Bạn hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất để có phương pháp chữa trị hiệu quả.
Hãy theo dõi những chia sẻ của Ts. Bs Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan (Viện Da liễu Trung ương) sau đây để hiểu rõ hơn mẹ nhé.
Mùa hè là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về da liễu, đặc biệt là rôm sảy. Hiện tượng rôm sảy phát triển khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn (ống dẫn mồ hôi) giữ mồ hôi dưới da. Các dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Vùng bị rôm sảy có thể xuất hiện quầng đỏ diện rộng.
Mụn nước nhỏ xuất hiện trên một diện tích lớn của da.
Da nóng.
Bệnh rôm sảy được chia thành 4 loại với những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng khác nhau.
1.1. Dấu hiệu của rôm sảy kết tinh
Đây là dạng rôm sảy trẻ sơ sinh nhẹ nhất và dễ lành nhất.
Rôm sảy dạng tinh thể xuất hiện ở lớp trên cùng của da.
Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh dạng này điển hình là sự xuất hiện của mụn nước nông, nhỏ như đầu ghim, trong và không gây ngứa.
Các mụn nước xuất hiện rải rác và chưa nhiều nên khó phát hiện.
Sau các cơn sốt cao, hay khi trời nắng nóng bất thường, đều khiến bé có thể mắc rôm sảy dạng này.
Rôm sảy dạng tinh thể ở trẻ sơ sinh
Tuy nhiên, phụ huynh không cần quá lo lắng nếu bé xuất hiện những nốt rôm sảy kết tinh. Sau khi trời mát mẻ và hết sốt, các mụn nước sẽ nhanh chóng bị vỡ, để lại các mảng da bị bong tróc trên cơ thể. Rôm sảy dạng này thường sẽ không để lại sẹo.
1.2. Biểu hiện rôm sảy đỏ ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy đỏ có biểu hiện là những mụn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu nặng hơn nữa thì đau rát, mọc thành các đám dày.
Lúc này trên cơ thể xuất hiện những nốt sần nhỏ mọc theo mảng trên khắp lưng, hoặc ngực, nhất là các khu vực bị quần áo bám sát vào da.
Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 1-3 tuần đầu tiên sau khi sinh.
Các nốt rôm gây tổn thương sâu hơn và làm cho vùng da nổi mẩn đỏ ửng.
Rôm sảy đỏ ở trẻ sơ sinh
1.3. Dấu hiệu rôm sảy mủ
Rôm sảy mủ là tình trạng nặng hơn của rôm sảy đỏ.
Biểu hiện là sự xuất hiện của các đốm mủ trắng gồ lên trên bề mặt da giống như trứng cá bọc ở người lớn nhưng kích thước nhỏ hơn.
Các vị trí nơi lỗ chân lông bị sưng tấy, có mủ hoặc nổi nhọt, đau rát và dễ vỡ. Thậm chí có thể gây viêm nhiễm do các nốt nhọt bị vỡ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài..
Rôm sảy mủ thường có nguy cơ để lại sẹo khá lớn.
Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ngứa sẽ ngọ nguậy nhiều khiến da bé cọ xát vào quần áo làm vỡ các mụn nhọt sẽ gây ngứa, xót, khó chịu hơn. Đó cũng là một trong những lý do vì sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc.
1.4. Biểu hiện rôm sảy sâu ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy sâu thường ít xảy ra hơn. Lúc này tuyến mồ hôi đã bị tổn hại nặng.
Biểu hiện là sự xuất hiện của các nốt sần màu đỏ có kích thước từ 1- 3mm, màu nhạt, cứng, nổi gồ trên bề mặt da.
Dù bệnh rôm sảy sâu không gây khó chịu, ngứa ngáy, đau rát, nhưng lại bít tắc chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng.
Nếu không để ý, phụ huynh có thể không nhận thấy vì nó có màu khá nhạt, dạng cứng chứ không nằm nổi lên như các loại rôm khác.
Thông thường rôm sảy sâu xảy ra sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
2. Nguyên nhân rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy chủ yếu là do:
Mùa hè nóng bức chính là thời điểm mà bé dễ mắc rôm sảy.
Nhất là với trẻ sơ sinh, cha mẹ thường đóng bỉm, quấn khăn khá dày cho bé khiến cơ thể bí bách, các lỗ chân lông không thể “thở” khiến tuyến mồ hôi bị ứ đọng gây ra rôm sảy.
