Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

dau-dua-co-nhieu-thanh-phan-tot-cho-be

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa có hiệu quả không?

Nhiều phụ huynh nghe nói rằng trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa sẽ giúp vết đốt xẹp xuống và không gây ngứa rát. Thực hư điều này có đúng không và cách sử dụng dầu dừa trị muỗi đốt thế nào hiệu quả, Ts.Bs Nguyễn Thị Như Lan – Viện da liễu Trung ương sẽ giải đáp ngay sau đây.

Xem thêm:

1. Công dụng chung của dầu dừa

Dầu dừa là sản phẩm thiên nhiên được chiết tách từ phần cơm dừa khô. Đây là một sản phẩm rất được ưa chuộng trong đời sống hằng ngày vì có rất nhiều công dụng lại an toàn cho sức khỏe người dùng ở mọi lứa tuổi.

Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nên sử dụng các loại dầu chiết xuất từ thiên nhiên như dầu dừa để thay thế cho các loại dầu được tách từ mỡ động vật để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt khi chế biến các món chiên xào với nhiệt độ cao thì sử dụng dầu dừa sẽ làm hạn chế lượng chất độc aldehyde (chất độc thường sinh ra khi nấu ăn ở nhiệt độ cao).

tre-so-sinh-bi-muoi-dot-boi-dau-dua
Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa

Bên cạnh đó, lượng chất béo có trong dầu dừa thuộc loại chất béo bão hòa không gây béo phì và độc hại. Những người đang trong quá trình giảm cân, mắc các bệnh về mỡ máu, tim mạch nên sử dụng dầu dừa trong các món ăn để có được sức khỏe tốt hơn.

Dầu dừa còn là một loại dược liệu làm đẹp vừa an toàn lại hiệu quả. Các Vitamin và dưỡng chất có trong dầu dừa có tác dụng làm trắng sáng, mịn màng, trẻ hóa làn da. Dầu dừa có thể sử dụng trên cả da trẻ em và thường được áp dụng khi bé bị nổi rôm sảy, bị muỗi đốt, da dẻ nứt nẻ do hanh khô vào mùa đông vv…

2.  Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa có tốt không?

Khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt sẽ thường xuyên quấy khóc, khó chịu do ngứa rát. Làn da bé còn mỏng manh nên càng dễ tổn thương hơn và gây nên các vết sưng tấy. Vì vậy, việc trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa sẽ giúp an toàn và đạt những hiệu quả nhanh chóng cho làn da bé.

Boi-dau-dua-cho-be
Bôi dầu dừa cho bé

Trong dầu dừa có chứa Vitamin E , Axit béo là Axit lauric và Axit capric giúp các vết muỗi cắn nhanh xẹp và lành lại. Tính kháng khuẩn cao của dầu dừa sẽ giúp cho các vết muỗi đốt không bị viêm nhiễm, sưng tấy. Ngoài da, sử dụng dầu dừa cũng làm triệt tiêu các tế bào chết xung quanh vết thương, kích thích sự ra đời của các tế bào mới, nhanh chóng làm lành vết đốt mà không gây ngứa rát, hay đổi màu da.

Khi phát hiện trẻ bị muỗi đốt xuất hiện các vết sưng tấy, phụ huynh cần nhanh chóng làm sạch cơ thể. Hạn chế dùng xà bông, sữa tắm khi tắm cho bé và thoa một lớp dầu dừa vào các vết đốt. Bé sẽ không còn cảm thấy ngứa rát khó chịu và da cũng sẽ không để lại sẹo.

3. Thành phần hóa học của dầu dừa

3.1. Acid lauric

Acid lauric là một loại chất béo bão hòa được tìm thấy rất nhiều trong dầu dừa. Acid lauric khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành hợp chất Monolaurin – một chất có vai trò lớn trong việc tạo các lớp kháng khuẩn chống viêm nhiễm, virut gây hại cho cơ thể.  Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Acid lauric có tác dụng giảm lượng Cholesterol độc hại, tăng lượng Cholesterol có lợi cho sức khỏe.

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa sẽ ngăn chặn sự tiếp xúc của vết thương hở do muỗi đốt với bụi bẩn trong không khí. Từ đó hạn chế khả năng viêm nhiễm, ngứa ngáy hiệu quả.

dau-dua-co-nhieu-thanh-phan-tot-cho-be
Dầu dừa có nhiều chất tốt cho bé

3.2. Acid linoleic

Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng như rụng tóc nhiều, tóc khô và xơ rối, các vết thương ngoài ra lâu lành thì có thể bạn đang bị thiếu Acid linoleic. Đây cũng là một loại rất béo bão hòa rất cần thiết cho cơ thể vì nó trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất.

