Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tả

Hăm tã – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bố mẹ cần biết

Bé bị hăm tã sẽ trở nên khó chịu, cáu bẳn bởi vùng da bị tổn thương khiến bé đau đớn. Tuy không gây hại nhiều nhưng hăm tã có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp thiên thần của bé. Vì thế mẹ cần phải lưu ý những điều này để giúp bé nhanh khỏi.

Xem thêm:

1. Hăm tã là gì?

Hăm tã hay viêm da tã lót là hiện tượng da bị viêm ở vùng mặc tã. Hăm tã là cách da phản ứng trước những kích thích có thể gây tổn thương như da bị bí, ẩm ướt, đổ nhiều mồ hôi,… Khi bệnh phát triển nặng hơn, nó có thể lan sang các khu vực da khác như bắp đùi hoặc bụng.

Hăm tả ở trẻ em là hiện tượng da bị viêm ở vùng mặc tả
Hăm tã ở trẻ em là hiện tượng da bị viêm ở vùng mặc tả

Hăm tã khác với trường hợp phát ban do bị nóng. Bệnh này chỉ xảy ra ở khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ. Nếu trẻ có làn da rất nhạy cảm hoặc khi nước tiểu hoặc phân trong tã chạm vào da quá lâu, làm cho da bị kích ứng gây đau và đỏ da.

2. Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tả
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tả

Giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu. Làn da non nớt của bé dễ dàng bị tổn thương dù là những tác động nhỏ nhất. 

2.1. Kích thích từ phân và nước tiểu

  • Nước tiểu hoặc phân tích tụ ở tã tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi.
  • Khi da trẻ tiếp xúc thường xuyên với tã bẩn, da sẽ bị kích ứng.
  • Trẻ có thể dễ bị hăm tã hơn nếu bé đi nặng thường xuyên hoặc tiêu chảy mà không được thay tã kịp thời.

2.2. Kích ứng với hóa chất

Hăm tã do kích ứng với hóa chất
Nguyên nhân kích ứng với hóa chất
  • Da của em bé có thể phản ứng với khăn lau, tã hoặc chất tẩy rửa, chất làm mềm vải được sử dụng để giặt tã vải.
  • Một số loại kem bôi, dầu dưỡng có thể dị ứng với làn da trẻ gây hăm tã.

2.3. Nhiễm vi khuẩn hoặc nấm men (nấm)

  • Khu vực được bao phủ bởi tã – mông, đùi và bộ phận sinh dục – đặc biệt dễ bị tổn thương vì nó ấm và ẩm ướt, tạo ra một nơi sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn và nấm men. Da trẻ sẽ bị mẩn đỏ, nổi phát ban, nhất là trong các nếp nhăn của da.

2.4. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc

  • Trẻ thay đổi thức ăn sang thức ăn đặc khiến thành phần phân thay đổi.
  • Những thay đổi trong chế độ ăn của bé làm tăng tần suất đi nặng.
  • Điều này làm tăng khả năng hăm tã trong thời gian đầu.
Trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc
Trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc

2.5. Da nhạy cảm

  • Em bé có làn da nhạy cảm và đã từng bị bệnh dị ứng, chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã (chàm), có thể dễ bị hăm tã hơn.
  • Tuy nhiên, vùng da bị kích thích của viêm da dị ứng và bệnh chàm chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực khác ngoài khu vực tã.

2.5. Sử dụng kháng sinh

  • Khi em bé uống thuốc kháng sinh, vi khuẩn kiểm soát sự phát triển của nấm men có thể bị cạn kiệt, dẫn đến hăm tã do nhiễm trùng nấm men.
  • Sử dụng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Trẻ bú sữa mẹ có mẹ uống kháng sinh cũng có nguy cơ bị hăm tã.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Do sử dụng thuốc kháng sinh

2.6. Cọ xát với tã

  • Tã hoặc quần áo cọ xát vào da liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương.

3. Biểu hiện, triệu chứng khi bé bị hăm tã

3.1. Viêm da và phồng rộp

Đây là tình trạng hăm tã phổ biến nhất của trẻ khiến trẻ bị đau và quấy khóc thường xuyên. Viêm da nhiễm trùng nấm men với những triệu chứng như:

  • Vùng da đùi, vùng da dưới nếp gấp và da mông của trẻ có thể bị sưng phồng và tấy đỏ. 
  • Xuất hiện những nếp gấp ngắn và nhiều dưới vùng da bé mặc tã.
  • Những nốt đỏ nhỏ sẽ dần dần xuất hiện và trở thành một mảng đỏ rực sần sần dễ thấy.
Hăm tã khiến da trẻ bị viêm và phồng rộp
Da trẻ bị viêm và phồng rộp

3.2. Viêm da hậu môn

  • Các bé uống sữa công thức hay gặp phải tình trạng hăm tã này.
  • Do sữa công thức có nhiều kiềm hơn sữa mẹ. Nó làm cho vùng da quanh hậu môn của trẻ bị viêm, da chuyển sang màu đỏ sậm và khô rát.

3.3. Viêm da dị ứng

  • Các mảng da đóng vảy ở khu vực mặc tã và có thể lan sang các khu vực không mặc tã ở những bé dưới 12 tháng tuổi có làn da nhạy cảm hơn.

3.4. Chốc lở

  • Trên da trẻ xuất hiện những vết phồng rộp, mụn chứa đầy mủ và những vùng da màu vàng nâu đặc trưng.
  • Có thể xuất hiện ở vùng da dưới mông, phần hậu môn, bụng dưới và nhanh chóng lan sang các khu vực khác của cơ thể.
Chốc lở
Vùng mông bé bị chốc lỡ

3.5. Viêm da ngấn tã

  • Trường hợp này thường xảy ra khi rìa mép tã cứng cọ xát với làn da của trẻ.
  • Viêm da ngấn tã hay xuất hiện ở bụng trên hoặc nếp gấp ở chân và trở nên phổ biến hơn trong thời tiết ẩm khô nóng.

3.6. Viêm da cọ xát

  • Biểu hiện là da bị tấy đỏ và có thể bị trầy xước nhẹ.
Viêm da cọ xát
Viêm da cọ xát ở trẻ

4. Cách điều trị hiện tượng hăm tã

Khi phát hiện trẻ bị hăm tã, điều đầu tiên mẹ cần làm là loại bỏ ngay tã. Sau đó, mẹ cần làm sạch vùng da bị hăm và để da khô thoáng tự nhiên. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà mẹ có thể áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

4.1. Viêm da nhiễm trùng nấm men

  • Trường hợp này, bé có thể sử dụng các loại thuốc mỡ đặc cho bác sĩ kê toa.

