Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Khi trẻ bị côn trùng cắn phụ huynh không nên chủ quan

Trị côn trùng cắn cho bé an toàn nhất

Côn trùng cắn làm bé cảm thấy đau rát, ngứa ngáy rất khó chịu. Vết đốt có thể để lại sẹo thâm rất xấu xí. Mẹ hãy áp dụng ngay các cách trị côn trùng cắn cho bé sau đây để xua tan cảm giác khó chịu, làm vết đốt nhanh lành.

Xem thêm: 

1. Dấu hiệu, triệu chứng bị côn trùng cắn

1.1. Dấu hiệu, triệu chứng

Sau khi bị côn trùng cắn, trên da xuất hiện một số vết ửng đỏ. Trẻ còn có thể gặp phải tình trạng ngứa, sưng tấy nhẹ. Những dấu hiệu này sẽ tự khỏi sau một vài ngày.

Bé bị côn trùng cắn sẽ xuất hiện một số vết ửng đỏ
Bé bị côn trùng cắn sẽ xuất hiện một số vết ửng đỏ

Tuy nhiên, một số bé bị côn trùng cắn do cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với chất độc của côn trùng có thể sẽ gặp thêm nhiều biểu hiện khác từ nhẹ đến nặng như sưng đỏ, phù nề, xuất huyết trên da, sốc phản vệ,… Trường hợp này mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

1.2. Hình ảnh bị côn trùng cắn

Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước
Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước
Trẻ bị côn trùng đốt sưng mắt
Trẻ bị côn trùng đốt sưng mắt
Trẻ bị côn trùng cắn ở chân
Trẻ bị côn trùng cắn ở chân

2. Cách điều trị côn trùng cắn cho bé

2.1. Xử lý nhanh khi bé bị côn trùng cắn

  • Đầu tiên mẹ nên dù nhíp và lấy côn trùng ra khỏi cơ thể bé bằng cách kéo thật nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng, dứt khoát. Tránh kẹp nét bét côn trùng vì sẽ khiến chất độc, dịch của côn trùng lan ra các vùng da khác của bé.
  • Tiếp theo mẹ cần làm sạch vùng da đã bị tổn thương của bé bằng cách dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch xà phòng chuyên dụng để rửa qua vết thương, sau đó dùng bông gòn tiệt trùng lau khô miệng vết thương lại.

2.2. Dùng thuốc bôi

2.2.1. Dùng các loại thuốc dân gian trị côn trùng cắn

Một số trường hợp nhẹ có thể trị côn trùng cắn cho bé bằng các loại thuốc dân gian đơn giản, dễ tìm như sau:

Lô hội

  • Chuẩn bị: 1 nhánh lô hội
  • Cách dùng: Lô hội đem rửa sạch sau đó dùng dao tách bỏ phần vỏ, lấy chất gel bên trong để bôi lên đốt côn trùng cắn của bé khoảng 20 phút thì rửa sạch.
  • Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi da nổi lên các vết ửng đỏ do côn trùng cắn.
Trị côn trùng cắn cho bé bằng lô hội
Trị côn trùng cắn cho bé bằng lô hội

Sữa mẹ

  • Chuẩn bị: 1-2 thìa cà phê sữa mẹ
  • Cách dùng: Dùng bông gòn tiệt trùng chấm sữa mẹ lên các vùng da bị côn trùng cắn.
  • Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi phát hiện dấu hiệu sưng, đỏ đầu tiên trên da.

Khoai tây

  • Chuẩn bị: 1/2 củ khoai tây
  • Cách dùng: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ sau đó cho vào nồi hấp cách thủy để hấp chín sau đó đem tán nhuyễn sau đó đắp lên da khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Thời gian dùng: Bôi khoai tây tán nhuyễn lên các vùng da bị côn trùng cắn khi thấy dấu hiệu sưng đỏ hoặc khi muốn làm mờ vết thâm sẹo do côn trùng cắn.

Tinh dầu trà

  • Chuẩn bị: 2-3 giọt tinh dầu trà.
  • Cách dùng: Dùng tăm bông sạch chấm tinh dầu trà lên các vùng da bị côn trùng cắn của bé.
  • Thời gian dùng: Dùng khi phát hiện các vết đốt của côn trùng trên da bé.

Hành tây và Tỏi

  • Chuẩn bị: 1 khoanh mỏng hành tây và 1 tép tỏi
  • Cách dùng: Xay nhuyễn hành tây và tỏi đã chuẩn bị để đắp lên các nốt sưng viêm do côn trùng cắn khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Thời gian dùng: Khi da bé có dấu hiệu bị sưng do côn trùng cắn, đắp hành tây và tỏi để sát khuẩn và giảm sưng hiệu quả.