Acid linoleic sẽ tạo ra các Omega – 6 có đặc tính kháng viêm, giúp các vết thương, vết muỗi đốt nhanh hồi phục và hạn chế sự ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như khói bụi. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng lớn trong việc tăng chức năng tuần hoàn não, tốt cho xương khớp và sức khỏe trong sinh sản.

3.3. Sắt và khoáng chất khác

Các khoáng chất ví dụ như Sắt rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Thiếu Sắt có thể gây ra các triệu chứng thiếu máu, khó thở, cơ thể luôn xanh xao, mệt mỏi vv..

Trong dầu dừa có chứa khoảng 11% hàm lượng Sắt được khuyến cáo là cần thiết để kích thích sự sản sinh các Hemoglobin giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Ngoài ra, thành phần Photpho và Kali có trong dầu dừa cũng tác động đến việc điều nhịp tim, rất tốt cho răng và xương.

Dầu dừa rất dễ thấm vào da, vì vậy thông qua việc bôi vào các vết muỗi đốt trên da bé giúp bé có thể hấp thụ sắt vào cơ thể dễ dàng hơn.

3.4. Vitamin C

Trong dầu dừa cũng chiếm hàng lượng lớn Vitamin C rất tốt cho cơ thể giúp bạn tăng khả năng kháng thể, chống oxy hóa, đẹp da và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, Vitamin C còn phối hợp với sắt có trong dầu dừa làm nâng cao sự chắc khỏe của xương, cơ bắp cũng như các mô liên kết trong các cơ quan. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa vừa an toàn, vừa tăng kháng thể giúp cho các vết sưng mau xẹp và không gây ra các triệu chứng phát sinh khác có hại cho sức khỏe bé.

3.5. Chất xơ cao và Zero Cholesterol

Chất xơ có tác dụng giúp bạn no lâu hơn, làm giảm nguy có đột quỵ và cao huyết áp, rất tốt cho tim mạch.  Trong dừa có hàm lượng chất xơ khá cao lại không có Cholesterol nên hoàn toàn phù hợp và an toàn khi sử dụng trên da của trẻ sơ sinh.

3.6. Chất chống oxy hóa

Các Vitamin E, Phenol và Phytosterol có trong dầu dừa đều là những chất chống oxy hóa cơ bản rất tốt cho da, ngăn ngừa lão hóa, ung thư. Sử dụng dầu dừa giúp triệt tiêu các gốc tự do trong cơ thể – nguyên nhân gây tổn hại đến các mô và tế bào, tăng cường sức đề kháng, diệt khuẩn.

Nhất là làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm thông qua các vết sưng như muỗi đốt thì càng nên sử dụng dầu dừa để cơ thể được cung cấp đầy đủ hơn lượng chất chống oxy hóa này.

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa sẽ hạn chế thấp nhất khả năng bị viêm nhiễm do nắng gió, bụi bặm, sức đề kháng cũng được tăng cường tốt hơn.

3.7. Thiamin

Thiamin hay còn gọi là Vitamin B1 là một chất rất cần thiết cho hệ thần kinh, tim, hệ tiêu hóa của cơ thể. Đặc biệt với các vết thương đang bị sưng tấy như muỗi đốt trên da em bé, thì Thiamin có trong dầu dừa sẽ góp phần giúp cho vết thương nhanh lành hơn, đồng thời kích thích sản sinh các năng lượng và tế bào giúp bé thêm khỏe mạnh.

dau-dua-rat-de-kiem-va-de-dung
Dầu dừa rất dễ kiếm và dễ sử dụng

4. Cách sử dụng dầu dừa hiệu quả cho bé

  • Với các vết muỗi đốt thông thường, bạn nên bôi dầu dừa khoảng 2 lần một ngày cho đến khi các vết sưng xẹp hẳn và không còn để lại dấu vết.
  • Nên bôi sau khi bé đã tắm rửa sạch sẽ để đạt hiệu quả nhanh hơn.
  • Phụ huynh có thể trực tiếp dùng tay bôi lên dầu dừa lên các vết đốt hoặc dùng tăm bông chấm lên vết sưng trên da bé.
  • Bố mẹ cũng nên chú ý không nên tắm cùng sữa tắm hay các sản phẩm có xà bông trên da bé bị có thể gây ảnh hưởng đến các vết muỗi đốt bị xây xát, hở miệng. Thay vào đó phụ huynh nên sử dụng vài giọt dầu dừa vào chậu tắm để vừa an toàn lại giúp da bé mịn màng hơn.