4.2. Viêm da hậu môn

  • Có thể được điều trị bằng các loại thuốc, kem bôi có tính dưỡng ẩm, có khả năng làm mềm da và tái tạo lại vùng da bị tổn thương.
  • Mẹ nên thường xuyên làm sạch vùng da này sau khi bé đi nặng.
Điều trị hăm tã ở trẻ em bằng các loại kem bôi
Mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi 

4.3. Viêm da dị ứng

  • Trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc theo toa để ngăn ngừa dị ứng lan sang các vùng khác của cơ thể.

4.4. Chốc lở

  • Trẻ có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

4.5. Viêm da cọ xát

  • Điều trị bằng cách sử dụng một số loại kem bôi dưỡng ẩm không cần kê toa.
  • Mẹ cũng có thể dùng các loại dầu dưỡng từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu để bôi lên da cho trẻ.
Bôi các loại kem dưỡng ẩm cho bé
Mẹ có thể bôi các loại kem dưỡng ẩm

4.6. Viêm da ngấn tã

  • Được điều trị bằng các loại thuốc mỡ, kem bôi có tác dụng dưỡng da, ngăn ngừa nhiễm trùng không cần kê toa.

4.7. Viêm da và phồng rộp

  • Tình trạng hăm tã này có thể tự biến mất nếu như mẹ cách ly bé khỏi tã trong một thời gian và giữ cho vùng da mặc tã luôn khô thoáng.
  • Mẹ cũng có thể sử dụng một lại kem bôi giúp điều trị hăm tã như Kem EmBé giúp chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm dịu da, dưỡng da của Kem EmBé sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi.
Điều trị hăm tã ở trẻ em bằng Kem EmBé
Kem EmBé trị hăm tã ở trẻ em an toàn và hiệu quả

Mẹ nên nhớ khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị hăm tã cho trẻ, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Khi trẻ có những biểu hiện sau đây, mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời:

  • Hăm tã kéo dài hơn 1 tuần không khỏi.
  • Vùng da bị kích ứng càng lúc càng mở rộng.
  • Trẻ bị sốt nhẹ, biếng ăn, thường xuyên quấy khóc.

5. Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị hăm tã

5.1. Sai lầm của các ông bố bà mẹ về hăm tã

  • Hăm tã có thể tự khỏi
    • Không ít trường hợp bố mẹ cho rằng hăm tã là hiện tượng trẻ nào cũng gặp phải nên không cần điều trị nhưng không phải.
    • Nhiều trường hợp trẻ có thể tự khỏi hăm tã, nhưng cũng không ít trường hợp hăm tã phát triển nặng hơn gây ra những kích ứng nghiêm trọng.
  • Hăm tã có thể điều trị tại nhà
    • Hầu hết các trường hợp hăm tã của trẻ đều có thể được điều trị tại nhà.
    • Nếu trẻ bị hăm tã nặng gây sốt nhẹ, mệt mỏi, quấy khóc thì mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được khám chữa bệnh tốt nhất.
Hăm tã khiến bé quấy khóc
Hăm tã khiến bé quấy khóc

5.2. Những điều bố mẹ nên làm khi con bị hăm tã

  • Xử lý nhanh chóng, kịp thời
    • Trẻ bị hăm tã cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh hăm tã nặng hơn và lan rộng.
  • Vệ sinh da cho trẻ đúng cách
    • Dùng nước ấm và khăn lau sạch để vệ sinh vùng da bị hăm. Bố mẹ lưu ý không được chà sát mạnh gây xước và tổn thương.
  • Dưỡng ẩm cho da trẻ thường xuyên
    • Làn da bé được cung cấp độ ẩm phù hợp sẽ giúp loại bỏ hiện tượng da khô ráp, da có nếp gấp. Trẻ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi da trở nên mềm mại.
Dưỡng da để trị hăm tã ở trẻ
Mẹ nên dưỡng ẩm cho da trẻ thường xuyên

5.3. Những điều bố mẹ nên tránh khi con bị hăm tã

  • Tránh dùng phấn bột quá nhiều
    • Nhiều gia đình có quan niệm dùng phấn rôm để bảo vệ làn da của em bé và hấp thụ độ ẩm dư thừa.
    • Tuy nhiên, các bác sĩ đã chỉ ra rằng bố mẹ nên hạn chế dùng phấn rôm cho trẻ. Bởi bột phấn rôm có thể gây kích ứng phổi.
    • Phấn rôm kết hợp với mồ hôi còn có thể gây bí tắc lỗ chân lông làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Tiếp tục cho trẻ sử dụng tã
    • Khi trẻ chưa khỏi hăm tã, bố mẹ không nên cho trẻ mặc tã trở lại mà nên đợi tới khi trẻ khỏi hoàn toàn.
  • Không lau rửa vùng da bị hăm tã.
    • Các loại nước tẩy rửa mạnh, xà phòng có mùi thơm nồng, khăn lau chứa propylene glycol và cồn. Chúng càng làm da bé bị kích ứng.
  • Dùng kem bôi không đảm bảo
    • Khi lựa chọn kem bôi chữa hăm tã, bố mẹ nên lựa chọn loại kem bôi an toàn, thành phần từ thiên nhiên.
    • Không sử dụng các loại kem bôi nguồn gốc không đảm bảo hoặc chứa thành phần gây kích ứng da trẻ như salicylat metyl, benzoin hoặc camphor,…
Mẹ không nên dùng quá nhiều phấn bột
Mẹ không nên dùng quá nhiều phấn bột

6. Phòng tránh hăm tã cho con

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hăm tã là giữ cho vùng da sạch sẽ và khô ráo. Một vài cách đơn giản có thể giúp giảm khả năng trẻ bị hăm tã là:

  • Thay tã thường xuyên
    • Mẹ cần phải loại bỏ tã ướt hoặc bẩn kịp thời ngay khi trẻ làm bẩn tã.
    • Trường hợp trẻ không làm bẩn tã, mẹ cũng nên thay tã định kỳ 6h/lần.
  • Làm sạch đúng cách
    • Rửa sạch vùng da mặc tã của em bé bằng nước ấm mỗi lần thay tã.
    • Khăn lau ẩm, bông gòn và khăn lau trẻ em có thể hỗ trợ làm sạch da, nhưng hãy nhẹ nhàng.
    • Không dùng khăn lau có cồn hoặc nước hoa, nếu mẹ muốn sử dụng xà phòng, hãy chọn loại dịu nhẹ, không có mùi thơm.
Thay tả thường xuyên là cách phòng ngừa hăm tã
Mẹ nên thường xuyên thay tã cho bé

Nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho da khô bằng khăn sạch hoặc để khô tự nhiên, không chà xát mạnh tay.