Việc ở trong phòng kín nhiều mà ít ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy.
Vị trí xuất hiện của rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Vị trí thường xuất hiện rôm sảy ở trẻ là:
Thông thường rôm sảy sẽ xuất hiện đầu tiên ở các vùng thường xuyên đổ mồ hôi như lưng, ngực, trán.
Các khu vực ở mặt, cổ, da đầu cũng có thể bị rôm. Đó là do các vùng da thường hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lại dễ tiết mồ hôi. Mồ hôi cùng với các tác động bên ngoài như bụi bẩn sẽ khiến lỗ chân lông bị bít lại, không bài tiết và gây ra rôm sảy.
Nếu không phát hiện kịp thời, các nốt sần này sẽ bắt đầu lan ra các vùng thường xuyên bị bí, không được thông thoáng như kẽ tay, nách hay bẹn.
Thậm chí có trường hợp do bố mẹ không để ý kỹ, rôm sảy có thể lan ra khắp người, khắp mặt, vô cùng nguy hiểm.
3. Những lưu ý khi trẻ bị rôm sảy
Để điều trị và phòng bệnh rôm sảy cho trẻ trong mùa nắng nóng, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
Cần vệ sinh cho bé thường xuyên để da bé luôn được khô thoáng
Ưu tiên sử dụng quần áo bằng chất vải cotton mềm mịn, không gây kích ứng da bé.
Hạn chế đóng bỉm dày hay cuốn nhiều khăn, áo trong các phòng kín.
Bố mẹ có thể sử dụng một vài loại lá để tắm cùng như lá mướp đắng, lá sài đất.
Mẹ có thể sử dụng một vài loại kem như Kem EmBé giúp làm mềm da, giảm ngứa ngáy, trị rôm. Thành phần của Kem EmBé được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm Oxyd… an toàn, dịu nhẹ và không kích ứng.
Mẹ nên hạn chế cho bé ra ngoài khi trời nóng vì da trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn, tạo điều kiện cho rôm sảy hình thành và phát triển
Khi trẻ bị rôm sảy, làn da rất nhạy cảm và dễ dị ứng. Vì thế cha mẹ cần để ý không để con gãi hay chà xát vào da vì có thể khiến da bị trầy xước, gây kích ứng da.
Trong giai đoạn đầu mới mắc bệnh, nếu được chữa trị, giảm bớt quần áo, đưa bé ra những môi trường thông thoáng hơn thì nốt rôm sẽ tự mất. Tuy nhiên khi trời nóng lại thì rôm sảy vẫn có thể xuất hiện và có thể có những biến chứng nguy hiểm.
Rôm sảy tuy là bệnh lành tính ở trẻ nhỏ nhưng những biến chứng của nó, nếu không có những phương pháp chữa trị kịp thời, sẽ để lại hậu quả nguy hiểm. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, quý vị phụ huynh đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh cũng như một số cách chữa trị kịp thời.
Đừng chủ quan khi thấy trẻ sơ sinh bị rôm sảy. Vì nó có thể trở nặng và ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ sau này nếu bố mẹ không phát hiện và chữa trị sớm. Dưới đây là những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách trị rôm sảy hiệu quả mà bố mẹ nên tìm hiểu ngay.
Mùa hè là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về da liễu, đặc biệt là rôm sảy. Đó là những mụn nước xuất hiện trên da, có thể gây ngứa, ửng đỏ, thậm chí bị nhiễm khuẩn tạo thành mụn mủ và nhọt.
Bệnh rôm sảy được chia thành 4 loại với những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng khác nhau.
1.1. Rôm sảy dạng tinh thể
Đây là dạng rôm sảy trẻ sơ sinh nhẹ nhất và dễ lành nhất.
Rôm sảy dạng tinh thể xuất hiện ở lớp trên cùng của da.
Biểu hiện điển hình là sự xuất hiện của mụn nước nông, nhỏ như đầu ghim, trong và không gây ngứa.
Các mụn nước xuất hiện rải rác và chưa nhiều nên khó phát hiện.