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi dầu dừa là hoàn toàn hợp lý và hiệu quả. Mỗi gia đình có trẻ nhỏ nên chuẩn bị sẵn cho mình một ít dầu dừa để vừa nâng cao sức khỏe và bảo vệ làn da của bé mỗi ngày.

dau-hieu-be-bi-rom-say-nang

Trẻ bị rôm sảy nặng sẽ rất nguy hiểm – Mẹ đừng mắc sai lầm

Trẻ bị rôm sảy nặng có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hơn thế nữa, vết rôm sảy có thể để lại sẹo thâm và ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ, khiến trẻ tự ti khi tiếp xúc với mọi người. Do đó, bố mẹ cần có biện pháp điều trị thích hợp chữa rôm sảy cho bé hiệu quả nhanh và an toàn.

Xem thêm:

1. Trẻ bị rôm sảy nặng có nguy hiểm không?

Rôm sảy vốn là bệnh lành tính, có thể tự hết sau 7-10 ngày. Tuy nhiên nhiều bố mẹ không biết cách điều trị đúng cách khiến trẻ bị rôm sảy nặng hơn và có thể dẫn đến nguy hiểm, cụ thể như:

1.1. Viêm da mãn tính

Khi bé bị rôm sảy nặng, làn da sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm. Giai đoạn này nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm da mãn tính, da gặp vấn đề về khả năng tiết mồ hôi hoặc thậm chí viêm cầu thận cấp.

1.2. Nhiễm trùng da

Những vết rôm sảy trên da có thể gây nhiễm trùng, là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây nên cảm giác ngứa ngáy hoặc đau đớn, khó chịu cho bé. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng da có thể sẽ để lại những vết sẹo, cũng như sự hình thành những tế bào biểu bì sau này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong một vài trường hợp rôm sảy nặng, bé còn phải đối mặt với nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch não.

tre-bi-rom-say-nang
Nốt rôm sảy có mủ

1.3. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là biến chứng do tình trạng nóng sốt khi bé bị rôm sảy nặng. Sốc phản vệ có thể biểu hiện ở các triệu chứng như: hạ huyết áp, đau đầu, nôn, mạch đập nhanh…

Sốc phản vệ có thể gây ra nhiều trường hợp tử vong.

1.4. Nhiễm trùng huyết khi trẻ bị rôm sảy nặng

Khi những nốt rôm sảy chuyển sang giai đoạn nặng và có mủ là lúc tình trạng nhiễm trùng đã trở nên quá nặng. Ở giai đoạn này, bé có thể bị nhiễm trùng máu, gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm màng não… nguy hiểm đến tính mạng.

2. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị rôm sảy nặng, cần đưa đi viện gấp?

Với những dấu hiệu rôm sảy ở trẻ dễ dàng nhận biết, trẻ bị rôm sảy nếu được chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết phù hợp có thể tự hết sau 7-10 ngày phát hiện.

Tuy nhiên, nếu tình trạng rôm sảy sau thời gian này không giảm đi mà còn chuyển biến tiêu cực, với những dấu hiệu sau đây thì có thể bé bị rôm sảy nặng và cần chuyển đi bệnh viện gấp:

  • Sau 7 – 10 ngày những vùng da bị rôm sảy không thu nhỏ lại mà ngày càng lan rộng hơn.
  • Tình trạng rôm sảy liên tục tái đi tái lại nhiều lần trên một vùng da
  • Bé có cảm giác bứt rứt, khó chịu, quấy khóc kèm theo những biến chứng nhiễm trùng da, sốt cao.
  • Khu vực bị rôm sảy có mủ, các nốt rôm sảy có đầu trắng hoặc có xuất hiện nước ở đầu nhọt.
Nốt rôm có mủ
Nốt rôm có mủ

3. Cách điều trị cho trẻ khi bị rôm sảy nặng

Khi rôm sảy đã chuyển sang giai đoạn nặng, các mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà bằng bất kỳ biện pháp nào. Việc bôi các loại thuốc hoặc các biện pháp dân gian trong giai đoạn này có thể sẽ khiến tình hình rôm sảy trên da bé càng trầm trọng hơn. Có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Điều cần làm khi trẻ bị rôm sảy nặng là lập tức đưa bé đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa da liễu.

dieu-tri-cho-tre-bi-rom-say-nang
Em bé bị rôm sảy nặng

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ cần chăm sóc làn da của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát bằng cách:

  • Tạo môi trường thoáng mát cho trẻ: cho bé chơi ở nơi mát mẻ, tránh đi chơi ngoài nắng, bụi bặm.
  • Luôn cho bé mặc đồ thoáng mát, rộng rãi dễ hút mồ hôi.
  • Đối với trẻ nhỏ thì hạn chế việc sử dụng tã lót, tả quần vào mùa hè.
  • Nên tắm cho trẻ mỗi ngày 2 lần vào 10h sáng và 5h chiều để làm mát cơ thể và sạch mồ hôi.
  • Cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, sữa mẹ.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Đối với trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên uống nhiều nước bổ sung nhiều thực phẩm tươi mát để bé hấp thu qua sữa. Còn đối với những trẻ đã ăn dặm hoặc ăn mạnh thì nên bổ sung thêm các thực phẩm từ rau khoai, rau ngót, lá tía tô, bí trắng, rau mồng tơi, rau má hay các loại nước ép cam, nước râu bắp, dưa leo, đậu xanh, rau dền…Những thực phẩm này đều có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, nhuận tràng và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé.
  • Tuyệt đối không giảm ngứa cho trẻ bằng cách dùng bàn chải, xơ mướp hoặc khăn bông kỳ hay chà mạnh lên da.