Lá bạc hà

  • Chuẩn bị: 10g lá bạc hà tươi
  • Cách dùng: Đem lá bạc hà rửa sạch sau đó xay nhuyễn để đắp lên các vết côn trùng cắn cho bé khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch.
  • Thời gian dùng: Khi vừa xuất hiện những vết côn trùng cắn.
Trị côn trùng cắn cho bé bằng lá bạc hà
Trị côn trùng cắn cho bé bằng lá bạc hà

Giấm

  • Chuẩn bị: 1-2 muỗng giấm ăn nguyên chất.
  • Cách dùng: Dùng bôi gòn tiệt trùng bôi giấm lên các vùng da bị côn trùng cắn của bé khoảng 30-45 phút.
  • Thời gian dùng: Nên dùng khi phát hiện những vết sưng, đỏ do côn trùng cắn trên da của bé.

Chanh

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê nước cốt chanh nguyên chất.
  • Cách dùng: Dùng tăm bông sạch chấm nước cốt chanh lên các vùng da bị côn trùng đốt của bé vào mỗi buổi tối sau đó rửa sạch vào sáng hôm sau.
  • Thời gian dùng: Khi thấy da bé bị sưng đỏ do côn trùng cắn.

Kem đánh răng

  • Chuẩn bị: Kem đánh răng có thành phần bạc hà giúp làm dịu da.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp lên vùng da bị côn trùng cắn của bé khoảng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Thời gian dùng: Dùng khi phát hiện những vết côn trùng đốt trên da bé.
Trị côn trùng cắn cho bé bằng kem đánh răng
Trị côn trùng cắn cho bé bằng kem đánh răng

Soda

  • Chuẩn bị: 1-2 thìa cà phê soda.
  • Cách dùng: Dùng bông gòn thấm soda sau đó đắp lên các vùng da bị côn trùng cắn của bé, sau 15 phút rửa lại bằng nước sạch.
  • Thời gian dùng: Dùng khi bé vừa bị côn trùng cắn để giảm ngứa, đỏ hiệu quả.

Đá lạnh

  • Chuẩn bị: 3-4 viên đá lạnh, 1 chiếc khăn sạch.
  • Cách dùng: Dùng khăn bọc lấy các viên đá lạnh sau đó chườm lên vùng da bị côn trùng cắn của bé.
  • Thời gian dùng: Dùng mỗi ngày khoảng 3-4 lần khi bé bị sưng, đau do côn trùng cắn.

2.2.2. Dùng kem bôi để điều trị

Kem EmBé

  • Kem EmBé là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong nhiều gia đình có con nhỏ. Sản phẩm này được nhiều người tin dùng do được chiết xuất từ những thành phần thiên nhiên lành tính, không chứa hóa chất độc hại như: vitamin Etinh nghệ nano (Nano curcumin), tinh chất Cúc la mã…
  • Kem EmBé giúp sát khuẩn, giảm sưng đỏ, làm dịu da và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả. Đã được Cục an toàn thực phẩm Bộ Y Tế chứng nhận an toàn và thân thiện với làn da của cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Cách dùng: Làm sạch sau đó bôi Kem EmBé lên vùng da cần điều trị côn trùng cắn cho bé mỗi ngày từ 2-3 lần.
  • Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi vừa có dấu hiệu côn trùng đốt.
Kem EmBé trị côn trùng cắn cho bé an toàn và hiệu quả nhất
Kem EmBé trị côn trùng cắn cho bé an toàn và hiệu quả nhất

Kem bôi Muhi

  • Kem bôi Muhi có chứa tinh dầu được chiết suất từ cây bạc hà mang đến công dụng giảm sưng viêm, ngứa và các vết mẩn đỏ trên da khi bị côn trùng đốt.
  • Cách dùng: Sau khi vệ sinh vùng da sạch, dùng kem bôi Muhi trực tiếp lên vùng da bị côn trùng cắn của bé.
  • Thời gian dùng: Khi phát hiện các vết sưng đỏ do côn trùng cắn trên da bé.

Kem Chicco

  • Sản phẩm này chứa thành phần chiết xuất từ cây hoa tiêu mang đến hiệu quả trong việc làm dịu đi các tổn thương do bị côn trùng gây ra trên da của người sử dụng.
  • Cách dùng: Dùng Chicco để lăn trực tiếp lên những vùng da bị côn trùng cắn. Ngoài ra để nâng cao thời gian điều trị, bạn có thể lăn lại sau 30 phút.
  • Thời gian dùng: Dùng ngay khi cha mẹ phát hiện da bé xuất hiện các vết sưng đỏ do côn trùng cắn.

3. Không chủ quan với vết cắn của côn trùng

Khi bé bị côn trùng cắn kèm theo một số dấu hiệu chuyển biến nặng như: Sưng tấy, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, tim đập nhanh, đổ mồ hôi…. mẹ hãy lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị côn trùng cắn cho bé kịp thời.