  • Không mặc tã quá chật cho trẻ: Tã chặt tạo ra môi trường ẩm ướt thuận lợi cho chứng hăm tã.
  • Hạn chế sử dụng tã: Khi có thể, mẹ hãy để bé không mặc tã, để vùng da trở nên khô thoáng.
  • Cân nhắc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên: Nếu trẻ bị hăm tã thường xuyên, mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm, hạn chế khô da. Độ ẩm vừa phải sẽ giúp da trẻ dịu hơn và tránh được tình trạng khô da, bong tróc da.
  • Sau khi thay tã, rửa tay sạch sẽ: Rửa tay có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hoặc nấm men sang các bộ phận khác trên cơ thể bé.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ đã biết cách làm thế nào khi trẻ bị hăm tã .Tình trạng hăm tã của trẻ sẽ không đáng lo ngại nếu như được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua website : Kemembe.com hoặc hotline : 1800.8179

Các loại viêm da ở trẻ em - Viêm da cơ địa ở tay trẻ

6 loại viêm da ở trẻ em dễ mắc phải – Mẹ không thể bỏ qua

Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng, bệnh viêm da có mủ… là các bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Các loại viêm da ở trẻ em này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng song lại khiến trẻ rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Sau đây là các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ phổ biến, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm:

1. Viêm da cơ địa ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, viêm da cơ địa thường khởi phát với những thương tổn ban đầu là ngứa và dạng chàm da. Nếu trong gia đình của trẻ có người thân có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan tới dị ứng như hen, viêm mũi, viêm xoang, sẩn ngứa, mề đay hay dị ứng thuốc… thì trẻ sinh ra có tỉ lệ mắc viêm da cơ địa tương đối cao.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ

  • Yếu tố môi trường: Ô nhiễm môi trường; bụi, lông động vật, chất liệu vải, …
  • Yếu tố di truyền: Có khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này và nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì trẻ sinh ra có đến 80% cũng bị bệnh.
Viêm da cơ địa ở trẻ
Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Dấu hiệu của viêm da cơ địa ở trẻ em

  • Trên da xuất hiện các sẩn đỏ, vết trợt, da trở nên dày hơn, có thể xuất hiện mụn nước khu trú hay lan tỏa cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở những vùng nếp gấp như khủy tay. Ngoài ra mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay cũng có thể xuất hiện bệnh.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ em không quá nguy hiểm. Các loại viêm da cơ địa ở trẻ hầu hết trẻ sẽ tự khỏi khi đến 18-24 tháng tuổi. Đối với trẻ em thì khoảng 70% sẽ tự khỏi khi lớn lên nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, 30%  còn lại thì kéo dài dai dẳng.

Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ
Các vết sẩn đỏ, vết trợt là biểu hiện của viêm da cơ địa ở trẻ em

2. Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm tiếp xúc hay còn gọi là viêm da dị ứng trẻ em là phản ứng của da khi trẻ tiếp xúc với một số yếu tố từ môi trường bên ngoài gây ra kích ứng.

Bệnh có thể diễn tiến cấp tính hoặc mạn tính, tùy từng trường hợp. Đây cũng là bệnh viêm da thường gặp ở trẻ với 1.5-5.4% dân số thế giới gặp phải ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hình ảnh viêm da dị ứng ở trẻ em
Hình ảnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Dấu hiệu viêm da dị ứng ở trẻ theo giai đoạn

  • Cấp tính: Ở giai đoạn này trên da xuất hiện những dát đỏ, có ranh giới rõ ràng và có hiện tượng sưng, phù nề. Các bọng nước này khi bị vỡ sẽ để lại những vết trợt và khi khô thì sẽ đóng vảy tiết. Trẻ có cảm giác ngứa, khó chịu.
  • Bán cấp tính: Giai đoạn này những tổn thương da có màu đỏ nhạt, kích thước nhỏ và có vảy khô. Trong nhiều trường hợp trên da xuất hiện đốm màu đỏ nhỏ hoặc những vùng da sẩn chắc và có hình tròn.
  • Mạn tính: Giai đoạn này thường da sẽ dày hơn thành các mảng. Các mảng này ít gây ngứa và nhiễm khuẩn nhưng gây mất thẩm mỹ trên bề mặt da của bé. Cha mẹ không nên để bệnh viêm da dị ứng ở trẻ chuyến sang mạn tính.
Viêm da dị ứng giai đoạn nặng
Viêm da dị ứng giai đoạn nặng

Bé bị viêm da dị ứng phải làm sao

Đối với các loại viêm da dị ứng khác nhau sẽ có hướng điều trị cụ thể khác nhau. Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám xác định bệnh trước khi dùng thuốc theo đơn.

Điều trị bệnh cụ thể như sau:

  • Viêm da dị ứng cấp tính, lan tỏa toàn thân có thể chỉ định corticoid toàn thân liều thấp 15-20mg/ngày x 3 ngày sau giảm liều xuống 5mg/ngày x 3 ngày rồi ngừng điều trị.
  • Điều trị tại chỗ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, thường sử dụng các chế phẩm có corticoid.
Thuốc corticoid
Thuốc corticoid dùng trong điều trị viêm da dị ứng

3. Bệnh viêm da mủ ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ có thể do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn gây ra. Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em điển hình là các mụn mủ nhiễm khuẩn, có thể lây lan khi bị vỡ mụn hoặc bé gãi ngứa.

Trẻ bị viêm da mủ
Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em

3.1. Viêm da mủ ở trẻ em do tụ cầu khuẩn

Viêm da tụ cầu hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ cầu vàng gây ra và có thể gây thành dịch ở trẻ sơ sinh trong bệnh viện.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do tụ cầu vàng, tên khoa học là Staphylococcus aureus tiết ra độc tố gây bong da lưu hành trong máu người bệnh.
  • Có 2 loại độc tố khác nhau là exfoliative toxin A và B (ETA, ETB). Các độc tố làm phân cắt desmoglein 1 (thường nằm ở lớp hạt của thượng bì) gây ra các bọng nước khu trú nông, dễ vỡ và bong vảy rất nhanh.