4. 5 sai lầm của mẹ khi trị rôm sảy cho trẻ

Rôm sảy ở trẻ có thể tự khỏi nếu bố mẹ biết chăm sóc da trẻ đúng cách, nhưng sẽ trở nặng bởi những sai lầm sau đây:

Sai lầm của mẹ khi trị rôm sảy cho trẻ
Sai lầm của mẹ khi trị rôm sảy cho trẻ

4.1. Dùng phấn rôm để trị rôm sảy cho bé

Bởi thực chất những hạt phấn rôm li ti không có tác dụng chữa rôm mà chỉ khiến các lỗ chân lông bị tắc lại. Sự tắc nghẽn này khiến mồ hôi không thể thoát ra, làm cho bệnh trở nặng hơn.

Phấn rôm chỉ nên dùng trong trường hợp rôm nổi ít để làm dịu ngứa cho trẻ. Khi rôm nhiều, đặc biệt các nốt rôm bị trầy xước, bố mẹ tuyệt đối không dùng phấn rôm để tránh gây nhiễm trùng và kích ứng da của trẻ.

4.2. Lạm dụng massage bằng tinh dầu

Massage giúp lưu thông máu và giúp trẻ thư giãn dễ chịu hơn, nên nhiều mẹ áp dụng cách này để giúp con giảm ngứa. Tuy nhiên đối với vùng rôm sảy không nên dùng tinh dầu massage (dầu olive, dầu dừa) bởi sẽ gây nhờn rít, bít tắc nang lông, làm tình trạng rôm sảy và nhiễm trùng nặng hơn.

Lạm dụng tinh dầu để massage cho bé bị rôm sảy nặng
Lạm dụng tinh dầu để massage cho bé bị rôm sảy nặng

4.3. Sai lầm khi tự ý sử dụng thuốc trị rôm sảy

Nhiều bố mẹ thấy con ngứa ngáy, khó chịu nên nóng lòng tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc bôi cho trẻ khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt khi bố mẹ vô tình mua phải các loại thuốc có thành phần Corticoid nặng, khi bôi cho trẻ có thể gây biến chứng. Nếu sử dụng bôi kéo dài sẽ gây nhiễm trùng, giãn mạch, kích ứng da…

4.4. Pha nước tắm cho trẻ sai cách

Trong tự nhiên có nhiều loại lá  có tác dụng làm mát, cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ như: trà xanh, sài đất, mướp đắng, lá khế…. nhưng bố mẹ có thể dùng nấu nước tắm cho con khi mới chớm bị rôm. Nếu bố mẹ pha nước tắm quá đặc hoặc không xử lý lá kỹ trước khi đun nước tắm sẽ khiến tình trạng thêm nặng hơn. Bố mẹ có thể tham khảo cách sử dụng lá tắm cho trẻ bị rôm sảy đúng cách tại đây

Tương tự việc vắt chanh quá nhiều hoặc dùng chanh chà xát vào vùng da bị nổi rôm của trẻ vì như thế có thể khiến làn da nhạy cảm của trẻ bị tổn thương, loét da, gây đau rát.

Dùng chanh chà xát vào da của bé
Dùng chanh chà xát vào da của bé càng làm vết rôm sảy trở nặng

4.5. Sai lầm khi dùng sữa tắm trị rôm sảy

Nhiều bố mẹ chủ quan cho trẻ dùng sữa tắm của người lớn để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, chúng chứa độ kiềm cao, gây khô da, kích ứng, làm suy yếu hàng rào bảo vệ và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da.