Khi trẻ bị côn trùng cắn phụ huynh không nên chủ quan
Khi trẻ bị côn trùng cắn phụ huynh không nên chủ quan

4. Cách phòng tránh để không bị côn trùng cắn

  • Nên cho bé mặc quần áo dài tay và đội mũ, mang vớ,…  khi tiếp xúc với môi trường nhiều côn trùng.
  • Vào mùa mưa nên để cho để bé ngủ trong màn che để tránh bị côn trùng cắn trong lúc ngủ.
  • Nên thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh các loại đồ chơi và các vật dụng mà bé thường sử dụng để phòng tránh côn trùng cắn cho trẻ.
Cách phòng tránh trẻ bị côn trùng cắn
Cách phòng tránh trẻ bị côn trùng cắn

Trên đây là một số cách xử lý an toàn giúp trị côn trùng cắn cho bé hiệu quả. Bố mẹ có thể xem xét tình hình vết cắn của bé để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Côn trùng cắn bôi thuốc gì – 12 giải pháp HIỆU QUẢ

Trẻ bị côn trùng cắn bôi thuốc gì để giảm đau ngứa?Côn trùng cắn đôi khi chỉ là những tổn thương ngoài da, không gây nguy hiểm nhưng lại mang đến cảm giác sưng đau, ngứa ngáy rất khó chịu. “Bỏ túi” ngay 12 loại thuốc sau đây để xử lý nhanh chóng tình trạng này.

Xem thêm:

1. Côn trùng cắn bôi thuốc gì? 

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem bôi cho trẻ nhỏ giúp giảm ngứa, đau rát hiệu quả nhanh. Mẹ có thể tham khảo một số loại kem cho trẻ được nhiều người tin dùng sau đây:

1.1. Kem EmBé – Giải pháp hiệu quả cho côn trùng cắn

  • Công dụng:
    • Kem EmBé có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên như Nano curcumin, tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm oxyd… giúp sát khuẩn, làm dịu da, hạn chế tình trạng sưng đỏ do muỗi hoặc côn trùng đốt.
    • Ngừa thâm sẹo vết muỗi đốt/côn trùng cắn, làm lành vết trầy xước nhanh chóng, dưỡng ẩm, làm mềm da, hết khô da.
    • Đặc biệt, trong Kem EmBé không chứa paraben và corticoid nên rất an toàn và không gây kích ứng với da trẻ nhỏ.
  • Ưu điểm nổi bật của Kem EmBé
    • Đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn, nhẹ dịu với làm da và có thể bôi vết thương hở.
    • Sản phẩm dạng tuýp nhỏ dễ dàng mang theo và sử dụng ngay khi cần để ngăn chặn vết đốt lây lan.
  • Cách dùng:
    • Sau khi làm sạch vùng da tổn thương, bôi 1 lớp mỏng Kem EmBé trực tiếp lên vết đốt, dùng mỗi ngày 2-3 lần.
    • Nên dùng ngay khi vừa có dấu hiệu côn trùng đốt.
  • Giá bán: 70.000 vnđ/hộp
  • Bố mẹ có thể đặt mua Kem EmBé tại website của hãng, trên Tiki.vn hoặc tại các cửa hàng, nhà thuốc trên toàn quốc.
Thuốc bôi kem Em Bé trị các vết cắn bởi côn trùng, muỗi
Bị côn trùng cắn bôi thuốc gì nhanh khỏi?

1.2. Kem bôi Muhi

  • Công dụng: Kem trị muỗi đốt Muhi chứa thành phần Diphenhydramine Hydrochloride cùng với tinh dầu được chiết suất từ cây bạc hà có công dụng giúp làm giảm các nốt sưng, giảm ngứa và giúp hạn chế hình thành sẹo trên da sau khi nốt côn trùng đốt đã lành.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp lên các nốt hoặc vùng da bị côn trùng đốt.
  • Thời gian dùng: Để nâng cao hiệu quả nên bôi ngay khi vừa bị côn trùng cắn.
  • Giá bán: 200.000 – 230.000 VNĐ tại các shop bán hàng xách tay Nhật.
Kem trị muỗi đốt Muhi xuất xứ Nhật Bản
Kem trị muỗi đốt Muhi

1.3. Kem trị côn trùng cắn Chicco

  • Công dụng:
    • Giúp làm dịu đi những vết đốt của côn trùng một cách nhanh chóng
    • Không gây kích ứng cho làn da của người dùng.
  • Cách dùng: Dùng Chicco lăn trực tiếp lên vết đốt.
  • Thời gian dùng: Dùng ngay khi phát hiện cảm giác ngứa rát khó chịu tại vết đốt.
  • Giá bán: 230.000VNĐ, mẹ có thể mua sản phẩm này tại các cửa hàng tạp hóa hoặc nhà thuốc trên toàn quốc.
Côn trùng cắn bôi thuốc gì- Lựa chọn Chicco
Thuốc bôi trị côn trung đốt Chicco

1.4. Gel trị côn trùng đốt của Đức Fenistil

Bị côn trùng cắn bôi thuốc gì hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo sản phẩm kem bôi đến từ Đức an toàn và nhẹ dịu cho làn da trẻ:

  • Công dụng:
    • Làm mát và giảm cảm giác sưng đau, do các vết côn trùng đốt gây ra.
    • Dùng cho nhiều trường hợp khác như cháy nắng, các vết bỏng, mề đay, chàm,…
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp lên vết côn trùng đốt.
  • Thời gian dùng: Dùng tối đa 3 lần/ngày
  • Giá bán: Tuýp 20g khoảng 180.000 -200.000VNĐ. Mẹ có thể mua sản phẩm này tại các nhà thuốc hoặc mua qua các shop xách tay.
Gel trị côn trùng đốt Fenistil
Gel trị muỗi đốt côn trùng đốt của Đức Fenistil

1.5. S-quito free đặc trị vết côn trùng cắn

  • Công dụng:
    • Làm mềm da
    • Bảo vệ da khỏi các loại côn trùng đốt, đặc biệt là muỗi.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp trên da.
  • Thời gian dùng: Bôi khi phải tiếp xúc với các loại côn trùng, nên bôi lại sau 1-2 tiếng để duy trì tác dụng.
  • Giá bán:  180.000 – 200.000VNĐ. Bạn có thể mua sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị hoặc tại các shop online bán hàng xách tay.
Bị côn trùng căn bôi thuốc S-quito free
Kem trị côn trung căn ở trẻ em S-quito free

1.6. Dùng các loại kem khác

Bên cạnh những sản phẩm trên, bố mẹ quan tâm “trẻ bị côn trùng cắn nên bôi thuốc gì?” cũng có thể sử dụng những loại kem có thành phần corticoid hoặc kem phenaegan. Tuy nhiên, những thành phần này có thể gây ra một số tác dụng phụ làm teo da, rối loạn chuyển hóa chất,… nếu sử dụng quá liều. Vì vậy, bố mẹ phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng những sản phẩm chứa corticoid và phenaegan. Tốt nhất không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2. Dùng các loại thuốc tự nhiên

Ngoài mối quan tâm “bị côn trùng cắn bôi thuốc gì?”, bố mẹ cũng có thể sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên để cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức.

2.1. Giấm ăn

  • Công dụng: Giấm chứa thành phần axit axetic cùng vitamin B1, B2, C,… giúp sát khuẩn, làm dịu da khi bị côn trùng đốt.
  • Cách dùng: Nhỏ 2-3 giọt giấm vào bông gòn tiệt trùng và lau nhẹ nhàng lên các nốt côn trùng đốt. Nên thực hiện mỗi ngày khoảng 2-3 lần.
  • Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi vừa phát hiện những triệu trứng côn trùng đốt, khi các vết có dấu hiệu thì ngưng, không nên lạm dụng vì axit trong giấm có thể khiến da dễ bị bắt nắng hơn.

2.2. Côn trùng cắn bôi thuốc gì – Dùng ngay tinh dầu tràm

  • Công dụng: Tinh dầu tràm chứa Cineole , Terpineol, limonen, Eucalyptol… có công dụng giúp sát khuẩn, làm giảm sưng đau hoặc tình trạng ngứa ngáy khi bị côn trùng đốt.
  • Cách dùng: Dùng tăm bông chấm tinh dầu tràm nguyên chất lên các nốt bị côn trùng đốt.
  • Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi da xuất hiện những vết đỏ do côn trùng đốt.
Thuốc trị côn trùng cắn từ thiên nhiên
Tinh dầu tràm giúp giảm đau ngứa cho vết muỗi, côn trùng cắn

2.3. Sữa tươi

  • Công dụng: Sữa tươi chứa hàm lượng acid lactic và nhiều vitamin như A, C. E,… có tác dụng làm dịu da, giảm sưng do côn trùng cắn gây ra.
  • Cách dùng: Dùng bông gòn thấm sữa tươi nguyên chất là lau nhẹ trên vùng da bị côn trùng đốt. Lưu ý nên chọn sữa tươi nguyên chất không đường và nên rửa lại bằng nước sạch sau 15-20 phút.
  • Thời gian dùng: Có thể dùng khi vừa bị côn trùng đốt hoặc sau khi các vết đốt được xẹp đi để ngăn ngừa sẹo.

2.4. Nước cốt chanh

  • Công dụng: Chanh chứa rất nhiều vitamin C, glucid, kali,… có tác dụng giúp giảm đau, sưng viêm tại các vết đốt do côn trùng gây ra.
  • Cách dùng: Dùng tăm bông chấm nước cốt chanh lên các vết đốt do côn trùng đốt. Lưu ý nên che chắn cẩn thận vì axit trong chanh có thể khiến da bị sạm đen.
  • Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi vừa bị côn trùng đốt và sau khi vết đốt xẹp xuống để hạn chế sẹo thâm.
Bị côn trùng cắn bôi thuốc gì? Dùng ngay nước cốt chanh
Nước cốt chanh giúp sát khuẩn và giảm đau ngay tại vết côn trùng cắn

2.5. Kem đánh răng

  • Công dụng: Trong thành phần của kem đánh răng thường chứa bạc hà và các hoạt chất giúp làm dịu da, vì vậy rất thích hợp để dùng để giảm sưng, viêm tại các vết đốt do côn trùng cắn.
  • Cách dùng: Nên bôi 1 lớp mỏng kem đánh răng lên nốt côn trùng cắn, sau khoảng 20-30 phút thì rửa lại bằng nước lạnh và lau khô.
  • Thời gian dùng: Nên dùng khi vừa bị côn trùng cắn, vết đốt còn sưng, không nên dùng kem đánh răng cho các vết thương hở.