Dấu hiệu viêm da ở trẻ em do tụ cầu

  • Ban đầu khi nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là thương tổn chốc hoặc nhọt.
  • Bệnh khởi phát trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, kích thích, đau họng và đau rát da. Sau đó trên da (chủ yếu xung quanh miệng) xuất hiện những ban màu hồng nhạt.
  • Sau khoảng từ 1-2 ngày thì bệnh sẽ diễn tiến xấu đi với sự xuất hiện của những bọng nước nông, nhanh chóng vỡ tạo thành lớp vảy da mỏng, nhăn nheo hoặc có thể có đỏ da toàn thân.
Hình ảnh viêm da mủ do tụ càu khuẩn ở trẻ nhỏ
Hình ảnh viêm da ở trẻ em do tụ cầu khuẩn

Cách điều trị  viêm da mủ do tụ cầu ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị viêm da mủ do tụ cầu khuẩn là sử dụng kháng sinh toàn thân, uống thêm nước – điện giải để năng cao thể trạng của trẻ. Cụ thể:

  • Thời gian điều trị 7 ngày: sử dụng thuốc kháng sinh, tốt nhất là Amoxicillin phối hợp với acid clavulanic: trẻ em < 12 tuổi: 30mg/kg/ngày chia 2 lần, trẻ em > 12 tuổi: 40mg/kg/ngày (tùy tình hình dịch tễ ).
  • Trường hợp vi khuẩn tụ cầu vàng nhạy cảm Methicillin thì sử dụng Oxacillin 150 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần, lộ trình điều trị từ 5-7 ngày cũng mang lại hiệu quá điều trị khả quan.
  • Đối với vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin thì sử dụng vancomycin 40-60 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần, thời gian điều trị từ 7-14 ngày.
  • Lưu ý: Cha mẹ chỉ dùng kháng sinh cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Viêm da mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn có các thể như chốc lây, chốc loét, hăm kẽ, viêm quầng. Đây là một trong các loại viêm da ở trẻ em phổ biến, ít gặp ở người lớn

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn ở trẻ nhỏ
Viêm da mủ do liên cầu khuẩn ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ em do tụ cầu khuẩn

Trên da xuất hiện những bọng nước nông, nằm rải rác, và có mủ, sau khi vỡ đóng vảy ở vết thương.

  • Trên da xuất hiện nhiều dát đỏ xung huyết, ấn kính hoặc căng da mất màu. Lúc này vùng tổn thương sẽ có kích thước từ 0.5-1cm. Sau một thời gian ngắn sẽ xuất hiện những bọng nước trên những dát đỏ.
  • Đặc điểm của những bọng nước này là kích thước từ 0.5-1cm, cảm quan nhăn nheo, có quầng đỏ viêm xung quanh bọng nước. Sau vài giờ, bọng nước sẽ nhanh chóng trở thành bọng mủ.
  • Khi các bọng mủ bị vỡ ra thì sẽ đóng thành vảy. Nếu cạy bỏ lớp vảy tiết này thì sẽ thấy những vết trợt nông màu đỏ, có bề mặt khá ẩm ướt.
  • Nếu liên cầu khuẩn xuất hiện ở đầu thì việc hình thành vảy tiết sẽ khiến cho tóc bị bết. Sau từ 7-10 ngày thì những vảy tiết này sẽ bong đi để lại lớp da có màu hồng, nhẵn. Những vùng da này sẽ nhanh chóng lành lặn lại mà không để lại sẹo.
  • Viêm da ở trẻ do liên cầu khuẩn có thể gây ra viêm cầu thận rất nguy hiểm.
Viêm da liên cầu
Hình ảnh bệnh viêm da liên cầu

Cách điều trị viêm da ở trẻ nhỏ do nhiễm liên cầu khuẩn

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là kết hợp thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân, chống ngứa, tránh lây nhiễm và điều trị biến chứng nếu có. Cụ thể:

  • Ngâm, tắm: sử dụng nước thuốc tím loãng 1/10.000 hoặc các dung dịch sát khuẩn khác để ngâm hoặc tắm 1 lần/ngày cho trẻ.
  • Chấm dung dịch màu như milian, castellani, dung dịch eosin 2%… vào buổi sáng trên các bọng nước, bỏng mủ để giúp chúng nhanh khô, đóng vảy nhanh.
  • Trường hợp nhiều vảy tiết: sử dụng nước muối sinh lý 9% hoặc nước thuốc tím 1/10000 hay dung dịch Jarish để các vảy tiết nhanh khô và bong vảy dễ dàng.  Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem bôi chứa axit fucidic, erythromycin… để bôi 2-3 lần/ngày cũng giúp vảy tiết nhanh khô và bong tróc dễ dàng.

4. Bệnh viêm da dầu (viêm da tiết bã)

Viêm da dầu là một trong các dạng viêm da ở trẻ nhỏ, thường gặp ở trẻ sơ sinh do tuyến bã tăng hoạt động do tác dụng của hormone androgen từ mẹ truyền qua bé.

Nguyên nhân

Nguyên nhận của bệnh viêm da dầu chưa được khẳng định rõ ràng. Thường được biết đến là do sự tăng tiết chất bã, dầu tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển. Một trong số đó phổ biến là nấm malassezia, vi khuẩn P.acne và một số vi khuẩn khác. Đây là một trong số các bệnh viêm da ở trẻ em lành tính nhất.

Dấu hiệu viêm da tiết bã ở trẻ em

  • Trên da xuất hiện những dát đỏ thẫm, có vảy da khô.
  • Gàu xuất hiện đối với viêm da ở trẻ sơ sinh tiết bã ở đầu, viêm da đầu ở trẻ em thường gọi là “cứt trâu”.
  • Các loại viêm da mặt thì da mặt xuất hiện các dát đỏ, có vảy da màu trắng, thường bị ở giữa 2 lông mày và rãnh mũi, má.
  • Ở trên cơ thể thì xuất hiện ở trước ngực và vùng liên bả vai với các sẩn đỏ ở những nang lông có vảy mỡ. Các sẩn liên kết với nhau tạo thành những mảng lớn, có nhiều cung như cánh hoa, giữa có vảy mỏng, xung quanh là các sẩn màu đỏ thẫm trên có vảy mỡ.
  • Ở vùng nhiều nếp gấp như nách, bẹn, vùng hậu môn, bộ phận sinh dục có biểu hiện viêm kẽ, đỏ da, giới hạn rõ và có vảy mỡ.
Viêm da đầu ở trẻ lan xuống mặt
Vùng da giữa chân mày đóng vảy

Cách chữa bệnh viêm da dầu ở trẻ em

  • Cũng như các loại viêm da ở trẻ khác, nguyên tắc điều trị là sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ có tác dụng đối với Pityrosporum.
  • Có thể sử dụng thuốc bôi chứa corticoid, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng trong nhiều trường hợp.
  • Các thuốc điều trị phụ thuộc vào vị trí bị viêm da tiết bã.
    • Viêm da dầu ở đầu: gội bằng dầu gội chống nấm, nước gội đầu có pyrithion, kẽm, magie.
    • Có thể dùng xà phòng chống nấm (chlorhexidin, trichorcarbanid), sau đó dùng các dẫn chất của imidazol.
    • Nếu có nhiều vảy dày trên da đầu cần làm mềm vảy bằng xà phòng hay mỡ salicylic 5% hoặc mỡ kháng sinh.
  • Không nên dùng các thuốc corticoid bôi. Trong trường hợp tổn thương lan toả có thể sử dụng ketoconazol đường uống.
  • Lưu ý: Thuốc corticoid không nên dùng quá 10 ngày, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ bị viêm da tiết bã thể nặng
Hình ảnh trẻ bị viêm da tiết bã thể nặng

5. Viêm da ở trẻ em do côn trùng cắn

Trong các loại viêm da ở trẻ em do côn trùng cắn, nguy hiểm nhất là viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang (Paederus).

Viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn
Hình ảnh viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn

Dấu hiệu viêm da ở trẻ em do côn trùng cắn

Là một trong các loại viêm da ở trẻ gây tổn thương nặng nề và dễ dàng nhận biết với những triệu chứng dưới đây:

  • Ban đầu có thể chỉ là một hoặc vài đám da mẩn đỏ, sau đó xuất hiện vệt dài như vết cào xước.
  • Tiếp đến da hơi phù nề, kích thước vết cắn có thể ban đầu từ vài mm sau một lúc có thể tăng đến thành vài cm.
  • Các vết cắn sau vài giờ hoặc một ngày sẽ xuất hiện bọng nước, ở giữa có dát đỏ.
  • Một số trường hợp bị nhẹ thì chỉ thấy các dấu hiệu như ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm tấm kèm mụn nước, mụn mủ nhỏ.
  • Sau 3-5 ngày, tổn thương khô mà không thành phỏng nước, bọng mủ.
  • Trường hợp nặng hơn thì thương tổn rộng, bọng nước, bọng mủ nông lan rộng, có thể bị loét, hoại tử.
Hình ảnh kiến ba khoang cắn
Hình ảnh trẻ bị kiến ba khoang đốt

Cách chữa bệnh viêm da ở trẻ em do côn trùng cắn

Tùy thuộc theo giai đoạn bị tổn thương mà thuốc điều trị sẽ khác nhau.

  • Tại chỗ da bị côn trùng đốt, ngay sau khi bị đốt có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0.9% rửa 3-4 lần/ngày để làm sạch da và nước muối sinh lý có tác dụng trung hòa độc tố.
  • Sử dụng thuốc chống viêm, làm dịu da như hồ nước, hồ Tetra-Pred hoặc mỡ kháng sinh kết hợp corticoid để bôi 2-3 lần/ngày trong trường hợp da bị tổn thương đỏ, đau rát.
  • Sử dụng dung dịch màu milian, castellani hoặc nước thuốc tím pha loãng để bôi 1-2 lần/ngày  trong trường hợp trên da xuất hiện bọng nước, bọng mủ.
  • Ngoài ra có thể sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa, giảm kích ứng da.

Viêm da ở trẻ sơ sinh do côn trùng cắn có nguy hiểm không

  • Bệnh nếu được điều trị sớm sẽ tiến triển tốt, đỡ nhanh, tổn thương đóng vảy sau khoảng 4-6 ngày. Vết thương khô dần, bong vảy, để lại vết da sẫm màu và sẽ sáng màu dần theo thời gian.
  • Trong trường hợp nặng, có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng đường máu
  • Nếu bị dính vào mắt có thể gây phù nề, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực
  • Ngủ màn là một cách phòng bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn ở trẻ.
Buông màn trước khi đi ngủ để tránh côn trùng đốt
Buông màn trước khi đi ngủ để tránh côn trùng đốt

6. Viêm da dạng HERPES CỦA DUHRING-BROCQ

Viêm da dạng HERPES CỦA DUHRING-BROCQ được xếp vào nhóm bệnh da bọng nước. Là một trong các loại viêm da ở trẻ em do virus phổ biến nhất.

Nguyên nhân viêm da Herpes ở trẻ em

Là do yếu tố di truyền và hệ miễn dịch. Cụ thể:

  • Yếu tố di truyền: liên quan tới HLA-B8, HLA-DRW3 và HLA-DQw2.
  • Yếu tố miễn dịch:
    • Do sự lắng đọng của IgA ở đỉnh các nhú bì. Có 2 dạng lắng đọng chủ yếu là dạng hạt và dạng dài, trong đó dạng hạt chiếm tỉ lệ cao hơn từ 85-95%, dạng dài chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chỉ từ 5-15%.
    • Do bổ thể C3 lắng đọng thành hạt ở trên da.
    • Dị ứng do gluten: gluten là một loại protein có trong các loại ngũ cốc. Trong gluten có chứa gliadin – được cho là nguyên nhân gây nên bệnh.

Cơ chế tác động của gliadin là do tế bào biểu mô ruột có cơ quan thụ cảm phát hiện là receptor. receptor gắn với kháng nguyên gliadin tạo thành phức hợp receptor-gliadin. Phức hợp này kích thích tế bào lympho từ hạch lympho ở quanh ruột làm khởi động đáp ứng miễn dịch niêm mạc, do đó gây ra tình trạng viêm da.

Viêm da dạng herpes ở miệng trẻ
Viêm da dạng herpes ở miệng trẻ

Triệu chứng viêm da Herpes ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Trẻ sốt nhẹ hoặc không, mệt mỏi, sút cân không đáng kể.
  • Xuất hiện các nốt viêm da quanh miệng, triệu chứng ban đầu là ngứa, sau đó có thể là bỏng rát hoặc đau.
  • Trên da xuất hiện các ban đỏ, mụn nước, sẩn mề đay rồi tiến triển thành bọng nước.
  • Các bọng nước thường xuất hiện trên nền ban đỏ, xuất hiện đơn lẻ hoặc cụm lại với kích thước bằng hạt ngô, căng, tròn, bóng.
  • Bên trong bọng nước chứa dịch màu vàng. Không xuất hiện hoặc hiếm khi xuất hiện xuất huyết hay quầng đỏ xung quanh bọng nước.
  • Thời gian tồn tại của bọng nước thường là từ 5-7 ngày, sau đó chúng trở nên đục hơn nếu bội nhiễm rồi vỡ ra, khi khô sẽ đóng vảy tiết hoặc vảy mủ.
  • Vị trí tổn thương khác có thể là khuỷu tay, đầu gối, lưng, mông, đùi, sau đó là ở lưng và bụng với thương tổn có tính chất đối xứng.

Cách điều trị viêm da Herpes ở trẻ em

Điều trị bệnh là điều trị tại chỗ:

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn eosin 2%, hoặc xanh methylen để bôi vào vùng da bị viêm.
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem corticoid để bôi vào vùng da bị bệnh khi tổn thương đã khô.
hình ảnh viêm da herpes ở trẻ em
Trẻ nhỏ bị herpes vì những nụ hôn trìu mến của người lớn

Cách chăm sóc trẻ bị viêm da Herpes

  • Xây dựng chế độ ăn không có gluten (các loại ngũ cốc trừ lúa gạo, ngô).
  • Đặc biệt, kiêng ăn gluten khoảng 5 tháng trở đến sẽ giảm bệnh và có thể không cần dùng thuốc để điều trị bệnh cũng khỏi được.
  • Không sử dụng các loại thuốc có iod, hải sản, thuốc chống viêm không steroid trong quá trình điều trị bệnh.
  • Ngoài ra việc sử dụng thuốc có chứa corticoid với da trẻ nhỏ cũng cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ và dưỡng ẩm da hàng ngày với sản phẩm phù hợp như Kem EmBé.