5. Cần làm gì để trẻ không bị rôm sảy nặng?

Để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy đến với trẻ khi bị rôm sảy nặng, bố mẹ cần thực hiện nghiêm túc một số lưu ý quan trọng sau:

  • Tuyệt đối không được nặn bóp những nốt rôm sảy xuất hiện trên da bé: Hành động này sẽ làm lây lan nước dịch sang những vùng da khác và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.
  • Không được dùng các loại tinh dầu, kem massage cho trẻ trong giai đoạn này: Đây chính là nguyên nhân gây bít lỗ chân lông, khiến tình trạng rôm sảy thêm trầm trọng hơn.
  • Có thể sử dụng một số loại lá để tắm cho bé: Tuy nhiên không nên tắm với nồng độ quá đặc để tránh gây kích ứng da.
  • Không dùng các loại sữa tắm, xà bông người lớn với nồng độ chất tẩy rửa và hóa chất cao để tắm cho bé.
  • Các mẹ nên cắt ngắn móng tay, móng chân cho bé để hạn chế việc bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và tự gãi gây viêm nhiễm, trầy xước vùng da bị rôm sảy.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc uống hoặc bất kỳ loại thuốc bôi nào để chữa rôm sảy nặng. Cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.

Khi trẻ bị rôm sảy, bố mẹ tuyệt đối không được lơ là để tránh gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng trẻ bị rôm sảy nặng nêu trong bài viết, hãy lập tức đưa bé đến gặp các bác sĩ da liễu để được can thiệp kịp thời.

tre-bi-rom-say-o-lung

Trẻ bị rôm sảy ở lưng cần điều trị thế nào cho hiệu quả

Vùng lưng là một vùng da nhạy cảm và dễ mắc phải rôm sảy. Trẻ bị rôm sảy ở lưng, mẹ phải làm gì? Hãy cùng giải đáp với Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan, Nguyên Trưởng khoa Laser phẫu thuật – Chăm sóc da thẩm mỹ, Viện Da liễu Trung ương.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy ở lưng

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị rôm sảy ở lưng là do các tuyến mồ hôi trên lưng đang gặp phải vấn đề tắc nghẽn.

Các tuyến mồ hôi trên da trẻ sơ sinh chưa phát triển một cách hoàn chỉnh, điều này khiến mồ hôi dễ bị bít tắc, không thể thoát ra ngoài dễ dàng. Mồ hôi kết hợp với bụi bẩn sẽ gây viêm da, nổi mẩn, kèm theo cảm giác ngứa. Các nốt rôm sảy nếu càng gãi thì càng thêm trầm trọng hơn, có thể gây mụn mủ hoặc nhiễm trùng.

tre-bi-rom-say-o-lung
Trẻ bị rôm sảy ở lưng

Nguyên nhân làm tuyến mồ hôi bít tắc có thể là do các bé bị sốt cao hoặc ở trong lồng ấp một thời gian dài hoặc bố mẹ cho bé mặc những loại vải quá dày, vải pha nilon,…

Thời tiết nóng ẩm, trẻ vận động, chơi đùa, tập thể dục… nhưng không được vệ sinh mồ hôi sạch sẽ cũng có thể tạo môi trường cho những vi khuẩn ngoài da hoạt động, gây bít tắc lỗ chân lông tạo thành rôm sảy.

be-choi-dua
Bé chơi đùa ra mồ hôi sẽ dễ bị rôm sảy

Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da không đúng cách hoặc tiếp xúc với những hóa chất có trong sữa tắm, xà phòng,… cũng làm rôm sảy xuất hiện.

Vùng lưng là một trong những vùng thường xuyên phải tiếp xúc với niệm, chăn và áo nên nếu không cẩn thận có thể khiến vùng da này bị bí bách, tạo điều kiện cho các nốt rôm sảy hình thành, gây khó chịu cho các bé.

2. Những điều nên làm khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

2.1. Tắm nước lá khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

Khi nhận thấy những nốt rôm xuất hiện, mẹ có thể tắm nước lá cho bé theo phương pháp dân gian như lá khế, mướp đắng, lá kinh giới…

Lưu ý:

  • Trước tiên, các loại lá cần được sửa thật sạch và ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn.
  • Nước tắm cần có nhiệt độ vừa phải và không quá đặc.
  • Sau khi tắm nước lá xong mẹ nên tráng lại người bé một lần nữa với nước ấm để làm sạch bột lá đọng trên da.

2.2. Lưu ý khi bôi kem

  • Mẹ cũng có thể dùng các loại kem giúp trẻ trị rôm sảy ở lưng theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Mẹ nên chọn những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên, dịu nhẹ, không gây kích ứng da của bé như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm Oxyd…
  • Không nên sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần dưỡng quá nhiều vì sẽ khiến vùng da bị rôm sảy trở nên nhờ rít, khó vệ sinh hơn; hay những loại kem có corticoid và paraben (chất làm kích ứng da).
  • Trước khi bôi kem lên da, mẹ nên làm sạch vùng da, sau đó bôi kem dưỡng một cách nhẹ nhàng với liều lượng vừa phải, nên dùng tăm bông để thoa kem, không dùng tay trực tiếp.