2.6. Mật ong

  • Công dụng: Mật ong chứa thành phần Glucose, Fructose, vitamin B1, B12, B3, B5, B6, K, E, C,… giúp sát khuẩn, làm dịu các vết sưng đỏ khi bị côn trùng đốt.
  • Cách dùng: Nên bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên các vết côn trùng đốt khoảng 20’ sau đó lau lại bằng nước sạch.
  • Thời gian dùng: Nên dùng khi ngay khi da xuất hiện các vết sưng đỏ do côn trùng đốt.
Sản phẩm trị côn trùng cắn từ thiên nhiên
Mật ong giúp làm dịu vết do côn trùng cắn và sát khuẩn

3. Lưu ý trước khi dùng thuốc bôi

Sau khi biết được bị côn trùng cắn bôi thuốc gì, bố mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau để thuốc bôi phát huy công dụng tốt nhất:

  • Khi phát hiện bị côn trùng cắn, bố mẹ cần nhanh chóng loại bỏ côn trùng ra khỏi vết thương để tránh tổn thương nghiêm trọng hơn tại vùng da.
  • Sau đó, bố mẹ cần rửa sạch và sát khuẩn cho vết thương bằng dung dịch cồn 70 độ và bông gòn tiệt trùng để làm sạch nhẹ nhàng.
  • Bôi kem trị ngứa để giảm sưng viêm và ngăn ngừa sẹo thâm.
  • Không để trẻ gãi, cào vào vết đốt, tránh làm trầy xước dễ nhiễm trùng.
Lưu ý khi bị côn trùng cắn
Những lưu ý khi bị côn trùng cắn nên bôi thuốc gì

Trên đây là 12 loại thuốc giúp mẹ giải đáp câu hỏi côn trùng cắn bôi thuốc gì?. Mẹ hãy áp dụng ngay khi bé vừa bị muỗi hoặc côn trùng cắn. Tuy nhiên nếu tình hình sưng viêm và đau nhức không thuyên giảm và kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Vùng da ửng đỏ và nổi mụn nước

15+ thông tin khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước mẹ cần nắm được

Khi bị muỗi đốt, cơ thể sinh ra phản ứng miễn dịch bằng vết đốt đỏ, sưng, ngứa khó chịu. Đôi khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước trên da và lan rộng. Bé gãi gây trầy xước, thậm chí làm chảy máu… Vậy mẹ cần làm gì để trị vết muỗi đốt trên da bé?

Xem thêm:

1. Triệu chứng bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

1.1. Triệu chứng trên da

Triệu chứng trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước
Triệu chứng trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước
  • Da trẻ rất mềm và nhạy cảm nên khi bé bị muỗi đốt, vùng da đó sẽ ửng đỏ rồi sưng to, hơi cứng và xuất hiện mụn nước nhỏ trên vết sưng.
  • Sưng tấy vùng da xung quanh vết cắn rất khó chịu
  • Các mụn nước phồng rộp xuất hiện thay cho các vết nhỏ màu đỏ.
  • Một số trường hợp nặng trẻ bị phát ban khắp người, thâm tím và ngứa ngáy dữ dội, đau nhức người, đau đầu hoặc sốt.

1.2. Hình ảnh bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

Vùng da bé khi bị muỗi cắn sưng tấy
Vùng da bé khi bị muỗi đốt sưng ngứa chảy nước
Vùng da ửng đỏ và nổi mụn nước
Vùng da ửng đỏ và nổi mụn nước
Muỗi đốt nổi mụn nước khiến bé khó chịu
Bé bị muỗi đốt lên mụn nước sẽ gây ra cảm giác khó chịu

2. Nguyên nhân nổi mụn nước sau khi bị muỗi đốt

Khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước, sưng đỏ là do phản ứng của hệ miễn nhiễm trong cơ thể đối với acid hoặc nọc độc trong nước bọt của muỗi.

Đặc biệt với những bé có da nhạy cảm sẽ cảm thấy khó chịu hơn nên thường cho tay lên gãi khiến da bị trầy xước, tổn thương. Từ những tổn thương đó, vi khuẩn bên ngoài sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn, khiến vết đốt sưng lên và có mủ.

Với một số bé, vết muỗi đốt thậm chí có thể lan ra khắp cơ thể và gây sần ngứa. Khi trẻ gãi sẽ càng làm vi khuẩn phát triển nhanh khiến mẩn đỏ sưng rát và có mụn nước. Nếu không chữa trị kịp thời, vùng da bị tổn thương sẽ để lại sẹo hoặc vết thâm ảnh hưởng đến bé.