Rôm say dạng tinh thể ở trẻ sơ sinh
1.2. Rôm sảy đỏ
Rôm sảy đỏ có biểu hiện là những mụn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu nặng hơn nữa thì đau rát, mọc thành các đám dày.
Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 1-3 tuần đầu tiên sau khi sinh.
Các nốt rôm gây tổn thương sâu hơn và làm cho vùng da nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân.
Rôm sảy đỏ ở trẻ sơ sinh
1.3. Rôm sảy mủ
Rôm sảy mủ là tình trạng nặng hơn của rôm sảy đỏ.
Biểu hiện là sự xuất hiện của các đốm mủ trắng gồ lên trên bề mặt da giống như trứng cá bọc ở người lớn nhưng kích thước nhỏ hơn.
Bé bị rôm sảy có mủ không chỉ bị ngứa mà còn đau rát, nếu nốt mụn này vỡ ra thì rất xót và có thể bị nhiễm trùng.
Em bé sơ sinh bị rôm sảy
1.4. Rôm sảy sâu
Rôm sảy sâu thường ít xảy ra hơn. Lúc này tuyến mồ hôi đã bị tổn hại nặng.
Biểu hiện là sự xuất hiện của các nốt sần màu đỏ có kích thước từ 1- 3mm, màu nhạt, cứng, nổi gồ trên bề mặt da.
Dù bệnh rôm sảy sâu không gây khó chịu, ngứa ngáy, đau rát, nhưng lại bít tắc chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng.
Thông thường rôm sảy sâu xảy ra sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
2. Nguyên nhân bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Vì sao trẻ sơ sinh bị rôm sảy? Theo TS.BS Nguyễn Thị Như Lan – Nguyên Trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương, trẻ bị rôm là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn dẫn đến viêm da, gây ngứa, mụn nhọt. 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:
2.1. Yếu tố thời tiết
Vào mùa hè hay những ngày thời tiết nóng bức, thân nhiệt của trẻ tăng cao khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn để làm mát cơ thể.
Tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi không thể thoát hết ra ngoài, tích tụ trên da và hình thành nên rôm sảy.
Thời tiết nóng bức dễ gây ra bệnh rôm sảy
2.2. Quần áo không phù hợp khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Thường trẻ sơ sinh có thân nhiệt cao hơn so với người lớn.
Nếu mẹ cho bé mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc quần áo quá chật không có độ co giãn và kém thoáng mát thì sẽ rất khó thấm mồ hôi.
Do vậy sẽ làm bít tắc lỗ chân lông từ đó khiến trẻ sơ sinh nổi rôm sảy.
Quần áo trẻ mặc có thể là lý do gây rôm sảy
2.3. Do sử dụng lồng ấp, gây nóng bức
Trẻ sơ sinh được chăm sóc trong lồng ấp cũng có thể làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi.
Việc sử dụng lồng ấp gây nóng bức khó chịu, khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, từ đó cũng gây ra rôm sảy cho bé.
Do sử dụng lồng ấp gây rôm sảy
2.4. Độ ẩm trong không khí cao
Độ ẩm trong môi trường cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành. Các vi khuẩn tấn công vào bề mặt da của bé, kết hợp với mồ hôi và bụi bẩn, gây viêm nhiễm, ngứa ngày và nổi mẩn đỏ.
2.5. Do mồ hôi tiết nhiều và bị ứ đọng
Ở trẻ sơ sinh tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển đầy đủ vì thế việc cơ thể đổ mồ hôi nhiều có thể làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Mồ hôi không thể thoát ra ngoài và lắng đọng ở lỗ chân lông, kết hợp với vi khuẩn, bụi bẩn trong không khí làm trẻ sơ sinh nổi rôm sảy.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi
3. Cách điều trị và phòng bệnh rôm sảy cho trẻ sơ sinh
3.1. Vệ sinh thường xuyên cho bé
Việc thường xuyên vệ sinh cho bé nhất là vào mùa hè sẽ giúp làm sạch vùng da của trẻ.
Khi bé đổ mồ hôi nhiều cha mẹ cần lau khô kịp thời để mồ hôi không bị giữ lại lâu dưới da.
Đặc biệt trong khi tắm cho bé, mẹ không nên chà xát mạnh vào những vùng da bị rôm sảy, không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng cho trẻ.
Sau khi tắm mẹ nên lau khô cho bé bằng khăn sạch, mềm mịn, thấm nước.