2.3. Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát

Để điều trị rôm sảy hiệu quả nhanh, bố mẹ nên tạo cho bé môi trường sinh hoạt, vui chơi phù hợp và thông thoáng, mát mẻ. Đặc biệt, mẹ nên thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh phòng cho bé, chăn nệm thật sạch để hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn khiến tình trạng rôm sảy thêm trầm trọng hơn.

2.4. Hạn chế ra mồ hôi

Khi trẻ bị rôm sảy, làn da của các bé sẽ rất mỏng và yếu, vì vậy nếu có ra ngoài mẹ cũng cần chú ý đến việc chống nắng cho trẻ, tránh những tác động của ảnh nắng ảnh hưởng đến làn da. Những biện pháp chống nắng ngoài trời có thể thực hiện như

  • Cho bé mặc những loại quần áo kín đáo nhưng không quá bí bách
  • Che chắn bằng các loại nón, mũ rộng vành, mang khẩu trang y tế…
  • Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên cho bé uống những loại thức uống mát như sữa, nước cam, nước rau má,… nhằm cung cấp nhiều vitamin để làn da khỏe mạnh hơn và làm mát da, tránh mất nước.
han-che-mo-hoi-de-tri-rom-say-cho-be
Hạn chế mồ hôi để trị rôm sảy cho bé

3. Những điều mẹ cần tránh khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

3.1. Ngừng tắm lá nếu có triệu chứng viêm sưng

Khi sử dụng các loại lá tắm cho trẻ bị rôm sảy ở lưng, mẹ cần theo dõi thường xuyên. Nếu thấy cơ thể bé xuất hiện một số triệu chứng viêm da, sưng đỏ, mưng mủ thì nên lập tức ngừng việc tắm bằng lá. Một số trường hợp do không theo dõi nên không thể phát hiện kịp thời, khiến tình trạng rôm sảy của bé ngày càng nặng, gây ra cảm giác ngứa rát rất khó chịu và khó chữa.

  • Tắm lá tuy là một phương pháp chữa rôm sảy tốt và phổ biến nhưng mẹ lưu ý phải sử dụng đúng cách. Mẹ cần chú ý liều lượng và số lần dùng sao cho phù hợp, tránh sử dụng quá nhiều khiến da bé bị kích ứng thêm.
  • Nên sử dụng loại lá tắm tùy thuộc vào tình trạng rôm sảy đang ở mức độ nào. Ví dụ không nên dùng chanh để tắm khi bé bị rôm sảy có kèm những vết xước trên da vì sẽ khiến bé cảm thấy xót và khiến vết xước lâu lành hơn.
  • Một số trường hợp sử dụng nước lá để tắm cho bé không đúng cách có thể ảnh hưởng đến những vùng da mỏng chứa các mạch máu, hệ thần kinh… gây viêm tắc tĩnh mạch não và nặng hơn có thể chuyển biến sang những di chứng nguy hiểm.

    Tre-tam-la
    Không tắm lá khi bé có triệu chứng viêm sưng

3.2. Tránh dùng sữa tắm, xà phòng của người lớn

  • Không được dùng những loại sữa tắm, xà phòng của người lớn để tắm cho bé. Làn da của người lớn khác với các bé, nếu dùng chung các sản phẩm này sẽ làm làn da mỏng manh của các bé bị kích ứng nghiêm trọng.
  • Khi bé bị rôm sảy bố mẹ cũng không nên massage da bé bằng những loại tinh dầu. Vì nó gây nhờn rít, khó chịu, thậm chí có thể khiến lỗ chân lông bị bí làm tình trạng rôm sảy trên da bé thêm trầm trọng hơn.
  • Nếu trong quá trình điều trị rôm sảy tại nhà, bố mẹ phát hiện thấy vùng da bị rôm sảy xuất hiện một số triệu chứng như mụn nước màu đỏ xuất hiện với mật độ dày, mụn mủ, mụn đầu trắng và các nốt mẩn ngứa nhiều… Mẹ nên lập tức đưa bé đến những cơ sở chuyên khoa da liễu để khám và điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trị rôm sảy khi không có sự chỉ dẫn của các bác sĩ da liễu.

Khi thấy trẻ bị rôm sảy ở lưng, bố mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tình xác định trình trạng, đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó, bố mẹ nên dùng sản phẩm dưỡng da em bé phù hợp để ngăn ngừa sẹo và vết thâm.

dau-hieu-tre-so-sinh-noi-rom-say-tren-mat

7+ Lưu ý QUAN TRỌNG mẹ cần biết về trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Tay, chân, lưng, cổ là những nơi thường xuất hiện của rôm sảy. Tuy nhiên, vài trường hợp trẻ nổi rôm sảy trên mặt khiến các mẹ trở nên lúng túng không biết phải làm thế nào. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ tìm được phương pháp chữa rôm sảy cho bé hiệu quả nhanh và an toàn.