Nguyên nhân bé bị muỗi đốt nổi mụn nước
Nguyên nhân bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

3. Thời gian nổi mụn nước khi bị muỗi đốt

Thông thường thời gian nổi mụn nước sẽ không kéo dài, khoảng 3-5 ngày là thời gian tương đối để da phản ứng với các chất lạ cũng như làm lành lại vết thương. Tuy nhiên, nếu trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước mà kéo dài, quá 3-5 ngày mà chưa thấy triệu chứng thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và chữa bệnh hiệu quả nhất. Càng để lâu sẽ càng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và da bé.

Thời gian nổi mụn nước khi bị muỗi đốt
Thời gian nổi mụn nước khi bị muỗi đốt khoảng từ 3-5 ngày

4. Phương pháp điều trị khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

Việc đầu tiên các mẹ nên làm khi bé bị muỗi là không cho bé gãi, tránh để da bị trầy xước. Vệ sinh cho các bé cẩn thận để không cho vi khuẩn phát triển thêm gây mủ. Sau đó, tùy vào độ tuổi của bé mà các mẹ có thể lựa chọn cách điều trị phụ hợp dưới đây.

4.1. Điều trị bằng phương pháp dân gian

Do làn da các bé rất nhạy cảm nên mẹ có thể sử dụng một số biện pháp dân gian, sử dụng cách chữa tự nhiên như muối, chanh, giấm táo.

Ngay khi trẻ vừa bị muỗi đốt, nổi mẩn hoặc xuất hiện những mụn nước li ti, bố mẹ có thể pha nước muối loãng, dùng tăm bông thấm nước cốt chanh hoặc giấm táo rồi xoa nhẹ vào chỗ bị muỗi đốt. Muối, chanh, giấm táo có khả năng kháng viêm rất tốt nên sẽ giúp vết muỗi cắn bớt sưng tấy, giảm ngứa, giúp trẻ dễ chịu hơn.

Tuy nhiên các mẹ lưu ý nên lau, không chà xát mạnh, tránh để những mụn nước bị vỡ ra. Các mẹ nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày để tránh nhiễm trùng và mau lành vết thương.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng sữa mẹ bôi lên vết đốt. Các chất kháng khuẩn tự nhiên trong sữa mẹ sẽ giúp vết đốt mau xẹp.

Chườm đá lạnh, trà túi lọc cũng là những cách đơn giản giúp vết thương không lan rộng, mẹ có thể áp dụng.

Điều trị khi bé bị nổi mụn nước bằng phương pháp dân gian
Điều trị khi bé bị nổi mụn nước bằng phương pháp dân gian

4.2. Điều trị bằng sản phẩm thiên nhiên

Bên cạnh các cách làm từ dân gian, mẹ còn có thể sử dụng một số loại kem bôi trị ngứa chuyên biệt cho trẻ em để vết đốt nhanh lành.

Mẹ nên chọn các sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn như Kem EmBé. Kem EmBé được bào chế 100% từ thảo dược như Nano curcumin, tinh chất Cúc la mã, tinh dầu hạnh nhân, Kẽm oxyd, Vitamin E… Kem EmBé giúp kháng viêm, tiêu sưng ngứa, giảm nhanh các triệu chứng khi bị muỗi đốt.

Kem EmBé còn làm ẩm da, ngăn ngừa thâm sẹo. Đặc biệt, sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn với trẻ nhỏ, không chứa paraben và corticoid nên được rất nhiều mẹ tin dùng.

Kem em bé trị muỗi đốt hiệu quả
Kem EmBé trị muỗi đốt hiệu quả

5. Cách phòng tránh muỗi cắn nổi mụn nước cho bé

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vậy nên các mẹ vẫn nên để ý những điều dưới đây để hạn chế việc bé con bị muỗi đốt.

  • Các mẹ nên để con ngủ trong màn, vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, tránh những nơi tù đọng, những chỗ tù túng dễ có nhiều muỗi.
  • Nên xịt thuốc diệt côn trùng để tránh chúng sinh sôi phát triển.
  • Trước khi đi ngủ, cha mẹ cũng nên kiểm tra xem giường bé ngủ có muỗi không hay khi rửa mặt cũng nên kiểm tra tránh việc muỗi đậu trên khăn mặt của bé mà không biết.
  • Khi đưa trẻ đi chơi cha mẹ cũng nên tránh cho con đi chơi ở những nơi nhiều bụi rậm vì thường những nơi đó có rất nhiều muỗi.
  • Ngoài ra, mùi hương cũng là một trong những nguyên nhân thu hút muỗi nên khi lựa chọn sữa tắm, kem dưỡng da chỉ nên lựa những loại không có mùi hoặc có mùi thoang thoảng.
  • Bên cạnh đó, các mẹ nên cho bé mặc quần áo dài tay, giảm thiểu vùng da lộ ra ngoài.
  • Luôn dự phòng sẵn kem chống muỗi, kem giảm ngứa để xử lý ngay khi bị muỗi đốt, tránh để bé bị muỗi đốt nổi mụn nước hay sưng đỏ.
Màn ngủ phònh tránh bé bị muỗi đốt nổi mụn nước
Biện pháp phòng tránh muỗi đốt sưng ngứa chảy nước

6. Cách giảm vết thâm sau khi bị nổi mụn nước

Sau khi mụn nước xẹp đi thường để lại trên da những vết thâm làm mất thẩm mỹ. Mẹ có thể áp dụng những chất tự nhiên có sẵn như chanh, khoai tây, cà chua kết hợp với đu đủ, hoặc sử dụng vitamin E.