*Lưu ý: Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm vì vậy mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh tại nhà cho trẻ mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh trường hợp tiền mất, tật mang hoặc xảy ra những biến chứng nguy hiểm do điều trị sai cách.

Trên đây là 6 loại bệnh viêm da thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Hy vọng với những chia sẻ này các bậc bố mẹ có thể hiểu hơn về các loại viêm da ở trẻ em, từ đó có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn khi bé có dấu hiệu viêm da.

HÌnh ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh do viêm da tiết bã

Những hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh khiến mẹ xót xa

Viêm da ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý về da liễu, có biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Những hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh dưới đây sẽ khiến nhiều mẹ xót xa nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bậc phụ huynh hãy cẩn trọng hơn với căn bệnh này!

Xem thêm:

1. Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh

1.1. Hình ảnh bé bị viêm da ở đầu

Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã có biểu hiện là "cứt trâu" ở đầu
Viêm da tiết bã có biểu hiện là “cứt trâu” ở đầu
Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

1.2. Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh trên mặt

Bệnh viêm da tiết bã trên mặt ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh do da tiết bã nhờn
Trẻ bị viêm da quanh miệng
Hình ảnh viêm da quanh miệng ở trẻ
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da ở trẻ
Hình ảnh viêm da ở trẻ

1.3. Hình ảnh viêm da toàn thân ở trẻ sơ sinh

Viêm da toàn thân ở trẻ nhỏ
Viêm da toàn thân ở trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa bị toàn thân ở trẻ
Viêm da cơ địa bị toàn thân ở trẻ
Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh

1.4 Hình ảnh bé bị nhiễm trùng da

Viêm da bội nhiễm ở cằm trẻ sơ sinh
Viêm da bội nhiễm ở cằm trẻ sơ sinh
Viêm da dẫn đến bội nhiễm ở trẻ
Viêm da dẫn đến bội nhiễm ở trẻ
Trẻ bị viêm da dẫn đến bội nhiễm
Trẻ bị viêm da dẫn đến bội nhiễm

2. Các dạng viêm da ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê của Bộ Y Tế, hiện nay có 5 loại viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mỗi loại có những biểu hiện đặc trưng riêng, mẹ có thể nhận biết khi quan sát bằng mắt thường.

2.1. Viêm da mủ

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là tình trạng da xuất hiện những triệu chứng như da tấy đỏ, mọc các nốt đỏ li ti như rôm sảy hoặc các nốt mụn nhỏ.

Sau vài ngày, các nốt mụn bắt đầu mưng mủ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc và ngủ không sâu giấc. Ở một số trẻ còn có biểu hiện sốt cao khiến nhiều bà mẹ lo lắng.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng quanh miệng hoặc ở những vùng có nếp gấp như rốn, kẽ bẹn, kẽ cổ, kẽ sau tai, kẽ mông…

Viêm da mủ vơi những nốt mủ trên mặt
Các nốt mụn có mủ trong, mọc thành cụm

2.2. Viêm da dầu

Viêm da dầu hay (còn được gọi là viêm da tiết bã hoặc chàm da mỡ) là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ em. Vị trí viêm da dầu thường xuất hiện ở mặt, đầu, ngực và vùng liên bả vai. Viêm da dầu ở vùng đầu của trẻ sơ sinh còn có tên gọi dân gian là “cứt trâu” với biểu hiện là những mảng vảy da dày, dính, nhờn, khó bong.

Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng viêm da dầu lan tỏa toàn thân khiến cho da đỏ, nhiều vảy tiết, vảy da vàng, dính, ẩm, nhờn. Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh do viêm da dầu thường xuất hiện những dát đỏ bong chóc khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy.

Viêm da tiết bã( viêm da đầu) toàn thân
Hình ảnh trẻ bị viêm da dầu toàn thân

2.3. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng, là chứng bệnh xuất hiện hầu hết ở các bé dưới 1 năm tuổi. Ban đầu trên da của trẻ bị ngứa, đỏ, sưng và nứt da. Sau đó, vùng da bị viêm dày lên, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước, gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh thường phát ở các vị trí má, trán, cằm. Nếu không được điều trị kịp thời các mụn nước vỡ ra tràn dịch khắp bề mặt và lây sang các vùng xung quanh.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

2.4. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một hiện tượng phát ban, xung huyết, dát, xuất hiện mụn nước và ngứa do cơ thể tiếp xúc với một chất lạ. Các nốt phát ban thường nổi lên ở những vùng da dễ tiếp xúc với chất kích thích như mặt, cổ, cánh tay, bàn tay, bàn chân… Với những trường hợp nặng, những nốt này có thể gây bọng nước và kết hợp thành từng mảng. Khi bọng nước vỡ sẽ xuất hiện việc đóng vảy.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh
Vùng da bị viêm sưng rát, có giới hạn rõ

2.5. Viêm da do côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn, trẻ thấy ngứa, rát bỏng tại chỗ. Sau 6-12 giờ sẽ xuất hiện các vết đỏ, kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4mm. Từ 1-3 ngày sau xuất hiện mụn nước trên nền da đỏ, lấm tấm bọng nước và bọng mủ. Lúc này, trẻ có cảm giác đau, kèm theo sốt, mệt mỏi, khó chịu, nổi hạch.