Xem thêm:

Vùng mặt của trẻ thường bị rôm sảy
Vùng mặt của trẻ thường bị rôm sảy

1. Nguyên nhân gây rôm sảy ở mặt trẻ

Rôm sảy thường gặp ở trẻ nhỏ và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu khiên trẻ nổi rôm sảy trên mặt là do:

  • Tuyến mồ hôi ở trẻ hoạt động mạnh nhưng hệ điều hòa thân nhiệt chưa phát triển hoàn chỉnh gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông
  • Yếu tố thời tiết nắng nóng là nguyên nhân khiến các mao mạch trên da bé bị giãn ra, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập gây ứ đọng trên da và hình thành rôm sảy.
  • Khi trẻ bị sốt cao hoặc cơ thể vận động với cường độ cao, mồ hôi trên đầu chảy xuống mặt, bố mẹ không chú ý vệ sinh cho trẻ sẽ khiến những tác nhân như vi khuẩn trú ngụ ngoài da gây bít tắc tuyến mồ hôi.

Trẻ bị rôm sảy trên mặt thông thường sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nếu bố mẹ vệ sinh da cho bé đúng cách. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan vì rôm sảy xuất hiện trên mặt bé là khu vực khá nhạy cảm nên việc điều trị sẽ phức tạp hơn các khu vực khác. Nếu bố mẹ không điều trị đúng cách cho trẻ có thể khiến trẻ bị rôm sảy nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Cách điều trị khi trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Khi trẻ có dấu hiệu nổi rôm sảy trên mặt, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ bị rôm sảy ở mặt có dấu hiệu nặng
Bố mẹ cần lưu ý khi trên mặt trẻ có dấu hiệu rôm sảy trở nặng hơn

Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc bôi trị rôm sảy cho bé có thành phần như:

  • Lanolin: giúp ngăn ngừa bít các ống dẫn mồ hôi, ngăn không nổi rôm mới
  • Calamine: giúp giảm ngứa
  • Steroid: chỉ dùng khi bị rôm sảy nặng, giúp kháng viêm, tránh biến chứng.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị:

  • Không nên bôi quá nhiều, chỉ nên bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da mẩn đỏ
  • Khi mới bôi nên chỉ bôi một vùng nhỏ trên da trẻ, nếu bị kích ứng thì nên dừng lại.
  • Đặc biệt, Steroid chỉ được sử dụng trong trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt bố mẹ cần làm theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3. 3 điều nên làm khi trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Ngay khi trẻ có biểu hiện rôm sảy ở mặt, bố mẹ cần có biện pháp chăm sóc phù hợp để bé có thể nhanh khỏi.

3.1. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Vệ sinh da cho con thường xuyên:

  • Tắm rửa thường xuyên sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da từ đó giúp giảm tình trạng bệnh.
  • Các mẹ nhớ vệ sinh và lau khô phần da trẻ bị nổi rôm sảy trên mặt nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn
Vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ

Giữ quần áo bé luôn sạch sẽ:

  • Bố mẹ nên cho bé mặc quần áo sạch và khô thoáng để tránh viêm nhiễm.
  • Mẹ cũng nên lựa loại vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt và để không cọ xát với da bé gây ngứa.

Lau mồ hôi:

  • Bé nổi rôm sảy trên mặt là do rối loạn của tuyến mồ hôi chính vì thế mà lau mồ hôi thường xuyên sẽ làm giảm bít tắc lỗ chân lông, bụi bẩn đọng trên da.
  • Ba mẹ dùng khăn lông mềm khô lau các vùng da nổi sảy cho bé.

3.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Nâng cao sức đề kháng cho con bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng:

  • Đối với trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho bé.
  • Với những bé đã ăn dặm hoặc uống sữa ngoài, mẹ nên đa dạng các món ăn. Sử dụng những thực phẩm có tác dụng làm mát, trị rôm sảy.

Cho trẻ uống đủ nước: Bổ sung đủ nước giúp da bé luôn mềm mại và phần da nổi sảy không bị bong tróc.