  • Chanh: mẹ có thể pha loãng ra rồi xoa lên da bé như massage, áp dụng trong thời gian dài sẽ làm mờ được vết thâm.
  • Khoai tây: các mẹ có thể cắt lát xoa lên vết thâm hoặc nghiền nhuyễn trộn với một chút chanh rồi xoa cho bé, để trong 15 phút rồi rửa lại.
  • Cà chua và đu đủ: các mẹ ép lấy nước, trộn lại rồi xoa cho bé 3 lần một ngày, mỗi lần để khoảng 10 phút rồi rửa lại.
Kem EmBé ngăn ngừa vết thâm, giúp da bé luôn mịn màng
Kem EmBé ngăn ngừa vết thâm, giúp da bé luôn mịn màng

Những biện pháp tự nhiên này làm giảm vết thâm rất tốt nhưng mất nhiều thời gian. Nếu để vết thâm càng lâu thì càng khó chữa trị. Vì thế, mẹ có thể kết hợp thêm một số sản phẩm dưỡng da cho trẻ nhỏ như Kem EmBé để ngăn ngừa thâm sẹo, dưỡng da của bé luôn mịn màng, trắng hồng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc bé bị muỗi đốt nổi mụn nước mà các mẹ cần nắm được. Các mẹ có thể tham khảo để kịp thời áp dụng khi bé yêu nhà mình bị muỗi đốt. Nếu bé có các triệu chứng nặng hơn thì mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị.

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân và cách điều trị

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt có thể xuất phát từ những nguyên nhân mẹ không ngờ tới. Và vết thương có thể bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo nếu bé ngọ nguậy, cọ xát nhiều làm xước da. 6 cách sau đây sẽ giúp mẹ không còn lo lắng khi gặp tình trạng này.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân khiến bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt

1.1. Da của bé rất mỏng, nhạy cảm

Các bé vốn có làn da rất mỏng và nhạy cảm, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều bé gặp phải tình trạng nhiễm trùng, khô da hoặc mẩn ngứa. Những vết mẩn ngứa trên da bé có thể được biểu hiện như các nốt muỗi đốt với màu hồng nhạt, đầu hơi thâm đỏ và xuất hiện trên nhiều bộ phận khác nhau.

Da của bé rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị mẩn ngứa như muỗi đốt
Da của bé rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị mẩn ngứa như muỗi đốt

1.2. Dị ứng

Một số trẻ có cơ địa dị ứng với một số loại hải sản như tôm, cua, cá biển hoặc một số thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, trứng, sữa,… nếu để trẻ ăn phải có thể sẽ khiến bé bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt.

1.3. Môi trường sống nhiều khói bụi

Môi trường sống ở một số nơi thường xuyên phải chịu tác động của khói bụi, lông chó mèo, phấn hoa,… cũng có thể trực tiếp bám vào da và gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ như muỗi đốt trên da bé.

Do môi trường nhiều khói bụi gây ra mẩn ngứa trên da bé
Do môi trường nhiều khói bụi gây ra mẩn ngứa trên da bé

1.4. Bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay là một trong những căn bệnh về da khá phổ biến với triệu chứng thường gặp là xuất hiện các nốt đỏ với những kích thước và hình dạng khác nhau kèm theo cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

1.5. Trẻ đang mọc răng

Mọc răng là một trong những giai đoạn phát triển của bé có thể kèm theo một số biểu hiện như ốm, sốt và đặc biệt là tình trạng chảy nhiều nước dãi. Nước dãi này khi dính vào khu vực khó vệ sinh như cằm, cổ, má…có thể khiến bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt.

1.6. Do thời tiết thay đổi

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt là tình trạng nắng nóng khó chịu như hiện nay có thể làm viêm tuyến mồ hôi, dẫn đến tình trạng rôm sảy hoặc các nốt mẩn ngứa trên da của bé.

Thời tiết thay đổi có thể làm bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt
Thời tiết thay đổi có thể làm bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt

1.7. Thức ăn

Một số bé bắt đầu cai sữa và dùng các loại thức ăn dặm cũng có thể gặp phải vấn đề không hợp với cơ địa và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da.

1.8. Do chất tẩy rửa tay chân

Các loại hóa chất, chất tẩy rửa tay chân có thể gây kích ứng nếu tiếp xúc với làn da mỏng manh của bé, khiến da bị nổi mẩn ngứa rất khó chịu.

1.9. Mẹ uống các thuốc chống trầm cảm

Trường hợp một số bà mẹ trong thời gian cho con bú có sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt.

Mẹ dùng thuốc chống trầm cảm có thể khiến bé bị nổi mẩn ngứa
Mẹ dùng thuốc chống trầm cảm có thể khiến bé bị nổi mẩn ngứa

>> Xem thêm: Chàm sữa có ngứa không?