Vệ sinh cho bé tránh rôm sảy
3.2. Thay quần áo cho bé
Mẹ nên chuẩn bị những bộ quần áo rộng, thoải mái cho bé mặc.
Nên ưu tiên sử dụng chất vải cotton, không chỉ, mềm mịn, không gây kích ứng cho da bé.
Mẹ nên lựa chọn vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để da bé luôn được khô thoáng giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của rôm sảy.
Thường xuyên thay quần áo mới cho trẻ
3.3. Hạn chế ra ngoài khi trời nóng
Việc cho trẻ ra ngoài khi trời nóng sẽ làm cho trẻ tiết ra nhiều mồ hôi hơn, tạo điều kiện cho rôm sảy hình thành và phát triển.
Cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài nhất là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Trong khoảng thời gian ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh nhất không chỉ khiến trẻ tiết ra nhiều mồ hôi mà còn gây ra nhiều tác hại đối với làn da mỏng và vẫn còn non yếu của trẻ.
3.4. Không được gãi, hay chà xát vào da khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Da trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng.
Đặc biệt đối với những trường hợp bị rôm sảy nặng, vùng da của trẻ sẽ xuất hiện nhiều mụn nước.
Vì thế việc gãi hay chà xát vào da có thể khiến da bị trầy xước, nốt rôm bị vỡ gây kích ứng da.
Chính vì thế cha mẹ nên cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay vải mỏng cho bé.
Không cho bé gãi hay chà xát vào da
3.5. Tắm lá
Theo dân gian tắm lá sẽ giúp làm sạch và làm mát da của bé, mang tới những tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh rôm sảy.
Các mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các loại nước lá như lá tía tô, kinh giới, trà xanh, lá sài đất,…Do những loại lá này có tính mát, đồng thời giúp cung cấp lượng kháng sinh tự nhiên giúp da của trẻ chống lại các bụi bẩn hay vi khuẩn xâm hại.
Các mẹ nên rửa sạch lá để có thể loại bỏ được các vi khuẩn bám trên bề mặt lá trước khi nấu nước tắm cho trẻ.
Trong thành phần kem bôi có các chất Nano curcumin, Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm Oxyd như Kem EmBé sẽ giúp làm giảm nhanh tình trạng nổi rôm sảy và mẩn ngứa trên da, cho bé một làn mịn màng, trắng hồng.
Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm đã được Bộ Y Tế công nhận an toàn và thích hợp cho da em bé sơ sinh. Mẹ nên mua tại các nhà thuốc uy tín và sử dụng theo đúng hướng dẫn.
Sử dụng kem bôi dưỡng dã cho bé phòng rôm sảy
3.7. Phòng ở sạch sẽ thoáng mát
Các mẹ nên cho trẻ nằm ở phòng ở sạch sẽ và thoáng mát để cơ thể trẻ không bị tiết ra nhiều mồ hôi.
Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn giúp bảo vệ vùng da của trẻ đồng thời giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của rôm sảy.
Các mẹ nên để nhiệt độ thích hợp trong phòng bé khoảng 27-28 độ C. Không nên để không khí quá lạnh hoặc quá khô vì sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé.
3.8. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy mẹ nên ăn gì và hạn chế ăn gì? Với trẻ sơ sinh bị rôm sảy, mẹ cần ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để bé có nguồn sữa đủ dinh dưỡng nhất, tuy nhiên mẹ cần lưu ý:
Mẹ nên hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng
Ăn nhiều đồ mát và rau củ, trái cây tươi, uống nhiều nước mỗi ngày.
Hạn chế đồ ăn cay nóng khi trẻ bị rôm sảy
3.9. Đưa trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy đến bệnh viện
Thông thường sau 7- 10 ngày trẻ sẽ hết rôm sảy.
Trẻ bị tái phát rôm sảy nhiều lần hoặc các mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng da thì cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và có cách điều trị phù hợp nhất.
Chỉ một vài nốt rôm nhỏ thôi nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến bé rồi. Vì thế, mẹ hãy trang bị ngay những kiến thức về trẻ sơ sinh bị rôm sảy để nhận biết và có hướng điều trị kịp thời, giúp cho làn da bé luôn khỏe mạnh, mịn màng.