Bổ sung nước cho trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước

3.3. Cẩn thận khi điều trị cho trẻ nổi rôm sảy trên mặt

  • Hãy cho trẻ đi khám bác sĩ khi vùng da bị rôm có đầu mủ và tình trạng không khả quan: Rôm sảy thường tự hết sau 1 đến 2 tuần nhưng nếu kéo dài và bắt đầu xuất hiện mủ thì bệnh đã trở nặng ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ da liễu để chẩn đoán và điều trị phù hợp.
  • Không tự ý mua thuốc trị cho con: Nhiều ba mẹ muốn con mau khỏi nên tự ý đi mua các loại thuốc tại các cơ sở y tế. Việc lựa chọn loại thuốc không phù hợp có thể gây tác dụng phụ cho bé và có thể khiến bệnh nặng hơn.
  • Không được tự ý bôi thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu: Phần da mặt là nơi nhạy cảm và nếu không cẩn thận có thế gây sẹo và ảnh hưởng đến bộ phận khác. Sử dụng thuốc bôi không đúng cách có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu trẻ nổi rôm sảy trên mặt không quá nghiêm trọng thì không cần dùng thuốc bôi.
Bố mẹ không nên tự ý bôi thuốc lên mặt trẻ
Bố mẹ không nên tự ý bôi thuốc lên mặt trẻ

4. 4 điều cần tránh khi trẻ bị rôm sảy trên mặt

4.1. Không tự ý tắm lá cho bé

  • Không tùy tiện dùng lá cây để làm nước rửa mặt khi chưa biết rõ tình trạng rôm sảy của bé thuộc dạng nào. Bố mẹ không nên tùy ý dùng lá tắm cho bé. Nhất là khi trẻ nổi rôm sảy trên mặt, trẻ có thể bị dị ứng với lá cây và rôm sảy trở nặng hơn ảnh hưởng đến ngoại hình của bé sau này.
  • Chanh có thể làm nhiễm trùng da của trẻ nặng hơn: trong chanh chứa nhiều axit giúp sát khuẩn tốt nhưng chỉ tốt với người lớn. Da bé còn rất yếu nên việc tắm bằng chanh sẽ khiến da mài mòn và làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
Không tự ý tắm lá cho trẻ bị rôm sảy ở mặt
Không tự ý tắm lá cho trẻ bị rôm sảy ở mặt

4.2. Tránh làm tổn thương da bé

  • Tránh bôi phấn rôm khi vùng da của con đang bị thương tổn: Phấn rôm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bé và khiến rôm sảy lan rộng hơn.
  • Không massage cho trẻ bằng dầu dừa, dầu oliu: Bởi điều này sẽ làm bít lỗ chân lông và làm tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn
  • Không dùng xà phòng của người lớn: Da bé rất mỏng manh, sử dụng xà phòng của người lớn khiến da bé trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh da liễu hơn. Ba mẹ nên chọn loại sữa tắm em bé có thành phần dịu nhẹ để bảo vệ làn da bé.
  • Không để bé dùng tay gãi vết rôm sảy: Trẻ nổi rôm sảy trên mặt hay bất cứ vùng nào đều gây ngứa ngáy. Việc dùng tay gãi vùng da bị rôm sảy sẽ dẫn đến viêm da và khó hồi phục.
bé nổi rôm sảy trên mặt
Rôm sảy trên mặt bé

4.3. Không dùng thực phẩm nhiều đường

Đường tự do là nguyên nhân cản trở sự hình thành của collagen. Sử dụng thực phẩm nhiều đường làm chậm quá trình phục hồi của da.

Vì vậy ba mẹ có thể bổ sung đường cho bé bằng việc ăn nhiều trái cây.

Cho trẻ ăn nhiều trái cây để bổ sung đường và vitamin
Cho trẻ ăn nhiều trái cây để bổ sung đường và vitamin

4.4. Tránh mặc quần áo sai kích cỡ

Bố mẹ cho trẻ mặc bỉm quá lâu, và đặc biệt mặc bỉm quá chật sẽ gây bí tắc lỗ chân lông khiến cơ thể bé phải tiết mồ hôi nhiều dẫn đến rôm sảy.

Quần áo bó sát khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn vì bị cọ xát nhiều. Vì vậy bố mẹ nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát cho bé

5. Phòng tránh rôm sảy cho trẻ

  • Nơi ở của trẻ phải thoáng mát, thông gió, tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, ngột ngạt, nóng, bí gió.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mại không gây kích ứng cho da của trẻ
  • Tắm rửa cho trẻ thường xuyên giúp cơ thể mát, làm sạch da, thông thoáng các lỗ chân lông
  • Cho bé uống đủ nước và ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, chè đậu xanh, đậu đỏ, bột sắn dây, uống thêm nước rau má.
  • Mẹ nên thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi gây xây sát làm da nhiễm khuẩn
Bố mẹ thường xuyên cắt móng tay cho trẻ
Bố mẹ thường xuyên cắt móng tay cho trẻ

Rôm sảy trên mặt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng việc xem nhẹ bệnh sẽ khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn. Để rôm sảy không trở nặng, ba mẹ cần hiểu rõ về bệnh và cách chăm sóc bệnh đúng. Hy vọng các bậc phụ huynh đã biết cách giải quyết tình trạng trẻ nổi rôm sảy trên mặt sau khi đọc bài viết này.