2. Đây là dấu hiệu của bệnh gì?

2.1. Do bệnh ngoài da

2.1.1. Bệnh vảy nến

Giống như tên gọi của mình, người bị bệnh vảy nến thường gặp phải tình trạng các vết bong tróc da màu đỏ có hình dạng tương tự như những vẩy nến. Khu vực khuỷu tay và vùng đầu gối được xem là những vùng dễ xuất hiện vảy nến nhất.

Bệnh vảy nến ở trẻ
Bệnh vảy nến ở trẻ

2.1.2. Bệnh nổi mề đay

Khi bị bệnh nổi mề đay, da bé sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ có kèm theo ngứa. Tuy nhiên những nốt mề đay này thưởng chỉ xuất hiện khoảng vài tiếng rồi biến mất, sau đó bắt đầu mọc tại những vùng da khác.

2.1.3. Bệnh cái ghẻ hay bệnh chấy, rận

Khi bị mẩn ngứa như muỗi đốt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cái ghẻ hoặc bệnh chấy, rận trên da. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh bị ngứa tại vùng kẽ ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, rốn, nách hoặc thậm chí tại bộ phận sinh dục.

2.1.4. Bệnh viêm da tiếp xúc, dị ứng

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc, dị ứng. Khi bị bệnh này, người bệnh thường phải hạn chế tiếp xúc với các loại chất hóa học và cần tránh hoạt động trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm.

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ

2.2. Do bệnh lý bên trong cơ thể

2.2.1. Bệnh gan

Một số loại bệnh về gan cũng có biểu hiện là sự xuất hiện của các nốt đỏ, mẩn ngứa như muỗi đốt. Nguyên nhân là do tình trạng tắc nghẽn và ứ đọng trong gan khiến cơ thể không thể đào thải các chất độc.

Trẻ bị mẩn đỏ trên da do bệnh gan
Trẻ bị mẩn đỏ trên da do bệnh gan

2.2.2. Bệnh thận

Đây là một trong những loại bệnh có tác động đến làn da nhiều nhất, đặc biệt là tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu trong mùa hè.

2.2.3. Bệnh cường tuyến giáp trạng

Hiện nay theo sự thống kê của các chuyên gia y tế, có đến 5% những người mắc bệnh cường tuyến giáp phải đối mặt với tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn trên da.

2.2.4. Các bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý được kể trên, bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: Thiếu máu, tiểu đường, , suy tuyến giáp trạng,…

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt do các bệnh trong cơ thể
Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt do các bệnh trong cơ thể

3. Cách điều trị

3.1. Vệ sinh sạch sẽ vết đỏ mỗi ngày

Các vết đỏ trên da bé cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày bằng những dung dịch vệ sinh chuyên dụng sau đó tắm bằng nước mát để các vết đỏ không lây rộng và nhiễm trùng.

Vệ sinh cho bé tránh rôm sảy
Vệ sinh cho bé mỗi ngày giảm nguy cơ bị muỗi cắn

3.2. Tránh gãi

Những cơn ngứa gây khó chịu, khiến bé gãi nhiều dẫn đến tình trạng trầy xước, chảy máu gây nhiễm trùng và khiến việc điều trị thêm khó khăn hơn. Vì vậy bạn cần cắt móng tay, chân và đeo bao tay, vớ chân cho bé để tránh việc gãi.

3.3. Ăn mặc thoáng mát

Cần cho bé mặc các loại quần áo có chất liệu mỏng nhẹ, thông thoáng, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức.

3.4. Không dùng kem, chất hóa học

Tuyệt đối không dùng các loại kem và sản phẩm tắm gội có chứa thành phần hóa học vì có thể gây kích ứng, khiến bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt nghiêm trọng hơn.

3.5. Ăn uống hợp lý

Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, tránh cho bé ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng.

3.6. Bôi Kem EmBé

Mẹ cũng có thể bôi Kem EmBé – sản phẩm kem bôi ngoài da dành riêng cho trẻ nhỏ đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn.

Kem EmBé có thành phần dịu nhẹ, thân thiện với làn da mỏng manh của trẻ. Đó là tinh nghệ nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, Lanolin, tinh dầu hạnh nhân…

Kem EmBé có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, sưng và ngứa rát do mẩn ngứa. Làm dịu và làm mát da, ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả. Làn da của bé được dưỡng ẩm và bảo vệ trở nên mịn màng, không bị khô, ngứa. Kem EmBé cũng hạn chế các loại côn trùng như muỗi đến gần và tấn công bé.

Mẹ chỉ cần thoa 1 lớp mỏng Kem EmBé là đã bảo vệ làn da của bé an toàn cả ngày.

Kem dưỡng da Kem EmBé được ưa chuộng
Kem dưỡng da Kem EmBé được ưa chuộng

Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng và các xử lý khi bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp mẹ chăm sóc và bảo vệ làn da của bé yêu luôn mịn màng, khỏe mạnh.