Vết viêm da do kiến ba khoang gây ra
Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh do kiến ba khoang cắn

3. Nguyên nhân gây viêm da ở trẻ sơ sinh

Những năm tháng đầu đời da của trẻ sơ sinh rất non nớt nên trẻ rất dễ mắc phải các bệnh về da. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này:

  • Nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh.
  • Cơ địa: Nếu cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì bé cũng có nhiều khả năng mắc phải bệnh lý này hơn.
  • Do gen di truyền, nếu cha hoặc mẹ bị viêm da thì bé có nguy cơ mắc phải bệnh lý này là rất cao. Những bé sinh đôi mà có bé còn lại bị viêm da thì có đến 85% trẻ có nguy cơ bị viêm da.
  • Vệ sinh không đúng cách có thể khiến vi khuẩn cư ngụ, xâm nhập gây viêm da.
  • Sử dụng các sản phẩm sữa tắm có độ kiềm cao khiến da của trẻ bị kích ứng, khô da, nứt da tạo “khe hở” cho vi khuẩn gây bệnh.
  • Yếu tố môi trường như khói bụi, hóa chất, lông thú…cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở trẻ sơ sinh.
  • Do sức đề kháng của trẻ còn yếu, cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện để có thể chống lại các yếu tố xâm nhập từ bên ngoài.
  • Trẻ dị ứng với một số loại thực phẩm.
  • Việc tắm quá lâu, tắm nước nóng hoặc lạnh quá cũng ảnh hưởng đến độ ẩm của làn da dẫn đến khô da.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột.
Ôi nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây viêm da
Ôi nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây viêm da

4. Cách xử lý viêm ra ở trẻ sơ sinh

Những hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh là minh chứng cho thấy viêm da khiến làn da của trẻ bị tổn thương, nứt nẻ, khó chịu, thậm chí trẻ còn quấy khóc liên tục do bị đau rát. Do đó, mẹ cần phải chú ý để điều trị kịp thời cho trẻ và tránh được những biến chứng nghiêm trọng.

Để làm được điều này, mẹ nên:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho da của trẻ
  • Dưỡng ẩm da với các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như Kem EmBé
  • Ngoài ra, cần tránh các tác nhân gây ra dị ứng ở trẻ.
  • Tránh trẻ gãi vào vết viêm da dễ gây bội nhiễm
  • Giảm ngứa cho trẻ bằng cách đánh lạc hướng trẻ với những trò chơi
  • Sau 2 ngày khi áp dụng các phương pháp chăm sóc mà bệnh không có tiến triển , mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sỹ để nhận được sự tư vấn và cách điều trị tốt nhất cho bé.

Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ có thể thực hiện những việc sau để giúp bé sớm khỏi bệnh:

4.1. Vệ sinh đúng cách

  • Việc tắm rửa và vệ sinh đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng để điều trị chứng viêm da ở trẻ sơ sinh.
  • Khi tắm cho trẻ, mẹ nên chọn loại xà phòng chuyên dụng, không gây kích ứng cho da.
  • Không để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu và lúc lau người cho trẻ nên sử dụng loại khăn mềm.
  • Sau khi tắm nên dùng kem dưỡng ẩm như Kem EmBé để duy trì độ ẩm của làn da, ngăn ngừa khô da, nứt da.
Giữ da bé luôn sạch sẽ để tránh vi khuẩn
Giữ da bé luôn sạch sẽ để tránh vi khuẩn

4.2. Để da thông thoáng

  • Mẹ nên chọn những bộ quần áo được làm từ vải cotton và tránh sử dụng các loại vải len hoặc vải cứng vì chúng có thể gây xước da hoặc gây kích ứng da.
  • Đừng mặc quá nhiều đồ cho trẻ, vì điều này sẽ làm trẻ bị nóng và tiết ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập khiến cho tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.
  • Đảm bảo giặt sạch vết bẩn và xà phòng còn dư trên quần áo. Phơi quần áo ở nơi khô thoáng, dưới ánh nắng

4.3. Loại bỏ nguyên nhân dị ứng

  • Đối với trường hợp viêm da dị ứng, mẹ hãy tìm hiểu kỹ nguyên gây ra tình trạng này ở trẻ là gì, và loại bỏ chúng ra khỏi chế độ sinh hoạt của trẻ.
  • Như thay đổi thực phẩm, sử dụng loại xà phòng khác, không đeo trang sức cho trẻ…
  • Nếu không phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sỹ để có có phương án xử lý
Thực phẩm là một trong số nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Thực phẩm là một trong số nguyên nhân gây viêm da dị ứng

4.4. Giảm ngứa cho trẻ

  • Vệ sinh sạch sẽ bàn tay của trẻ, không để móng tay trẻ dài.
  • Đánh lạc hướng sự tập trung chú ý của trẻ khi trẻ đang ngứa và gãi nhiều, như chơi trò chơi, xem TV,…
  • Đắp ẩm hoặc sử dụng băng ướt cho vùng da tổn thương.
  • Sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh theo kê đơn theo bác sỹ

4.5. Tái khám khi cần thiết

Trong quá trình điều trị cho trẻ, cha mẹ thấy tình trạng bệnh không tiến triển và có xu hướng nặng hơn thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra lại để có phác đồ điều trị tốt nhất.

Phụ huynh cần đưa tre đi tái khám nếu tình trạng viêm da không thuyên giảm
Phụ huynh cần đưa tre đi tái khám nếu tình trạng viêm da không thuyên giảm

Trên đây là một số hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Hy vọng khi xem những hình ảnh trên các bậc cha mẹ sẽ không chủ quan với căn bệnh này vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Tổng hợp triệu chứng viêm da ở trẻ em phân loại theo bệnh

Triệu chứng viêm da ở trẻ em có nhiều dạng biểu hiện, tuỳ vào bệnh khác nhau mà có những dấu hiệu khác nhau. Sau đây là tổng hợp các dấu hiệu viêm da ở trẻ em theo bệnh, mẹ không thể bỏ qua.

Xem thêm:

1. Triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa (chàm da, chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng. Bệnh có thể xảy ra do di truyền (bố hoặc mẹ từng bị bệnh thì bé cũng bị), do cơ địa của trẻ hoặc do sự thay đổi của thời tiết.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ thông thường bao gồm:

  • Bé bị ngứa, vùng da ngứa xuất hiện các mảng đỏ và khô nẻ hơn so với các vị trí khác.
  • Các bọc nước bị vỡ gây ra các tổn thương hở sau đó đóng vảy.
  • Vùng da tổn thương có màu đậm hơn sau khi lành
  • Vị trí xuất hiện thường ở vùng mặt, da đầu, cánh tay và chân. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể lan rộng toàn thân.
viêm da cơ địa ở trẻ em
Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

2. Triệu chứng bệnh viêm da ở trẻ em do tiếp xúc dị ứng

Viêm da dị ứng xảy ra khi bề mặt da tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (côn trùng, lông động vật, hóa chất tẩy rửa…). Trẻ bị viêm da dị ứng có các triệu chứng sau:

  • Ngứa: Toàn bộ vùng da tiếp xúc với nguyên nhân có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm trẻ gãi và gây sứt xát vùng da đó.
  • Da bị khô, đỏ hoặc phồng rộp ngứa và hơi khó chịu.
  • Triệu chứng ngứa và rát da kéo dài liên tục trong 24 – 36 tiếng sau đó xuất hiện các nốt rộp. Khi nốt rộp bị vỡ sẽ chảy nước sau đó da đóng vảy và sưng.

Khi phát hiện các dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ không nên gãi vùng dị ứng để tránh bị nhiễm trùng.

Viêm da ở trẻ em do dị ứng
Trẻ em bị viêm dạ dị ứng

3. Triệu chứng viêm da ở trẻ em có mủ

Viêm da có mủ ở trẻ em xảy ra khi các tạp khuẩn trên da tăng sinh, tăng độc tố cùng với các điều kiện như vệ sinh kém, sức đề kháng yếu, da bị trầy xước… khiến vi khuẩn xâm nhập vào da gây tổn thương, viêm nhiễm.

Khi trẻ bị viêm da có mủ, mẹ sẽ gặp các triệu chứng viêm da điển hình như sau:

  • Da tấy đỏ, có mụn nhọt, rôm sảy. Sau đó vài ngày các nốt mụn mưng mủ. Khi mụn vỡ ra, đóng vảy vàng hoặc nâu đen.
  • Trẻ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy, liên tục dùng tay gãi vào vết mụn. Đôi khi trẻ còn bị sốt cao, quấy khóc đêm, khó ngủ, bỏ bú bỏ ăn.
  • Ngoài da trẻ còn bị chốc lây, chốc loét, hăm kẽ, chốc mép, viêm quầng…
triệu chứng viêm da mủ ở trẻ nhỏ
Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ nhỏ

4. Triệu chứng bệnh viêm da dầu (viêm da tiết bã)

Hiện tượng viêm da ở trẻ sơ sinh do tiết bã hay (dân gian còn gọi là “cứt trâu”) chính là tình trạng viêm da tạm thời và thường biến mất hoàn toàn sau khi trẻ được 3 tuổi. Đây là một trong những dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến.

Khi bị viêm da tiết bã, mẹ sẽ gặp các triệu chứng viêm da đầu ở trẻ em không điển hình như:

  • Mảng da vùng bị viêm thường dày, khô và có vẩy hơi vàng
  • Vị trí: Thường xuất hiện trên da đầu hoặc thỉnh thoảng có ở mí mắt, tai, mũi.

Do nhiều nguyên nhân, bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài đến khi bé hơn 3 tuổi. Lúc này, các triệu chứng mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:

  • Da đầu bị đóng vảy màu trắng, dễ tróc thành gàu. Da tiết nhiều dầu khiến gàu bị dính chặt.
  • Da đầu đỏ nhẹ, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và có thể xuất hiện tổn thương nếu gãi nhiều.
  • Rụng tóc
Viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ
Triệu chứng viêm da tiết bã thể nặng ở trẻ nhỏ

5. Triệu chứng bệnh viêm da ở trẻ em do công trùng cắn

Viêm da do côn trùng cắn thường do kiến ba khoang gây ra. Các biểu hiện viêm da ở trẻ em do côn trùng cắn thường có những đặc điểm sau:

  • Vùng da tổn thương, bị viêm, khiến trẻ cảm thấy bỏng rát tại chỗ
  • Vết viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như cổ, tay, chân, gáy, tai… là nơi mà các loại côn trùng dễ tiếp cận bé
  • Tổn thương xuất hiện dát đỏ, thành vệt, đám theo chiều tay quệt
  • Xuất hiện mụn nước, mụn mủ li ti ở vùng bị viêm
Viêm da do côn trùng cắn
Triệu chứng viêm da ở trẻ em do côn trùng cắn

6. Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

6.1. Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Ưu điểm của bài thuốc dân gian là an toàn, dễ thực hiện, không tốn chi phí. Tuy nhiên, những cách này thường chưa có nghiên cứu khoa học chính xác nên chỉ được khuyến khích áp dụng trong các trường hợp triệu chứng viêm da ở trẻ có mức độ nhẹ. Mẹ có thể tham khảo một số cách như là:

Lá trầu không trị viêm da cơ địa ở trẻ em

  • Công dụng: Theo y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, tính ấm cho tác dụng sát trùng, kháng khuẩn…
  • Cách sử dụng:
    • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không rồi vò nát.
    • Bước 2: Làm sạch vùng da bị viêm rồi đắp lá trầu không đã nát lên.
  • Áp dụng liên tục 2-3 lần/ ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Lá trầu
Lá trầu giúp giảm viêm da ở trẻ nhỏ

Lá khế chữa viêm da

  • Công dụng: Lá khế có tính mát, có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng và săn se các vết tổn thương hở. Do vậy, lá khế được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa lựa chọn khi con có vấn đề về da.
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Rửa sạch một năm lá khế tươi
    • Bước 2: Vò nát lá khế để tinh chất thoát ra ngoài .
    • Bước 3: Cho lá khế đun sôi với nước sạch rồi thêm một chút muối hạt để tăng tác dụng.
    • Khi nước nguội bớt thì mẹ có thể dùng để làm sạch vùng da bị viêm cho con.
  • Thực hiện trong 1 tuần là có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
lá khế
Tắm lá khế giúp điều trị viêm da ở trẻ

6.2. Điều trị bằng kem bôi

Khi trẻ bị viêm da, mẹ nên lựa chọn các loại kem bôi có nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo an toàn, dịu nhẹ, làm giảm những triệu chứng viêm da ở trẻ em nhanh chóng. Nên chọn kem bôi có chứa:

  • Nano curcumin: Chiết xuất tối ưu từ củ nghệ giúp tái tạo da nhanh hơn và phục hồi tổn thương do viêm da gây ra. Nano Curcumin nên kết hợp cùng tinh chất Cúc la mã để làm dịu cảm giác ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ giúp bé giảm bớt khó chịu.
  • Kẽm Oxyd: Là hoạt chất quan trọng có tác dụng giữ cho da luôn mềm mịn, làm săn da và kháng khuẩn. Kẽm oxyd giúp tạo lớp màng bảo vệ da và ngăn chặn vùng da tổn thương bị nhiễm khuẩn.
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E: Bộ ba hoạt chất này có tác dụng tái tạo da tổn thương tốt hơn đồng thời duy trì độ ẩm cho da.
  • Lanolin, tinh dầu hạnh nhân: Làm mềm da bé một cách tự nhiên mà không gây nhờn, bí, tắc lỗ chân lông.

Một số sản phẩm như Kem EmBé có chứa các thành phần trên và đặc biệt không có corticoid và không paraben. Chất Kem EmBé mát lành giúp bé giảm bớt khó chịu, ngăn ngừa và điều trị viêm da hiệu quả, không để lại thâm sẹo.

Kem EmBé làm giảm những triệu chứng viêm da ở trẻ em
Kem EmBé làm giảm những triệu chứng viêm da ở trẻ em hiệu quả

Hy phọng bài viết đã cung cấp tới các bạn những kiến thức bổ ích để nhận ra các triệu chứng viêm da ở trẻ em hiệu quả, có căn cứ và bằng chứng chẩn đoán chính xác. Hãy để lại số điện thoại để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn về bệnh nhé.